JustaTee tên thật là Nguyễn Thanh Tuấn, anh được biết đến là ‘người đi đầu xu hướng’ trong dòng nhạc Rap R&B, là một trong những rapper rất thành công và được đông đảo khán giả trong thị trường âm nhạc Việt Nam biết đến và yêu mến.
Chuyện tình yêu của JustaTee và vợ Trâm Anh cũng là điều khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cả 2 lập gia đình vào năm 2018 và hạ sinh con gái đầu lòng – Cici vào tháng 10 cùng năm. Sau khi có Cici, gia đình JustaTee càng thêm nhiều người yêu mến vì cô bé được ví như ‘vựa muối’ siêu nhiều biểu cảm tấu hài thú vị.
JustaTee tự nhận anh là một người đã có lúc muốn nuôi dạy con theo ý của mình, tuy nhiên sau một thời gian theo dõi con và suy nghĩ, Justatee chọn cách làm bố một cách hiện đại. Anh cho các con tự do phát triển có sở thích và cá tính riêng, bố mẹ sẽ hướng dẫn và định hướng con để các con phát triển tốt nhất.
Cici là chị lớn trong nhà, theo chia sẻ của gia đình, cô bé đôi lúc cũng hay tị nạnh vì em được mẹ chăm sóc, nhưng rất thích phụ bố mẹ chơi và chăm em nhỏ, thường xuyên thể hiện tình cảm với Mino.
Tham gia chương trình, JustaTee chia sẻ anh mong muốn mình sẽ biết lắng nghe và hiểu các con hơn, đặc biệt là CiCi, bình thường rất sợ và có khoảng cách với bố.
JustaTee hy vọng thông qua 48 giờ vắng vợ anh sẽ đủ kiên nhẫn, chọn đúng cách để hiểu các con, rút ngắn khoảng cách giữa anh và 2 con. Đồng thời ông bố trẻ cũng mong rằng qua chương trình anh sẽ được hiểu hơn về những điều tưởng như nhỏ nhưng vô cùng quan trọng mà vợ hàng ngày làm cho các con. The Return of Superman (Mẹ vắng nhà Ba là siêu nhân)chính thức lên sóng vào tháng 4/2022.
Đ.N
Khắc Việt trải qua thử thách tự mình chăm sóc cặp con song sinh khi lần đầu tham gia show thực tế.
" alt=""/>JustaTee trổ tài chăm 2 con cực khéoTrong diễn biến mới đây nhất, "khổ chủ" đã quyết định khởi kiện Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) lên Toà án Nhân dân TP. Hà Nội vì gần 4 tháng qua, không giải quyết cấp lại giấy đăng ký cho chiếc xe.
Một số chuyên gia pháp luật cũng bày tỏ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Cần đảm bảo cho chủ xe thực hiện quyền tài sản của mình
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, người bị hại có quyền nhận lại tài sản của mình theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và được quản lý, sử dụng tài sản một cách hợp pháp.
Theo quy định, xe ô tô là tài sản phải được đăng ký quyền sở hữu, bởi vậy chủ phương tiện có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký, đăng kiểm chất lượng để đảm bảo đủ điều kiện để tham gia giao thông.
Luật sư Cường cho rằng, trong vụ việc của anh Lê Minh Hoàng, cơ quan chức năng cần phải xem xét, tạo điều kiện cho chủ phương tiện thực hiện quyền sở hữu của mình sau khi vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã được Toà án Nhân dân TP. Hà Nội giải quyết, làm rõ và xác định anh Hoàng là người bị hại.
Cũng theo vị luật sư này, trong mọi trường hợp, phán quyết của toà án có giá trị pháp lý cao nhất, có thể cao hơn cả các quyết định hành chính. Về nguyên tắc, toà án có quyền sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các quyết định hành chính.
Chính vì vậy, với bản án có hiệu lực của pháp luật thì các cơ quan quản lý nhà nước phải lấy làm căn cứ để thực hiện. Cụ thể với trường hợp này là thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm và đảm bảo quyền sở hữu của chủ xe theo quy định pháp luật.
"Khi chủ xe đã xuất trình đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng tài sản của mình, từ các giấy tờ đăng kiểm đăng ký trước đây, giấy tờ nhân thân và đặc biệt là cung cấp bản án có hiệu lực mà cơ quan chức năng vẫn từ chối đăng ký, đăng kiểm thì chủ xe có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật", luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.
CSGT vận dụng quy định cứng nhắc, đẩy sự việc đi quá xa?
Cùng quan điểm như trên, luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, việc chủ xe là anh Lê Minh Hoàng gửi đơn kiện lên Toà án Nhân dân TP. Hà Nội về việc cơ quan chức năng không giải quyết cho anh thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình là hoàn toàn có cơ sở.
"Quyết định của Toà án Nhân dân TP. Hà Nội ngày 24/11/2022 đã nêu rõ "trả lại cho anh Lê Minh Hoàng chiếc xe ô tô được mô tả chi tiết, cụ thể trong Biên bản về bàn giao nhân vật chứng, tài sản ngày 08/9/2022 tại khu vật chứng Cục Thi hành án dân sự, thành phố Hà Nội. Trong biên bản bàn giao có nêu rõ đặc điểm, số khung số máy của chiếc xe, đây chính là cơ sở để cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm công nhận quyền sở hữu tài sản đối với bị hại", luật sư Kiên nói với PV VietNamNet.
Phân tích sâu hơn về trường hợp Phòng CSGT Hà Nội từ chối cấp lại đăng ký chiếc Mazda3, luật sư Lê Văn Kiên cho rằng, Thông báo số 320/TB-CSGT-ĐKX của Phòng CSGT - Công an TP. Hà Nội trả lời anh Lê Minh Hoàng về việc giải quyết hồ sơ cho chiếc xe Mazda3 chỉ căn cứ vào khoản 1, Điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA với nội dung "xe bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung thì không giải quyết đăng ký" là cứng nhắc.
Trong khi đó, phía cơ sở đăng ký xe của Phòng CSGT hoàn toàn có thể vận dụng theo khoản 5, Điều 18 (thuộc Mục E - hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể) của Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Cụ thể, khoản 5 nêu rõ: "Xe có quyết định tịch thu hoặc có quyết định xử lý vật chứng ghi có số máy, số khung, nhưng quá trình bảo quản xe lâu ngày dẫn đến số máy hoặc số khung bị ăn mòn, bị mờ, hoen gỉ hoặc cơ quan giám định kết luận số máy, số khung bị đục, bị tẩy xóahoặc không xác định được số khung, số máy nguyên thủythì cho đóng lại số theo số của biển số xe".
Với trường hợp của anh Hoàng, phán quyết của toà án cũng như giám định của Viện Khoa học hình sự đối với chiếc Mazda3 BKS 30G-027.73 có ghi "số khung, số máy được đóng trên miếng kim loại khác hàn ghép vào xe, không xác định được số khung, số máy nguyên thuỷ theo xe".
"Trong trường hợp này, thay vì áp dụng khoản 1 theo trả lời của Phòng CSGT thì phải áp dụng theo khoản 5, Điều 18 Thông tư 58 mới là đúng đối tượng. Như vậy, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục đóng lại số để đăng ký lại, đảm bảo quyền lợi cho chủ xe mà không sợ bị làm sai", luật sư Kiên bày tỏ quan điểm.
Trước đó, chiều 20/7, trả lời VietNamNet, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ Đội Đăng ký, Quản lý phương tiện giao thông cơ sở đăng ký số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) tiếp tục khẳng định, việc từ chối cấp lại đăng ký cho ô tô Mazda3 biển kiểm soát 30G-027.73 (BKS cũ là 30E-401.45) của anh Lê Minh Hoàng là đúng quy định của pháp luật.
"Chúng tôi đã nhiều lần trả lời anh Hoàng và có thông báo bằng văn bản (Thông báo số 320 ngày 7/7/2023) đến chủ xe này về việc không thể giải quyết đối với trường hợp của anh do vướng quy định tại khoản 1, Điều 18 Thông tư 58. Tuy vậy, chúng tôi cũng đã gửi công văn lên Cục CSGT đề nghị hướng dẫn giải quyết riêng đối với trường hợp hy hữu này", đại diện này của Phòng CSGT nói.
(Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc)
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà.
![]() |
Ông Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến. |
Vật quý vua ban trong yến tiệc
Khu nhà cụ Nguyễn Khuyến được dựng theo lối kiến trúc: Ngoài là nhà đại tế, trong là hậu cung.
Nhà đại tế gồm 7 gian, xây gạch, lợp ngói và có 4 hàng cột. Hậu cung được làm bằng gỗ, theo kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó vẫn lưu giữ hòm sách và ống quyển (ống dùng để chứa giấy thi và bài thi của thí sinh xưa) từ ngày cụ Nguyễn Khuyến còn dùi mài kinh sử.
Con lạch nhỏ trước cửa nhà cụ Nguyễn Khuyến. |
Ông Tùng cho biết, cụ Nguyễn Khuyến giỏi về địa lý - phong thủy nên tính toán cho đào 1 cái ao và 1 con lạch cạnh nhau. Cụ mệnh Hỏa, trấn trạch 2 thủy 1 hỏa để cân bằng âm dương.
Quanh nhà đại tế có 3 cây nhãn cổ thụ quanh năm xanh tốt. Ba cây nhãn này được trồng hơn 100 năm, là giống nhãn tiến vua, do con trai cụ Nguyễn Khuyến tự tay trồng.
Theo câu chuyện mà ông Tùng được các cụ trong dòng họ kể lại, sinh nhật vua Tự Đức (1829 - 1883), cụ Nguyễn Khuyến vào kinh thành mừng thọ vua.
Thời điểm này, cụ Nguyễn Khuyến đã cao tuổi nên con trai là Nguyễn Hoan đi cùng chăm sóc.
Trong yến tiệc mừng thọ vua Tự Đức, cụ Nguyễn Khuyến được vua ban cho một chùm nhãn. Nhãn tiến vua nên có hương vị thơm ngon. Con trai cụ Nguyễn Khuyến xin 3 hạt về ươm trồng.
Hai cây nhãn do con trai cụ Nguyễn Khuyến trồng. |
Trải qua nhiều năm, cây nhãn trở thành cổ thụ, vẫn được con cháu cụ chăm bón cẩn thận.
Ông Tùng cho biết, việc trồng cây nhãn trước cửa khu từ đường còn có ý nghĩa sâu xa. Nhãn trong từ Bảng Nhãn - một danh hiệu của học vị Tiến sĩ trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến.
Con trai cụ Nguyễn Khuyến trồng cây nhãn, muốn nhắn nhủ thế hệ sau tiếp bước việc học hành của dòng họ, cố gắng đỗ đạt cao.
Bên cạnh cây nhãn, nhà từ đường Nguyễn Khuyến còn có khu vườn được cụ gọi là “Vườn Bùi”. Trong vườn, ngoài cây ăn quả như: Na, vú sữa, bưởi và các loại hoa thơm, cụ Nguyễn Khuyến cho trồng cây vối, lấy lá hãm nước uống.
“Quê gốc dòng họ tôi ở Can Lộc (Hà Tĩnh), tổ tiên di cư ra Yên Đổ (nay là xã Trung Lương), đến đời cụ Nguyễn Khuyến được hơn 100 năm. Trong Hà Tĩnh gọi cây vối là cây bùi. Đây là cách để cụ dạy con cháu tưởng nhớ về quê hương, bản quán của mình”, ông Tùng phân tích.
![]() |
Một góc vườn xanh mát nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ. |
Cổ vật của người đàn ông sắp qua đời
Ông Tùng kể, những năm tản cư, con cháu cụ Nguyễn Khuyến đi khắp nơi. Từ đường không có ai trông coi. Đồ đạc trong nhà cũng mất mát nhiều.
Ông nhớ như in lần có người đến đưa lại đôi rồng nạm ngọc và chiếc lư hương cho dòng họ mình. Mọi người ngạc nhiên, không biết chuyện gì xảy ra. Đến khi nghe người này kể đầu đuôi sự tình, câu chuyện mới dần được hé mở.
Vào thập niên 1950 của thế kỷ trước, do hoàn cảnh thiếu thốn, lợi dụng lúc mọi người trong nhà cụ Nguyễn Khuyến đi vắng, một người đã lẻn vào, ăn trộm đôi rồng bằng đá nạm ngọc và chiếc lư hương bán đi, lấy tiền mua gạo nuôi con.
Hai cổ vật bị bán qua tay nhiều người. Đến người cuối cùng, họ tìm hiểu và được biết là vật cổ ở từ đường cụ Nguyễn Khuyến. Trước khi lâm chung, người này dặn con cháu mang về giao lại cho gia đình cụ.
![]() |
Hậu cung thờ di ảnh nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng nhiều kỷ vật có giá trị. |
Cụ Nguyễn Khuyến cuối đời từ quan về quê dạy học. Học trò của cụ nhiều, đi khắp nơi lập nghiệp.
Một lần, có ông lão 80 tuổi cùng đoàn khách du lịch đến tham quan khu từ đường. Khi vào nhà thờ, ông lão thắp hương, kính cẩn thưa: “Con lạy thầy”.
Ông Tùng thấy lạ, vì cụ Nguyễn Khuyến đã qua đời từ lâu. Mặc dù ông lão tuổi đã cao nhưng tính tuổi tác, không thể là học trò của cụ Nguyễn Khuyến.
Khi ông Tùng hỏi chuyện, người này mới kể, dòng họ ông xưa kia có người là học trò của cụ Nguyễn Khuyến nên con cháu vẫn tôn kính gọi cụ 1 tiếng “thầy”.
"Cách giáo dục học trò của cụ vẫn còn nguyên vẹn giá trị cho đến nay. Điều đó hiện rõ ở ngay cổng vào với ba chữ Nho “Môn Tử Môn” trên phần mái cổng.
Ba dòng chữ này có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò. Trước khi vào nhà thầy cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải đúng lễ nghĩa, xuống ngựa, xuống xe đi bộ vào viếng thầy", ông Tùng nói.
Hơn 100 năm trôi qua, kể từ ngày cụ Nguyễn Khuyến tạ thế. Những gì cụ để lại cho hậu thế đã trở thành di sản văn hóa.
"Ngôi nhà không chỉ là nơi cụ tôi sống những năm tháng tuổi già, đó còn là tư liệu tuyệt vời cho hàng trăm tác phẩm thơ, văn bất hủ. Khu từ đường còn có ý nghĩa về văn hóa tâm linh. Mỗi mùa thi, sĩ tử tìm đến dâng hương rất đông, cầu mong cho một kỳ thi suôn sẻ", ông Tùng nói.
Trong nhà cổ ở làng Vị Hạ (Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam) của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá.
" alt=""/>Chuyện lạ trong ngôi nhà gỗ hơn 100 năm của cụ Nguyễn Khuyến