Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2 trước thông quan, chuyển đổi 91% nhóm sản phẩm hàng hóa sang hậu kiểm.
“Bộ rất nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm, vừa qua Bộ đã chủ trì cùng 12 Bộ tổ chức hội thảo 3 ngày tại Vĩnh Phúc, qua đó cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiển kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.
Theo Tổ trưởng Mai Tiến Dũng, cải cách kiểm tra chuyên ngành là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, bởi hiện nay hoạt động này đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tính trung bình một năm các doanh nghiệp phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chất lượng, một mặt hàng chỉ giao 1 đầu mối quản lý.
“Ví dụ một dây chuyền sản xuất ô tô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi lắp ráp xong ở nhà máy thì Bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Rồi với cần cẩu thì phần dưới thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, phần trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Như vậy không ổn, Chính phủ, các Bộ đã thống nhất chỉ giao 1 đầu mối kiểm tra”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm nêu rõ.
Cùng đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa. Điều này rất quan trọng để việc kiểm tra hàng hóa có căn cứ.
" alt=""/>Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Điện thoại iPhone 8 có cần kiểm tra không?Trao đổi với ICTnews vào sáng 23/10/2017, ông Lê Sỹ Minh, Giám đốc Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cho hay, trong sáng nay Sở TT&TT Thừa Thiên Huế đang dự thảo, xem xét để ban hành quyết định rút lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện mà Sở đã ban hành trước đó. Sau đó, Sở TT&TT Thừa Thiên Huế sẽ gửi quyết định này sang cho Sở Y tế, còn việc rút lại quyết định xử lý kỷ luật bác sĩ Truyện thuộc thẩm quyền của Sở Y Tế.
Ông Lê Sỹ Minh cũng cho biết thêm, lý do để Sở TT&TT Thừa Thiên Huế rút lại quyết định xử phạt bác sĩ Truyện là: “Có, nhưng chưa đủ căn cứ để quy kết bác sĩ Truyện xúc phạm nhân phẩm, danh dự Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Trước đó, cộng đồng mạng và báo chí đã đăng tải thông tin bác sĩ Hoàng Công Truyện, đang làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền đã bị Sở TT&TT Thừa Thiên Huế xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng vì đã có bài đăng trên Facebook đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cũng đã kỷ luật khiển trách bác sĩ Truyện vì bài đăng này.
Sáng ngày 20/10, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở TT&TT TT-Huế kiểm tra thông tin bác sĩ "nói xấu" Bộ trưởng Y tế, nếu như bác sĩ Truyện chỉ nói những gì đã được báo chí đăng tải thì rút quyết định phạt và xin lỗi ngay.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, những gì bác sĩ Hoàng Công Truyện nói chưa đủ căn cứ quy kết xúc phạm nhân phẩm, danh dự. "Cần xử lý nghiêm hành vi bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không để ai bị phạt oan", Bộ trưởng yêu cầu.
Bác sĩ Hoàng Công Truyện được cho là đã bôi nhọ Bộ trưởng Y tế trên Facebook khi viết hôm 14/7 rằng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không về cơ sở nên không biết nỗi khổ của y, bác sĩ tuyến dưới, yếu kém trong công tác tham mưu và vấn đề an ninh bệnh viện... và khuyên Bộ trưởng nên nghỉ.
" alt=""/>Sở TT&TT Thừa Thiên Huế sẽ rút quyết định phạt bác sĩ nói xấu Bộ trưởng Tiến