Định hướng trung hạn và dài hạn của viện là đẩy mạnh và “nhúng sâu" trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, nâng cao năng lực và thông minh hóa trong học máy... Viện sẽ có 6 phòng thí nghiệm, bao gồm: Học máy, Công nghệ bán dẫn thông minh, Khoa học sự sống thông minh, Môi trường thông minh, Hệ thống thông minh và Giáo dục thông minh.
Viện đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thành lập ít nhất một nhóm nghiên cứu mạnh và là một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo dẫn đầu Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, đây là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên trong cả nước tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên ngành. Bộ GD-ĐT kỳ vọng viện sẽ tạo nên những nghiên cứu đột phá, có giá trị ứng dụng thực tiễn.
Như vậy tính đến hiện tại, ĐH Bách khoa Hà Nội có 6 trường, 6 viện nghiên cứu và 4 khoa quản ngành, 3 khoa đại cương.
Hai dự án sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thực hiện nghi thức xác thực điện tử để chính thức vận hành 2 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc công bố chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân đi vào hoạt động là điểm nhấn quan trọng, là một bước tiến trong tiến trình đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là sự kiện quan trọng góp phần khẳng định những nỗ lực trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Thủ tướng cho rằng, đây là một dự án đầu tư công quy mô lớn, khó khăn, phức tạp, tiến hành và đưa vào sử dụng hiệu quả trong thời gian ngắn, để lại bài học quý về khắc phục những hạn chế trong đầu tư công, tránh dàn trải, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, dành nguồn lực cho những nhiệm vụ xứng đáng nhất trong lúc đất nước còn khó khăn. Cùng với đó là việc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao, nỗ lực lớn. Thủ tướng cũng nhắc tới sự vào cuộc, hưởng ứng của người dân cho thấy hai dự án hợp lòng dân “nhiều người dân xếp hàng, thức đêm để làm căn cước công dân”.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc công bố chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân là một bước tiến trong tiến trình đổi mới quản trị quốc gia. (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương; sự tham gia, phối hợp tích cực của các bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia hiệu quả của những doanh nghiệp CNTT vào các dự án, góp phần xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Việt Nam.
Tiết kiệm 1.000 tỷ đồng, triển khai thần tốc cho 2 dự án
Theo báo cáo của Bộ Công an, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án (tháng 3/2020 với dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tháng 9/2020 với dự án thẻ căn cước), Bộ Công an đã xác định đây là một “chiến dịch”, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn lực lượng, 2 dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đồng thời, đây cũng là 2 dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta, phạm vi triển khai rộng từ các cơ quan Trung ương đến 63 tỉnh, thành phố; hơn 700 quận, huyện, thị xã, thành phố và gần 11.000 xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Trong khi đó, việc thực hiện trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đặt ra nhiều thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và hành động quyết liệt, sáng tạo mới có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, sau khi Thủ tướng phê duyệt 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, Bộ Công an đã điều động, tăng cường gần 200.000 cảnh sát để thu thập, cập nhật thông tin dân cư trên toàn quốc.
Sau hơn 1 năm triển khai, Bộ Công an xây dựng thành công 2 dự án trên. Đây là 2 dự án độc lập, nhưng Bộ đã chỉ đạo lồng ghép tối đa để đồng bộ tránh lãng phí, giảm được mức dự toán so với ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng.
Bộ Công an đã chỉ đạo các nhà thầu chính của dự án triển khai thiết kế kỹ thuật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Các hệ thống sẵn sàng tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng liên thông quốc tế, đồng thời có tính bảo mật cao.
Về thu thập cơ sở dữ liệu dân cư, Bộ Công an đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu, cấp mã số định danh cho công dân trên toàn quốc vào ngày 18/6.
Đến nay, Bộ Công an đã thử nghiệm kết nối tích hợp dịch vụ chia sẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và kết nối dữ liệu với 33/63 UBND tỉnh, thành phố. Qua đó, giúp xác thực thông tin công dân, giải quyết 236 thủ tục hành chính, đáp ứng các yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử.
Đối với dự án sản xuất và cấp căn cước công dân gắn chip, Bộ Công an cho biết tính đến ngày 15/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thu nhận gần 54 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân. Dự kiến việc in và trả toàn bộ thẻ căn cước sẽ hoàn thành từ nay đến hết tháng 9.
"Việc hoàn thành xây dựng hai dự án đang và sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, sẽ tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân", Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Ngọc, việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương còn khó khăn, nhiều hệ thống kỹ thuật của các bộ, ngành, địa phương được đầu tư thiếu đồng bộ, còn nhiều lỗ hổng về bảo mật. Việc in và trả thẻ căn cước công dân chậm do nguyên nhân khách quan từ thiếu nguồn cung vật liệu, chíp điện tử do tác động của đại dịch Covid-19.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo toàn diện để hoàn thiện, duy trì và phát huy giá trị của hai dự án và thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin dân cư, bảo đảm an toàn thông tin. Triển khai kết nối với các bộ, ngành, địa phương và thực hiện cấp đủ căn cước công dân. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định sẽ thực hiện có hiệu quả Luật cư trú sửa đổi, chuyển đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân.
Tại sự kiện, ông Huỳnh Quang Liêm, quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, cho biết, với dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” như tiêu chí mà Bộ Công an đặt ra, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội có dữ liệu gốc làm nền móng triển khai các ứng dụng chuyên ngành thiết thực và phát triển những dữ liệu quan trọng khác trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nền tảng quan trọng, là điều kiện tối cần thiết để hình thành định danh số cho mỗi công dân Việt Nam trên môi trường số. Đồng thời, giúp kích thích, vận dụng được năng lực số không bị giới hạn về thời gian và địa giới hành chính trong các giao dịch giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và giữa người dân, doanh nghiệp với nhau. Đó chính là động lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
TK (Tổng hợp)
Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về dân cư) đã chính thức được Bộ Công an khai trương vào ngày 25/2/2021.
" alt=""/>Bộ Công an công bố vận hành 2 hệ thống cơ sở dữ liệu của công dân![]() | ![]() | ![]() |
Sau một tháng đăng quang, Kỳ Duyên cho biết cô tập trung chuẩn bị cho kỳ thi quốc tế nên ít cập nhật mạng xã hội. Hiện cô đã thực hiện sứ mệnh xây dựng 10 ngôi trường và một dự án cùng top 5 chưa được tiết lộ.
Kỳ Duyên từng dằn vặt về quá khứ khi đăng ký tham gia Miss Universe Vietnam 2024. Chiến thắng và sự công nhận của khán giả giúp cô có niềm tin và tha thứ cho bản thân. Cô mong muốn mang hành trình 10 năm từ khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam thành bài học truyền cảm hứng tại đấu trường quốc tế.
Kỳ Duyên đặc biệt quan tâm đến vấn đề bạo lực tinh thần và muốn dùng tiếng nói của mình để giúp cộng đồng, mong rằng những người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần không phải mất 10 năm để vượt qua như cô.
Kỳ Duyên và ê-kíp đã hoàn thành một cuốn tự truyện dưới dạng sách ảnh mini, ghi lại hành trình trưởng thành trong 10 năm, cùng những khó khăn và cách cô vượt qua. Tác phẩm bắt đầu bằng bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ngủ không đẹp của Kỳ Duyên vào ngày 18/6/2015, sự việc mà cô cho là khởi nguồn của những ồn ào sau này. Cô hy vọng tự truyện sẽ giúp khán giả hiểu hơn về mình.
Cuốn sách được viết song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) để Kỳ Duyên mang đến Miss Universe 2024, giúp ban giám khảo hiểu hơn về cô trong vòng phỏng vấn kín. Tác phẩm đã được đăng tải trên trang web hoahaukyduyen.vn và sẽ sớm phát hành rộng rãi.
Tại cuộc thi, Kỳ Duyên sẽ giới thiệu dự án Kỳ Duyên Fit, nhằm tôn vinh sự kỷ luật, mang tinh thần biến các khó khăn thành thói quen và giúp khán giả rèn luyện vóc dáng đẹp. Series Road to Miss Universe 2024đã hoàn tất quay hình và sẽ phát sóng trước khi cô lên đường. Các trang phục mang đến cuộc thi được thiết kế đảm bảo ba yếu tố: đậm nét Việt Nam, thể hiện thông điệp cá nhân và thời trang.
Sau cuộc thi, cô dự định tổ chức giải marathon Forgive Yourself & Never Give Upvà xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người trẻ.
Nhận về các ý kiến trái chiều, Kỳ Duyên cho biết đã hiểu rõ tiêu chí Miss Universe: hiểu rõ bản thân, tự tin về những gì mình sở hữu. Cô tin rằng 90% thành công đến từ việc không bị ảnh hưởng bởi những hình mẫu người khác áp đặt.
Kỳ Duyên mong muốn trở thành phiên bản tốt nhất của mình, giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Việt mạnh mẽ và kiên cường đến ban giám khảo cùng 129 thí sinh Miss Universe 2024. Từ nhỏ, cô được gia đình giáo dục để tự hào về hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường, đảm đang, có thể vượt qua mọi nghịch cảnh. Cô ví mình như "xe tăng", luôn tiến về phía trước, không ngại khó khăn.
Kỳ Duyên sẽ sử dụng tiếng Việt trong các phần thi quan trọng, với sự hỗ trợ của thông dịch viên, nhằm truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ nhất. Cô tin rằng việc sử dụng tiếng Anh có thể làm giảm sự tự tin và tập trung. Tuy nhiên, cô khẳng định khả năng giao tiếp của mình vẫn đủ để kết nối quốc tế.
Trong số 130 thí sinh, Kỳ Duyên ấn tượng với đại diện Thái Lan và Ấn Độ - 2 quốc gia có thành tích cao tại Miss Universe. Chiến lược của cô là phân tích đối thủ nhưng không quá chú tâm, tập trung vào phát huy tối đa khả năng của bản thân.
Video: Thanh Phi