Vấn đề thứ nhất liên quan đến liêm chính học thuật. Vấn đề thứ hai là câu chuyện chính sách cũng như các quy định, quy chế đối với nghiên cứu khoa học. Vấn đề thứ ba là đầu tư, kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
“Hiện nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với 636 giảng viên, có 424 tiến sĩ, trong đó, 128 giáo sư và phó giáo sư. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học cho trường là từ 6 -8 tỷ đồng/năm - con số thuộc top 5 các trường đại học được Bộ GD-ĐT đầu tư về khoa học công nghệ. Thế nhưng, với nguồn kinh phí như vậy, chia bình quân, mỗi giảng viên chỉ có từ 10-15 triệu/người/năm để nghiên cứu khoa học.
Có thể thấy, mức kinh phí như vậy chưa thực sự thu hút được giảng viên trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, việc đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường về cơ bản vẫn còn nhỏ lẻ".
TS Hằng mong Bộ trưởng GD-ĐT thông tin sẽ có những chính sách gì trong giai đoạn tới để khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các trường đại học.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay đối với tất cả các loại hình trường đại học (định hướng nghiên cứu hay ứng dụng), nghiên cứu khoa học là yếu tố mang tính nền tảng, cốt lõi. Năm 2022, Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 109 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng.
Trong đó, có những quy định, cơ chế khuyến khích cho các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Ông Sơn cũng cho rằng một trong những yếu tố rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học là nguồn kinh phí. Tuy nhiên, kinh phí của Nhà nước dù là một phần quan trọng nhưng bao giờ cũng có hạn.
“Ngay kinh phí nghiên cứu của Bộ GD-ĐT cũng rất có hạn. Nếu Bộ GD-ĐT đặt hàng cũng sẽ chỉ đặt hàng những nghiên cứu cơ bản hoặc liên quan đến giáo dục, việc quản lý Nhà nước của Bộ. Các trường nên hướng đến nhóm đối tượng khác có nhu cầu (cần đến các kết quả nghiên cứu cụ thể - PV) và có tiền là các doanh nghiệp, các địa phương”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng một điểm nghẽn, nút thắt rất quan trọng khiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa phát huy được có lẽ là việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học.
“Con đường từ ý tưởng đi ra thị trường, thương mại hóa muốn được chuyển giao, có lẽ hệ thống chính sách cần phải tháo gỡ nhiều nữa. Theo tôi, đây là điểm khá là mấu chốt trong chính sách cả Bộ GD-ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải tham gia nhiều hơn. Làm được việc đó, chúng ta mới giải phóng được năng lực sáng tạo, mong muốn nghiên cứu của giảng viên. Những chính sách khen thưởng, hỗ trợ chỉ là câu chuyện khuyến khích”, ông Sơn nói.
Câu chuyện liêm chính khoa học đợc TS Hằng đặt ra, Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh, với người làm công tác nghiên cứu khoa học, đạo đức thể hiện trong việc nghiên cứu cái gì, kết quả công bố ra sao, tính trung thực của các kết quả nghiên cứu. Theo Bộ trưởng, vai trò nêu gương của người thầy rất quan trọng.
“Nếu những gì mình muốn học trò có, mình phải có trước. Người thầy mà không có những điều đó, rất khó đòi hỏi học trò phải có. Những gì mình mong muốn học trò làm được, mình phải làm được và làm một cách mẫu mực. Những gì mong học trò có trong ứng xử, nhà giáo phải cố gắng ứng xử như vậy với những người xung quanh trước”, ông Sơn chia sẻ.
Ông Sơn cho hay liêm chính trong học thuật là vấn đề gần đây được xã hội rất quan tâm. “Một số chính sách liên quan đến nghiên cứu khoa học của chúng ta đã có đề cập đến vấn đề này. Gần đây nhất thể hiện ở những nội dung hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Càng ngày các vấn đề về liêm chính học thuật càng được đề cao.
Thời gian qua, dư luận bàn nhiều đến câu chuyện mua bán bài báo, chúng tôi cũng đang tính có những hình thức để cảnh báo với các nhà khoa học trong việc công bố, sử dụng các sản phẩm nghiên cứu”, ông Sơn nói.
Tại sự kiện này, thầy Đinh Ngọc Thắng, giảng viên Trường ĐH Vinh, cũng đề cập đến vấn đề đạo đức nhà giáo. “Đánh giá về đạo đức nhà giáo là điều vô cùng khó khăn, bởi đó là thứ bên trong của mỗi con người. Năng lực, chuyên môn của một nhà giáo có thể thẩm định, đo lường trong quá trình giảng dạy với các tiêu chí. Nhưng thẩm định về đạo đức nhà giáo là điều hết sức khó”, ông Thắng nói.
Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho rằng đạo đức nhà giáo là vấn đề rất hệ trọng. “Trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm cũng có thời lượng, nội dung nhất định cho đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, các nhà giáo cần tự rèn luyện, tự tu dưỡng, trau dồi, chứ không chỉ trông chờ vào việc lồng ghép vào một vài chương trình giáo dục có tính chất ngắn hạn”.
Một trong những gương mặt được chờ đợi nhất Hanoi Open Pool năm nay nhưng phải sớm làm khán giả là Eklent Kaci. Sau năm đầu tiên bỏ lỡ vì bị tai nạn, tay cơ người Albani để thua Lo Ho Sum của Hong Kong với tỷ số 6-9 trong trận đấu quyết định vé vào vòng knock-out.
Ngay sau khi kết thúc ngày thi đấu, BTC bốc thăm chia cặp đấu vòng 64. Kết quả, các cơ thủ Việt Nam không phải gặp nhau và hầu hết gặp đối thủ được nhận định "dễ thở". Trong khi đó Fedor Gorst chạm trán James Aranas, Shane Van Boening đối đầu Mickey Krause là 2 cặp đấu đinh của vòng.
Kết quả bốc thăm giúp NHM chờ đợi chủ nhà sẽ có đại diện đi sâu hơn tại Hanoi Open Pool năm nay. Trong năm đầu tiên, chỉ có 6 tay cơ Việt Nam có mặt ở vòng 64, trong đó có những người quen như Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Trường An, Lương Đức Thiện, Ngô Quang Trung, Phạm Phương Nam, Lô Văn Xuân và tất cả đều không thể có mặt ở vòng 32.
Cặp đấu vòng 64 Hanoi Open Pool 2024 bắt đầu diễn ra vào lúc 10h sáng ngày 11/10. Cũng trong ngày, Hanoi Junior Open 2024 khởi tranh với 64 cơ thủ (40 tay cơ Việt Nam, 24 cơ thủ quốc tế) lứa tuổi U17 (sinh năm 2007 trở lại đấy) bắt đầu tranh tài. Hanoi Junior Open là một phần trong chiến lược phát triển và tìm kiếm tài năng trẻ pool tại châu Á và Việt Nam, là bước đệm cho các cơ thủ trẻ được trải nghiệm một giải đấu quốc tế và chuẩn bị để bước lên một tầm cao mới. Hanoi Junior Open có tổng giải thưởng 10.000 USD, diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/10.
Theo bà Minh, hằng năm, kết quả các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" đều đạt và vượt chỉ tiêu định hướng của Trung ương Hội giao. Cụ thể, tỉ lệ gia đình học tập đạt 67,4%; tỉ lệ dòng họ học tập đạt 59%; tỉ lệ cộng đồng học tập đạt 77%; tỉ lệ đơn vị học tập đạt 89%.
Hội Khuyến học thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài. Đến năm 2022, quỹ khuyến học các cấp hội toàn thành phố đạt trên 314 tỉ đồng, đạt bình quân 45.600 đồng/người dân. Số người được trao học bổng trong năm đạt gần 600.000 suất trị giá trên 138 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của thành phố còn gặp một số hạn chế. Hoạt động của một số chi hội, ban khuyến học, hội cơ sở còn chung chung, hình thức, chậm đổi mới, chậm đại hội nhiệm kỳ.
Lãnh đạo hội cũng nhận định nguồn quỹ còn thấp so với tiềm năng của thành phố; việc xây dựng tổ chức khuyến học, đơn vị học tập còn nhiều khó khăn ở cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang.
Do đó, Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Hà Nội đề xuất đưa các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (trong đó có hội khuyến học) thành một cụm thi đua thành phố. Đồng thời, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng giải quyết một số vướng mắc khó khăn của hội khuyến học cấp quận, huyện, thị xã.
Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên trong lịch sử ban "chiếu khuyến học", được đời sau ghi lại trong Giai văn tập ký với nhan đề là "Thánh Tông Thuần Hoàng đế khuyển học văn".
" alt=""/>Gần 1,6 triệu người Hà Nội là hội viên hội khuyến học