Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Bodo/Glimt, 2h00 ngày 2/5
Nguyên liệu:Trà túi lọc vị đào hoặc hồng trà, 1 viên phô mai con bò cười, 2 gói đường ăn kiêng, Whipping cream, 50ml sữa tươi không đường.
Cách làm:
Trà pha với 250ml nước sôi. Bạn đổ cốt trà ra cốc to, thêm vào 2 gói đường ăn kiêng, khuấy đều và cho thêm đá, có thể cho thêm các loại thạch ăn kiêng vào cốc trà.
Cách làm lớp kem mặn:
Bạn cho 1 viên phô mai con bò cười ra bát to, dùng dĩa nghiền nát cùng với 1 gói đường ăn kiêng, thêm một xíu muối (khoảng 1 đầu đũa).
Sau đó, bạn đổ 100ml whipping cream ra bát và dùng máy đánh trứng đánh cho đặc lại nhưng không bông cứng.
Tiếp đến, bạn cho thêm 50ml sữa tươi không đường vào đánh thêm vài giây. Sản phẩm hơi sánh mịn, cất ngăn mát tủ lạnh vài giờ sau đó rót nhẹ nhàng lên cốc trà đã pha.
Lưu ý: Công thức này sử dụng cho người ăn kiêng Keto. Nếu bạn không ăn kiêng, có thể thay bằng đường trắng.
Chúc các bạn thành công!
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang

Cách làm xốt mắm ruốc thần thánh chấm xoài xanh
Xốt mắm ruốc là nước chấm khiến những loại quả như: Xoài xanh, cóc non... trở nên tròn vị, thơm ngon hơn.
" alt=""/>Cách làm trà sữa kem mặn ngon như ngoài hàng
Hẻm có kiến trúc độc đáo ở Sài GònHẻm Hào Sĩ Phường ở 206 Trần Hưng Đạo B, Quận 5, TP.HCM, nằm sau lưng chung cư Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo. Nơi đây được mệnh danh là con hẻm có kiến trúc độc đáo nhất Sài Gòn, tồn tại hơn 100 năm. Các gia đình sống ở đây hầu hết là người gốc Hoa.
Cả hẻm có 63 căn nhà xây liền kề, chia thành hai tầng. Tầng trệt có 33 căn nhà. Tầng hai có 30 căn nhà. Mỗi căn có chiều dài 18m, ngang gần 4m.
 |
Hẻm Hào Sĩ Phường có nét kiến trúc độc đáo, các căn nhà ở đây có tuổi đời hơn 100 năm. |
Có tất cả 3 cầu thang lên xuống giữa hai tầng. Điểm chung của các căn nhà đều có hai bàn thờ trước cửa.
Gia đình anh Hùng (57 tuổi) sống ở hẻm từ khi hình thành đến nay. Anh cho biết, trước đây, nghe các cụ kể lại, toàn bộ 63 căn nhà trong hẻm đều được sơn bằng màu vàng.
Theo thời gian, lớp sơn màu vàng bị bong tróc, các gia đình phải sơn lại. Nhà sơn màu xanh, nhà sơn màu đỏ nhạt, nhà thì màu trắng… chỉ còn một vài nhà vẫn còn giữ nguyên màu vàng.
Anh Hùng cho biết, trước đây, hằng ngày người dân trong hẻm liên tục đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đến hẻm thăm quan, tìm hiểu văn hóa, nét kiến trúc của các căn nhà. Những bạn trẻ, các đoàn làm phim, các cặp cô dâu chú rể cũng đến đây ghi hình làm kỷ niệm.
 |
Mấy chục năm qua, hẻm Hào Sĩ Phường là nơi chụp hình lý tưởng của các bạn trẻ, các đoàn làm phim, các cặp cô dâu chú rể. |
Bà Hương, 68 tuổi, sống ở tầng hai của tòa nhà chia sẻ, ban đầu, “có khách đến thăm”, người dân trong hẻm ai cũng vui, vì nơi mình ở bỗng nhiên nổi tiếng. “Ai đến, chúng tôi cũng niềm nở, tạo điều kiện để họ ghi những thước phim, tấm hình đẹp nhất”, bà Hương nói.
Cũng nhờ có khách đến mà nhiều hộ dân sống trong hẻm có thêm thu nhập từ việc bán nước uống, đồ ăn, các món quà lưu niệm. "Tuy nhiên sau đó, người dân chúng tôi phải chịu đủ phiền toái”, bà Hương bức xúc.
Nhiều khách chụp ảnh thiếu ý thức
Bà Hương kể, nhiều người đến hẻm tham quan, chụp hình xem nơi đây như nhà mình. Họ vô tư đi lại, cười nói, chạy nhảy, đùa giỡn. Có đoàn đến ghi hình thì yêu cầu cư dân không được đi lại, chạy xe, ai muốn đi ra ngoài thì phải tránh hướng họ ghi hình ra. Ai làm phật ý thì họ khó chịu, tỏ thái độ bực dọc.
 |
Từ tháng 3 đến nay, người dân trong hẻm thống nhất treo biển cấm chụp hình, quay phim ngay cầu thang lên xuống. |
“Người dân ở đây có nhiều người già, trẻ nhỏ nhưng nhiều cô cậu đến ôm hôn, làm những hành động phản cảm để chụp hình. Có nhiều cô gái chỉ mặc mỗi chiếc áo ngực đứng tạo dáng, trông rất rất phản cảm. Có người thay trang phục để ghi hình, đáng lẽ phải vào phòng hoặc che lại, nhưng họ đứng giữa đám đông làm luôn. Họ cứ xem nơi chúng tôi ở như nhà họ vậy”, bà Hương bức xúc.
Bà Phạm Thị Thu Tâm, Tổ trưởng Tổ dân phố 3, Khu phố 1A, Phường 11, Quận 5 đang sống trong hẻm nên rất hiểu những bức xúc của người dân. Bà Tâm cho biết, hầu hết người dân sống trong hẻm là người lớn tuổi. Họ muốn có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, nhất là giờ trưa, nhưng liên tục bị người lạ làm phiền nên khó chịu. Họ muốn đuổi những người chụp ảnh đi nhưng không được.
 |
Bà Tâm cho biết, từ tháng 3 đến nay, thấy người nào đến quay phim, chụp hình là người dân đến mời họ ra về. |
Quá bức xúc, người dân phản ánh đến bà Tâm nhờ can thiệp. Là tổ trưởng tổ dân phố, bà Tâm ra nhắc nhở cũng không ăn thua. “Họ cứ đến giữa giờ trưa, đi lại, nói năng, đùa giỡn rất ồn ào. Tôi ra nói các cháu thay đổi giờ chụp thì các cháu bảo: “Ghi hình buổi trưa trời sáng, có nắng, ảnh mới đẹp”.
Bà Tâm cho biết, vì dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nên từ tháng 3, người dân trong hẻm Hào Sĩ Phường không muốn người ngoài đến. Tuy nhiên, dịp này, nhiều sinh viên, học sinh không phải đến trường nên đến hẻm nhiều hơn.
Nhiều người dân đã phản ánh việc này đến chính quyền địa phương. Một cuộc họp giữa ban quản lý khu phố, UBND phường 11 và người dân trong hẻm đã diễn ra từ giữa tháng 3 để bàn về việc không cho người lạ đến chụp ảnh. Ý kiến cấm quay phim, chụp hình trong hẻm đã được tất cả mọi người thống nhất.
Bà Tâm giải thích thêm, hẻm Hào Sĩ Phường đã có tuổi đời hơn 100 năm, nhiều mảng tường, cửa, cột, lan can đã xuống cấp nên các hộ gia đình muốn bảo quản, gìn giữ. “Người đến thăm quan hẻm, họ không có ý thức bảo vệ nên người dân rất lo sợ”, bà Tâm nói.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hồng Minh, Chủ tịch UBND Phường 11 cho biết, việc cấm quay phim, chụp hình ở hẻm Hào Sĩ Phường là có sự thống nhất của phường và người dân trong hẻm từ cuối tháng 3.
Theo đó, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19 và sự an toàn, văn minh, trật tự cho người dân, các đoàn thăm quan, chụp hình, quay phim ở hẻm phải có sự đồng ý của phường, phòng văn hoá thông tin mới được tiến hành.
Ngoài ra, người chụp cần phải đảm bảo vệ sinh, tuân thủ thuần phong mỹ tục, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong hẻm.

Quả trĩu cành, gà đẻ trứng trên sân thượng của bà chủ nhà trọ Sài Gòn
Kết hợp nuôi gà, vịt lấy thịt, trứng và trồng rau trên sân thượng rộng 90m2, bà Võ Thị Bảy đã cung cấp đầy đủ thực phẩm sạch cho cả gia đình.
" alt=""/>Dân hẻm Sài Gòn bức xúc vì người đến chụp hình gây ồn, mặc phản cảm
Ở Singapore có 8 ngôi chùa mang những kiến trúc độc đáo, thu hút rất đông khách du lịch đến thăm quan và chiêm bái. Chùa Liên Sơn Song Lâm
 |
Liên Sơn Song Lâm |
Chùa Liên Sơn Song Lâm là di tích quốc gia. Đây là tu viện lâu đời ở Singapore, được xây dựng vào năm 1908. Liên Sơn Song Lâm đang nắm giữ kỷ lục là ngôi chùa lớn thứ hai của khu vực Châu Á.
Lối đi vào chùa được trang trí những chậu bonsai cắt tỉa công phu, tỉ mỉ. Bước qua cây cầu nhỏ bạn sẽ đến với khu sân chính của chùa.
Tại đây có đặt rất nhiều bức tượng Phật được tạc một cách hoàn mỹ. Phía trước chùa là một hồ nước hình bán nguyệt, với 9 con rồng phun nước đặt xung quanh tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời.
Cánh cổng chính của chùa được xây dựng khá tinh xảo. Ngoài ra, chùa có một tòa tháp 7 tầng và 3 sảnh cầu nguyện.
 |
Lối đi vào chùa được trang trí những chậu bonsai đẹp mắt. |
Chùa Thiên Phúc Cung
Thiên Hậu là một vị nữ thần biển cả bảo trợ ngư phủ cùng với người đi biển. Trong khu vực châu Á có nhiều ngôi chùa thờ vị nữ thần này.
 |
Chùa Thiên Hậu. |
Trong số đó, nổi tiếng nhất phải nhắc tới là chùa Thiên Phúc Cung nằm trong khu người Hoa Chinatown ở Singapore.
Được xây dựng vào năm 1842, chùa có kiến trúc phức tạp với những bức tranh khảm trên trần nhà. Hầu hết, các vật liệu được sử dụng để xây dựng ngôi chùa do những người nhập cư mang đến.
Bên trong, bạn sẽ tìm thấy một tấm bảng do Hoàng đế Quang Tự của triều đại nhà Thanh tặng vào năm 1907.
Chùa Phật Nha
Phật Nha là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đẹp ở Singapore.
Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của Trung Quốc. Đây được xem là bảo tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất tại Singapore.
 |
Chùa Phật Nha. |
Chùa Phật Nha đã được khởi công ngày 13/03/2005 và khánh thành ngày 31/05/2007, với tổng chi phí lên đến 62 triệu SGD.
Tuy là chùa mới thành lập nhưng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Kiến trúc của Chùa Phật Nha được thiết kế với 5 tầng chính và 1 tầng hầm. Từ phía ngoài, chùa Phật Nha dễ dàng gây được ấn tượng mạnh bởi hình dáng tráng lệ và màu sắc nổi bật.
Ngôi chùa lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật, cũng như một số đồ Phật giáo đẹp nhất thế giới nên được đặt là Phật Nha.
Ngoài ra chùa, còn có một khu vườn trên sân thượng, thư viện, nhà hàng chay và hiệu sách trong chính ngôi chùa.
Chùa Phật giáo Miến Điện
 |
Cổng vào chùa. |
Chùa Phật giáo Miến Điện là ngôi chùa phật giáo Theravada cổ xưa tại Singapore. Ngôi chùa được xây dựng theo đúng lối kiến trúc phật giáo cổ với khuôn viên có cây bồ đề.
Ngôi chùa này sở hữu một bức tượng Phật cao hơn 3m, nặng 10 tấn làm từ đá cẩm thạch trắng.
 |
Bức tượng Phật bằng đá cẩm thạch trắng. |
Chùa Kwan Im Thong Hood Cho
Đây là một ngôi chùa thờ Phật Quan Âm nổi tiếng tại Singapore. Chùa có kiến trúc ấn tượng với mái vòm kiểu Trung Quốc, cùng tông màu nổi bật là đỏ và vàng rất cuốn hút, tượng trưng cho sự giàu sang và may mắn.
 |
Chùa Kwan Im Thong Hood Cho. |
Đặc biệt, vào ngày mùng một Tết, chùa đón rất đông người dân gốc Hoa, họ đến đây từ sớm và hy vọng được cắm cây nhang đầu tiên vào bát hương trên bàn thờ Phật với mong muốn cả năm may mắn, gia đình hạnh phúc.
Tu viện Kong Meng San Phor Kark See
Tu viện Kong Meng San Phor Kark là ngôi chùa Phật giáo lớn, nằm ở đường Bright Hill. Chùa có sân bóng đá, bảo tháp, sảnh cầu nguyện, lò hỏa táng và nhà thờ cột, nơi ở cho các nhà sư nằm giữa những khu vườn yên tĩnh.
 |
Tu viện Kong Meng San Phor Kark See. |
Trong chùa có trường Cao đẳng Phật giáo Singapore, đào tạo và cấp bằng cử nhân Phật giáo hệ 4 năm. Chùa được xây vào đầu thế kỷ 20 để truyền bá Phật giáo.
 |
Khung cảnh bên ngoài Kong Meng San Phor Kark See. |
Chùa Phụng Sơn Trì
Chùa Phụng Sơn Trì được xây dựng từ năm 1908 đến 1913 bởi những người di cư Trung Quốc. Tên của ngôi chùa có nghĩa là "Ngôi chùa trên đồi Phượng Hoàng".
Xưa kia, chùa có tầm nhìn ra biển, tuy nhiên ngày nay các tòa nhà cao tầng mọc lên, xung quanh chùa là quán ăn. Tầm nhìn đó đã biến mất.
 |
Chùa Phụng Sơn Trì. |
Ngôi chùa được thiết kế và xây dựng theo phong cách miền Nam Trung Quốc. Toàn bộ họa tiết trang trí đều là sự kết hợp hài hòa giữa phượng hoàng, rồng, hoa mẫu đơn cùng hệ thống chữ Phúc – Thọ.
Tòa điện lớn nhất có 4 cột đá khổng lồ được làm bằng đá granit. Phần chóp mái được trang trí bởi 2 con rồng bằng ngọc quý giá.
Năm 2010, chùa nhận giải thưởng Bảo tồn trong khuôn khổ chương trình "Di sản UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương".
Chùa Phật giáo Wat Ananda Metyarama
Chùa Phật giáo Wat Ananda Metyarama còn gọi là Chùa Phật Nằm, xây dựng vào năm 1845, mang kiến trúc đặc trưng của Thái Lan.
Chùa nổi tiếng với tượng Phật nằm dát vàng dài 33m, mang nét mặt thư thái, bình thản.
 |
Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama |
Bên ngoài là hai bức tượng hình rắn Naga huyền bí, mang ý nghĩa tâm linh sâu xa. Trên các bức tường của ngôi chùa còn được chạm rất nhiều tượng Phật nhỏ thể hiện sự uy nghiêm của chốn cửa Phật.

Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình
Ngôi chùa gần 400 tuổi, làm từ khối lượng gỗ lim lớn. Thời gian xây chỉ khoảng 2 năm nhưng để quyên góp và vận chuyển đủ gỗ về đây phải mất đến 19 năm.
" alt=""/>8 ngôi chùa tuyệt đẹp ở Singapore khiến du khách mê mẩn