Lệnh hành pháp ban hành ngày 9/6 vừa qua của Tổng thống Biden nhằm thay thế lệnh cấm năm 2020 của cựu Tổng thống Donald Trump đối với các ứng dụng WeChat thuộc sở hữu của tập đoàn Tencent Holdings Co và TikTok của ByteDance Ltd của Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Donald Trump đã bị các tòa án hủy bỏ.
Các quan chức Mỹ chia sẻ nhiều mối quan tâm mà ông Trump đã nêu ra trong lệnh cấm TikTok của ông. Đáng chú ý, họ lo ngại rằng Trung Quốc có thể theo dõi vị trí của các nhân viên chính phủ Mỹ, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện hoạt động gián điệp của công ty.
Mặc dù lệnh mới không nêu tên các công ty, nhưng cuối cùng nó có thể bao trùm được nhiều ứng dụng hơn so với lệnh cấm của ông Trump và đứng vững hơn nếu bị thách thức trước tòa.
Reuters là hãng đầu tiên báo cáo chi tiết về cách chính quyền Biden có kế hoạch thực hiện lệnh này, bao gồm cả việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác.
Các quan chức Mỹ đã bắt đầu trao đổi với các đồng minh về việc áp dụng cách tiếp cận tương tự, một nguồn tin cho biết. Hy vọng rằng các quốc gia đối tác sẽ đồng ý về các ứng dụng nên bị cấm.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ - bà Gina Raimondo sẽ quyết định các ứng dụng nào sẽ đưa vào mục tiêu cho hành động của Mỹ, nhưng chúng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định. Ví dụ: chúng phải được sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý bởi một người hoặc tổ chức hỗ trợ các hoạt động quân sự hoặc tình báo của một đối thủ nước ngoài như Trung Quốc hoặc Nga.
Các ứng dụng WeChat và TikTok có thể bị xem xét lại
Nếu bà Raimondo quyết định một ứng dụng gây ra rủi ro không thể chấp nhận được, bà ấy “có quyền quyết định thông báo trực tiếp cho các bên” hoặc công bố thông tin trong ấn phẩm hàng ngày chính thức của chính phủ, Cơ quan Đăng ký Liên bang, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại cho biết.
Người phát ngôn Bộ Thương mại cũng cho biết, các công ty sau đó sẽ có 30 ngày để phản đối hoặc đề xuất các biện pháp nhằm bảo mật dữ liệu tốt hơn.
Quá trình này bắt nguồn từ lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Trump ban hành vào tháng 5/2019 về việc xem xét các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông từ các đối thủ nước ngoài.
Các ứng dụng từ Trung Quốc có nhiều khả năng nằm trong danh sách của Bộ Thương mại Mỹ do căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như khả năng của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát các công ty và số lượng ứng dụng Trung Quốc được người Mỹ sử dụng.
WeChat, TikTok và tám ứng dụng khác được chính quyền cựu Tổng thống Trump nhắm mục tiêu trong những tháng cuối cùng đủ điều kiện để nhóm của Tổng thống Biden xem xét, một nguồn tin cho biết.
Các mục tiêu của cựu Tổng thống Trump cũng bao gồm ứng dụng thanh toán di động Alipay của Ant Group, WeChat Pay, QQ Wallet của Tencent Holdings Ltd, Tencent QQ, CamScanner, SHAREit, VMate được xuất bản bởi công ty con UCWeb của Alibaba Group và ứng dụng WPS Office của Beijing Kingsoft Office Software.
Nguồn tin đầu tiên cho biết lệnh này sẽ áp dụng cho các ứng dụng dành cho doanh nghiệp, bao gồm cả những ứng dụng được sử dụng trong ngân hàng và viễn thông, cũng như các ứng dụng dành cho người tiêu dùng.
Các ứng dụng được liên kết với các đối thủ khác như Iran hoặc Venezuela đã bị chặn theo các lệnh trừng phạt rộng hơn.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Ngày 17/6, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch nhằm cấm phê duyệt thiết bị trong mạng viễn thông Mỹ từ các công ty Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia như Huawei và ZTE.
" alt=""/>Các ứng dụng Trung Quốc đối mặt lệnh cấm của MỹBị cáo Mình đang trao đổi với luật sư bên ngoài phiên xử
Tuy nhiên, Minh vẫn phê duyệt báo cáo kinh tế - kĩ thuật và cho tiến hành thi công xây dựng tuyến đường này gây thiệt hại cho nhà nước hơn 157 triệu đồng.
Con đường này quanh co qua 1 quả đồi, gần như rất ít người đi lại, mục đích chính chỉ phục vụ cho 1 hộ duy nhất là nhà chủ tịch xã.
Nguyên chủ tịch xã này còn phê duyệt báo cáo kinh tế - kĩ thuật công trình đường giao thông nông thôn dài gần 800m tại thôn Đắk Lưu, xã Tân Thành để nhà nước phải đầu tư xây dựng với số tiền gần 370 triệu đồng.
Con đường này cũng phục vụ chính cho việc đi lại của một nhà dân. Sai phạm này được phát hiện và hộ dân này đã trả lại số tiền trên nên không bị xử lý hình sự.
Xử sơ thẩm đầu năm, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án như trên và cấm bị cáo Minh đảm nhiệm chức vụ tại các cơ quan nhà nước 5 năm sau khi thi hành án xong.
Theo Pháp luật TP.HCM
" alt=""/>Chủ tịch xã dùng tiền nhà nước làm đường vào nhà riêngTrước động thái này của Mỹ, người phát ngôn của Huaweicho rằng, đây là một sai lầm và việc trừng phạt là không cần thiết.
Quyền Chủ tịch FCC - bà Jessica Rosenworcel cho rằng: “Các biện pháp mới sẽ loại trừ thiết bị không đáng tin cậy ra khỏi mạng truyền thông của chúng tôi. Chúng tôi đã để ngỏ cơ hội sử dụng thiết bị của Huawei và các công ty khác của Trung Quốc tại Mỹ thông qua quy trình cấp phép thiết bị của chúng tôi. Vì vậy, biện pháp mới này sẽ đề xuất đóng cửa lại”.
Theo Brendan Carr – một ủy viên của FCC cho biết, họ đã phê duyệt hơn 3.000 đơn đăng ký từ nhà cung cấp Huawei kể từ năm 2018.
Hành động của FCC sẽ nghiêm cấm mọi sự cho phép trong tương lai đối với các thiết bị liên lạc được coi là gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Vào tháng 3 vừa qua, FCC cũng đã công bố 5 công ty Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia theo luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng truyền thông của Mỹ.
Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ bao gồm Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Ed Markey và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio đã ca ngợi hành động của FCC và nói rằng nó phản ánh các mục tiêu của luật pháp lưỡng đảng. Họ cho biết FCC đã bỏ phiếu “đặt vấn đề an ninh quốc gia lên hàng đầu bằng cách loại bỏ các thiết bị Trung Quốc ra khỏi các mạng viễn thông của Mỹ”.
Các công ty bị ảnh hưởng bao gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications Corp, Hangzhou Hikvision Digital Technology Co và Zhejiang Dahua Technology Co.
Trong khi đó, Huawei cho rằng “việc chặn mua thiết bị liên quan đến quốc gia xuất xứ hoặc thương hiệu là không có giá trị, tạo ra phân biệt đối xử và sẽ không làm gì để bảo vệ tính toàn vẹn của các mạng lưới truyền thông hoặc chuỗi cung ứng của Mỹ”.
Vào tháng 8/2020, chính phủ Mỹ đã cấm các cơ quan liên bang mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ bất kỳ công ty nào trong số 5 công ty của Trung Quốc.
Năm 2019, Mỹ đã đưa Huawei, Hikvision và các công ty khác vào danh sách đen của mình.
Năm ngoái, FCC đã công bố Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với các mạng truyền thông - một tuyên bố cấm các công ty Mỹ khai thác quỹ chính phủ trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ các công ty này.
Đến tháng 12 năm ngoái, FCC cho biết đã hoàn thiện các quy tắc yêu cầu các nhà mạng có thiết bị của ZTE hoặc Huawei phải “gỡ bỏ và thay thế” các thiết bị đó. Đồng thời đề xuất một chương trình hỗ trợ cho các nhà mạng và đã được các nhà lập pháp Mỹ đã phê duyệt gói trị giá 1,9 tỷ USD để hỗ trợ cho kế hoạch thay thế thiết bị của các nhà mạng.
Bà Rosenworcel cho biết, FCC sẽ bỏ phiếu vào tháng 7 tới để hoàn thiện các quy tắc liên quan đến việc giám sát quỹ hỗ trợ này.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Một dự luật nhằm tăng cường sức mạnh công nghệ của Mỹ để chống lại Trung Quốc vừa được Thượng viện Mỹ thông qua đã chỉ ra Huawei là một mối đe dọa và cấm Bộ Thương mại loại bỏ công ty này khỏi danh sách đen.
" alt=""/>Mỹ thông qua kế hoạch cấm thiết bị Huawei, ZTE