
Dự án liên quan ông Nguyễn Thành Tài “chết chìm” trên đất vàng
Dự án 2 thế kỷ cỏ mọc vì dân gửi đơn khắp nơi?
Nhiều dự án lớn sẽ bị điều chỉnh, hủy bỏ
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có báo cáo về việc 180 dự án không thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm (từ năm 2015-2018) và kiến nghị UBND TP điều chỉnh, hủy bỏ khỏi kế hoạch sử dụng đất hàng năm với các dự án này. Được biết, UBND TP.HCM cũng đã có công văn chấp thuận báo cáo đề xuất này.
Theo Sở TN-MT TP.HCM, 180 dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm từ năm 2015-2018 của nhiều quận, huyện có tổng diện tích là 812,9 ha. Trong đó, có 80 dự án thu hồi đất được HĐND TP nghị quyết thông qua với diện tích 281,79ha.
![]() |
Nhiều dự án không triển khai do chủ đầu tư thiếu năng lực |
Trong số 180 dự án không triển khai, quận 10 dẫn đầu với 22 dự án, huyện Bình Chánh có 17 dự án, quận 9 có 15 dự án, Thủ Đức 13 dự án, quận 6 có 10 dự án, quận 3 có 11 dự án. Quận 2 có 1 dự án bị điểm tên là khu nhà ở kết hợp thương mại - dịch vụ, khách sạn, văn phòng cao tầng của Công ty Thương mại Dịch vụ Đầu tư Hồng Quang với diện tích 9,68 ha ở phường Bình Khánh…
Riêng quận 1 có 8 dự án, trong đó đáng chú ý là dự án xây dựng bãi xe ngầm Trống Đồng ở Công viên Tao Đàn với diện tích 0,54 ha do Công ty Tập đoàn Đông Dương làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, quận 1 còn có dự án 235B Nguyễn Văn Cừ của Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật với diện tích 1,5 ha; dự án Khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão với 1,22 ha; dự án Khu phức hợp Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế với diện tích 0,36 ha.
Nhiều chủ đầu tư thiếu năng lực
Theo Sở TNMT TP, nguyên nhân khiến một số dự án nêu trên không thực hiện là do chủ đầu tư không có năng lực thực hiện hoặc thiếu nguồn lực, thiếu vốn và kinh nghiệm triển khai. Sau khi “xí phần” được khu đất đẹp lại thay đổi chủ đầu tư, đổi tên dự án.
Ngoài ra, các khu đất đưa vào kế hoạch sử dụng đất để kêu gọi đầu tư theo Luật Đấu thầu vẫn chưa tìm được nhà đầu tư hoặc chuyển đổi sang hình thức, mục đích sử dụng đất khác.
Một số dự án không thực hiện được còn do thay đổi quy hoạch, lộ giới hẻm trên địa bàn các quận trung tâm; không có khả năng thực hiện do thiếu vốn, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn...
Một nguyên nhân khác là năm 2015, Luật Đầu tư công có hiệu lực nên UBND các quận - huyện đăng ký các dự án đầu tư công vào kế hoạch sử dụng đất khi chỉ mới được ghi vốn chuẩn bị đầu tư để nghiên cứu lập dự án. Thế nhưng, đến nay, một số dự án vẫn chưa được ghi vốn thực hiện do ưu tiên bố trí vốn cho các dự án cấp bách trọng điểm nên không có khả năng thực hiện.
Sở này cũng cho hay liên quan trình tự, thủ tục xử lý diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm vẫn còn khúc mắc. Về trình tự, thủ tục để xử lý thì Luật Đất đai và nghị định chưa hướng dẫn cụ thể phương án điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Trước đây, Sở TNMT TP đã có Công văn 9021/2017 báo cáo và xin ý kiến của Bộ TNMT nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn giải quyết.
Về hướng xử lý: Đối với 100 dự án cấp quận, huyện đã được UBND TP phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm từ năm 2015-2018 theo thẩm quyền nhưng đến nay không thực hiện đúng, Sở TNMT kiến nghị UBND TP quyết định điều chỉnh, hủy bỏ ra khỏi kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Còn đối với 80 dự án thuộc trường hợp thu hồi đất đã được HĐND TP có nghị quyết thông qua, sẽ trình HĐND TP điều chỉnh, hủy bỏ.
Các UBND cấp quận, huyện sẽ tổ chức công khai, công bố danh sách các dự án không thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo biểu mẫu do Sở TNMT hướng dẫn...
Mạnh Đức
UBND TP Hà Nội đã ra thông báo thu hồi hơn 80.000m2 đất do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 (Công ty Lũng Lô 5) thuê tại thôn Đông Viên, xã Đông Quang, huyện Ba Vì.
" alt=""/>TP.HCM mạnh tay xử lý 180 dự án chậm triển khaiTheo El-Nakla, tình hình ở thành phố Deir al-Balah thuộc Dải Gaza, nơi cha mẹ cô bị mắc kẹt, không chỉ hứng chịu các cuộc giao tranh giữa hai bên mà còn rơi vào cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ từ điện, nước sạch đến lương thực…
“Không có điện đồng nghĩa rằng nguồn lương thực dự trữ sẽ cạn kiệt, bởi thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện thích hợp sẽ sớm bị hỏng. Tình hình hiện giờ của cha mẹ tôi đang rất khó khăn. Tôi không biết được điều gì sẽ xảy ra với họ. Đối với tôi, ưu tiên hiện giờ là sự an toàn của gia đình”.
El-Nakla trong cuộc phỏng vấn nói thêm, do Dải Gaza đã bị chính quyền Israel cắt điện nên pin điện thoại của cha mẹ cô không thể sạc. Do vậy, ông Maged và bà Elizabeth buộc phải xin số điện thoại của những hộ dân sinh sống gần nhà họ hàng để tiện cho việc liên lạc với con gái.
“Cha mẹ tôi đã lấy số điện thoại của những người hàng xóm. Nếu không thể liên lạc với cha mẹ, thì tôi sẽ gọi cho những người hàng xóm để hỏi xem cha mẹ tôi có an toàn hay không. Những cuộc gọi như vậy là điều chúng tôi cần lúc này”, El-Nakla cho biết.
Theo El-Nakla, ông Maged và bà Elizabeth từng cố tìm cách đưa một số người thân đi khỏi Dải Gaza. Nhưng do những người thân không có đủ giấy tờ cần thiết để rời đi, nên cha mẹ cô đành ở lại cùng họ. “Dù cha mẹ tôi có hộ chiếu Anh, nhưng họ khi đó cũng không thể rời đi vì không còn bất kỳ con đường nào an toàn để đi khỏi đó. Sau đó, một nhân viên cửa khẩu nói rằng khu vực nằm giáp Dải Gaza đang hứng chịu các cuộc ném bom”.
Theo hãng tin Al Jazeera, Thủ hiến Scotland Humza Yousaf hôm 10/10 đã viết một bức thư gửi tới Ngoại trưởng Anh James Cleverly nhằm kêu gọi chính quyền Israel hãy mở một hành lang nhân đạo cho người dân sinh sống Dải Gaza.
“Đã có rất nhiều người vô tội thiệt mạng do hậu quả của các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào những khu vực do Israel kiểm soát. Tuy nhiên, đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội ở Dải Gaza không nên là những người trả giá cho hành động của Hamas”, một đoạn trong bức thư của ông Yousaf viết.
Video: Bà Elizabeth kể tình hình ở thành phố Deir al-Balah thuộc Dải Gaza giữa xung đột
Hoàng Tử Thao cầu hôn bạn gái thành công. Ảnh: Weibo.