Kí ức về những đứa trẻ Điện BiênỞ độ cao trên 1.000m, bọn trẻ vài tuổi đầu đã quen phơi mình với gió sương, không tỏ ra bị ảnh hưởng bởi tiết trời với chiếc áo phong phanh giữa núi rừng. Chúng chui vào lùm tre, đứa nọ nối tiếp đứa kia. Trên những đôi tay bé nhỏ lấm lem bùn đất, là măng, là sắn mà bọn trẻ mang về nhà nấu ăn.
Ở nơi cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 600km, nhiều đứa trẻ bé xíu đã biết tự đun nấu, chăm em. Bố mẹ chúng có thể đang kiếm cơm nuôi gia đình, hoặc đang ở trong tù. Khu vực giáp ranh biên giới Lào và Trung Quốc, các huyện vùng núi Điện Biên là một trong những khu vực trọng điểm về tệ nạn ma túy.
 |
Khó khăn, vất vả đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng đôi mắt của các em nhỏ Điện Biên |
Mùa thu năm 2015 ấy trong ký ức của Trung là những ngôi nhà đứng trơ giữa núi rừng. Ở bên trong, không gian trống hoác, không đồ đạc giá trị, thiếu cảm giác của sinh tồn đúng nghĩa. Lúc này anh hiểu vì sao trường được xây dựng khang trang nhưng các em vẫn bỏ học. Chúng không có động lực để tiếp tục đi học vào ngày hôm sau khi cái đói, cái nghèo vẫn bám đuổi mỗi sớm mai thức giấc. Khoảnh khắc đó, Trung biết mình cần phải làm gì.
Bữa cơm níu con chữ
Hành trình vận động gây quỹ để nuôi cơm cho những em bé vùng cao của Trung bắt đầu từ năm 2015, với bước đầu gần 40 em nhỏ tại điểm trường ở huyện Mường Nhé, Điện Biên được hỗ trợ cơm trưa tại trường.
Thầy cô giáo tại các điểm trường đã tùy cơ ứng biến để xoay xở bữa cơm đủ chất cho những cô cậu học trò có thân hình gầy gò, ốm yếu. Những bữa cơm ấy, chỉ với hai đĩa trứng, một đĩa rau, một thau canh, nhưng bọn trẻ vẫn liên tay đưa chiếc muỗng với lấy thức ăn và dùng bữa ngon lành.
 |
Cứ mỗi bữa cơm 8,500 đồng được quyên góp là mỗi đứa trẻ được tiến một bước gần hơn đến ước mơ con chữ |
Cơm trưa với thức ăn được quy đổi giá trị 8.500 đồng cho mỗi em. Số tiền này do Trung và nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Núi Rừng gây quỹ từ dự án Nuôi Em. Trung cũng biết rằng, giấc mơ của mình đã ngày càng lớn hơn từ những bữa cơm ấy vì biết rằng ở ngoài kia còn hàng nghìn trẻ em khác cũng đang bỏ lớp vì thiếu ăn.
Hai năm nỗ lực không ngừng mang đến kết quả đáng khích lệ khi số trẻ được nuôi cơm tăng đến 88. Tuy nhiên bước ngoặt chỉ thực sự đến vào năm ngoái khi Trung quyết định thay đổi mô hình theo hình thức quyên góp “một nuôi một”. Nhà hảo tâm khi gửi số tiền 1,35 triệu đồng nuôi cơm một em trong một năm học cũng đồng thời nắm điều kiện cụ thể của trẻ nhận nuôi cơm, hiện trạng bữa ăn và cập nhật các thông tin mới nhất. Với cách thức này, từ chưa đầy trăm đứa trẻ được nuôi cơm, đến hiện tại hơn 6.000 trẻ em tại ba huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên Đông đã được chăm lo bữa ăn dài hạn bởi những người các em chưa từng biết mặt.
Điều Trung không ngờ tới là có những điểm trường số trẻ đến lớp đã tăng lên. Bố mẹ các em cũng đồng ý cho con tìm đến con chữ vì ít nhất ở trường cũng có cái ăn. Nhờ vậy, những lo toan về bữa cơm no ấm nay được thay bằng tiếng râm ran đọc bài nơi lớp học. Chặng đường đến với con chữ của các em nhờ vậy cũng vơi bớt chông gai.
 |
Hạnh phúc của những em bé Điện Biên gói gọn trong những ngày tháng được đi học, ăn no và tự do vui đùa cùng chúng bạn |
Khi cộng đồng chung tay chắp cánh sự tử tế
Từ 40 bé ban đầu, đến nay nghìn vạn đứa trẻ đã nhận được hàng triệu bữa ăn thiện nguyện nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng. Trung khẳng định "chúng tôi không cô đơn" khi nói về quá trình lan toả dự án, kêu gọi đóng góp từ những nhà hảo tâm.
Niềm vui lớn đến với Trung trong năm 2019 khi anh và những cộng sự trong đoàn nhận được sự chung tay của GrabFood thông qua dự án thiện nguyện Chung Tay Nuôi Em. Hơn ai hết Trung hiểu rằng “một cây làm chẳng nên non", và cần có sức mạnh của cộng đồng, như cách đối tác GrabFood đang lan toả chương trình đến “hệ sinh thái" của mình, để những đứa bé vùng cao được giúp đỡ nhiều hơn bởi những tấm lòng thơm thảo.
“Nhờ vào sự góp sức của những đơn vị hảo tâm, những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng dự án, giá trị nhân văn của những bữa cơm nuôi em phần nào được lan toả sâu rộng hơn trong cộng đồng. Dự án Nuôi Em cũng nhờ đó lại được tiếp thêm nguồn động lực mới từ những tấm lòng hảo tâm khắp xã hội”, Trung tâm sự.
Và rằng, với sự chung tay của tất cả chúng ta, hôm nay là các em bé vùng Điện Biên được đến trường, nhưng biết đâu ngày mai sẽ là toàn bộ những đứa bé vùng cao, và ngày kia không còn một đứa trẻ nào không biết chữ. “Quan trọng là huy động được sức mạnh xã hội, có thêm nhiều người biết đến chương trình để đóng góp.” - Trung nói thêm.
Trung tưởng tượng 10 năm nữa, 20 năm nữa, những đứa trẻ trong bữa cơm 8.500 đồng hôm nay sẽ trở thành du học sinh hay doanh nhân thành đạt. Hoặc chỉ đơn giản là một người khỏe mạnh và có cuộc sống tốt. Với Trung, trở thành ai không quan trọng, quan trọng là lũ trẻ hôm nay đủ no bụng để nghĩ đến một ước mơ vào ngày mai.
Từ những bữa cơm trưa cho trẻ em nghèo, nhóm tình nguyện Nuôi Em tiếp tục mang những ngôi trường khang trang, tủ sách, chăn ấm, áo ấm, nước sạch... đến với vùng cao. Hơn 5.000 em nhỏ được nuôi cơm từ những anh chị nuôi. 15 điểm trường được xây dựng trên những bản cao tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên... Trong năm 2019, Grab phối hợp cùng dự án Nuôi Em chính thức triển khai chương trình "Chung Tay Nuôi Em" trên phạm vi toàn quốc, mang đến những bữa trưa dinh dưỡng cho trẻ em nghèo miền núi. Hơn cả sự đóng góp, Grab nỗ lực kết nối dự án Nuôi Em với các đối tác nhà hàng sẵn có, đồng thời lan toả dự án Nuôi Em sâu rộng trong cộng đồng, để những nhà hảo tâm có thể cùng nhau chung tay tạo điều kiện và động lực tốt nhất giúp các em vững chí học tập và vươn lên trong cuộc sống, phần nào cất bớt gánh nặng của các em nhỏ vùng cao có hoàn cảnh khó khăn trên hành trình tiếp cận con chữ. |
Trương Sanh
" alt=""/>Níu hàng nghìn giấc mơ con chữ nơi biên viễn

Chuyện tình cặp đôi người Mỹ bắt đầu khi Mary 34 tuổi, còn Vili mới 13 tuổi. Ảnh: A&EChuyện tình của Mary Kay Letourneau và Vili Fualaau từng một thời làm tốn giấy mực của báo chí. Và, những diễn biến trong cuộc hôn nhân của họ sau đó vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.
Câu chuyện bắt đầu khi Vili là một cậu bé và Letourneau là cô giáo của anh.
Cô con gái đầu của họ được sinh ra khi Mary đang bị xét xử vì tội hãm hiếp trẻ em và cô con gái thứ 2 được sinh ra khi cô ngồi tù.
“Tôi đã không biết. Tôi không tin rằng đó là phạm tội.. mà chỉ nghĩ rằng nó không bình thường” – cô chia sẻ trong chương trình Larry King Live của đài CNN năm 2004.
Năm 1996, Mary là một giáo viên được yêu quý và kính trọng ở trường tiểu học Shorewood ở Burien, Washington, Mỹ. Cô kết hôn với Steve Letourneau vào năm 1985 khi cả hai còn đang là sinh viên ở ĐH Bang Arizona vì đã có bầu. Sau đó, họ có với nhau 4 đứa con.
Mary quen biết Vili từ năm cậu mới 8 tuổi và là học sinh lớp 2 của cô. Bố mẹ Vili đã ly hôn và cậu sống với mẹ - bà Soona. Bố cậu ngồi tù trong thời gian đó vì tội cướp có vũ trang. Ông ta từng kết hôn 5 lần và Vili có tới 17 anh chị em cùng cha khác mẹ. Mary cũng biết mẹ của Vili và các thành viên khác trong gia đình cậu bé.
Tới năm Vili 13 tuổi và vừa học xong lớp 6 thì mối quan hệ yêu đương của họ mới bắt đầu.
Mùa hè năm đó, Vili ngồi trong lớp học môn Nghệ thuật của Mary ở một trường cao đẳng cộng đồng. Cô giáo bắt đầu khuyến khích cậu học trò vẽ và làm thơ.
Mary, hiện đã 57 tuổi, kể lại rằng mối quan hệ của họ đã bị chồng cô ngăn lại. Năm 1996, cô bị sảy thai và bị trầm cảm. Cô không muốn yêu đương nữa.
Mary mô tả Vili là người “có khiếu hài hước” và có quan điểm khá tương đồng về cuộc sống.
Với sự bồng bột và hiếu thắng của tuổi mới lớn, Vili cá cược với người anh họ rằng sẽ “có được” Mary.
“Tôi nhớ là mình đã lên kế hoạch vào ngày hôm sau, rằng ‘mình sẽ làm gì, nói gì và để lại trên bàn cô ấy thứ gì để gây ngạc nhiên’” – Vili nhớ lại và phản đối việc mình bị gọi là “nạn nhân”.
“Mary và tôi trở nên gần gũi và tôi đã quên mất vụ cá cược” – anh kể.
Một lần, cảnh sát bắt gặp cặp đôi đang ngồi trong xe của Mary vào buổi tối. Họ đã gọi điện cho mẹ Vili và bà xác nhận rằng Mary là người có thể tin tưởng.
Chồng của Mary là người phát hiện ra mối quan hệ bất chính của vợ và cậu học trò vào tháng 2/1997. Khi đó, anh vô tình thấy những bức thư tình mà vợ mình cất giấu. Tuy nhiên, lúc ấy anh chưa biết cô đã có bầu 6 tháng.
Một người thân của anh đã báo sự việc với cảnh sát và Mary bị bắt và buộc tội hiếp dâm trẻ em.
 |
Mary sinh con gái đầu với Vili khi đang bị gọi hầu toà. Ảnh: AP |
Việc cậu học trò tuổi mới lớn theo đuổi cô giáo, việc cô không biết rằng như thế là phạm tội, việc họ yêu nhau – tất cả làm dấy lên những tranh cãi trong dư luận Mỹ lúc đó.
“Sự tôn trọng, cái nhìn sâu sắc, tinh thần, sự thấu hiểu giữa chúng tôi lớn dần theo thời gian” – Mary chia sẻ với tờ Seattle Times vào năm 1997.
Ban đầu, cảm giác của Mary với Vili chỉ giống như với anh chị em trong nhà, thậm chí cô còn nghĩ rằng có thể một ngày nào đó, cậu học trò sẽ cưới con gái mình.
Nhưng sau đó, họ bị bắt gặp ở nhiều nơi: cửa hàng, phòng tắm, thậm chí các giáo viên còn nhìn thấy họ hôn nhau.
Trong một phiên toà, Vili khai rằng một lần họ còn lẻn ra ngoài để quan hệ với nhau trên mái nhà nhà Mary.
Những tình tiết này đều được ghi lại trong cuốn sách “Nếu Yêu Em Là Sai Lầm” của tác giả Gregg Olsen, xuất bản năm 1999.
Tháng 5/1997, trong khi vẫn còn đang bị gọi hầu toà, Mary đã sinh đứa con đầu tiên với Vili – lúc ấy mới 14 tuổi.
Cuối cùng, cô nhận tội hiếp dâm trẻ em cấp độ 2. “Tôi đã làm một việc mà tôi không có quyền làm cả về mặt đạo đức và pháp lý. Đó là hành động sai lầm. Tôi xin lỗi. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Làm ơn hãy giúp tôi. Hãy giúp tất cả chúng tôi” – Mary nói trước toà.
Cô giáo bị tuyên 6 tháng tù giam và 89 tháng tù treo. Được thả vào tháng 1/1998, Mary bị yêu cầu tránh xa Vili. Lúc này, gia đình cậu đang nuôi đứa con của họ.
 |
Mary bị tuyên án hiếp dâm trẻ em cấp độ 2. Ảnh: AP |
Tuy nhiên, chỉ gần 1 tháng sau, cảnh sát phát hiện người phụ nữ 36 tuổi và cậu bé 14 tuổi lại đang ở trong xe hơi đậu trước cửa nhà cô.
Cảnh sát cho biết, chiếc xe đầy quần áo của Vili, quần áo trẻ con, ảnh, đồ tạp hoá, tài liệu cá nhân và một chiếc hộp bị khoá có 6.200 USD tiền mặt. Chiếc hộp được nhét gần chỗ bàn đạp ga cùng với hộ chiếu của Mary.
Cô đã mua cho Vili một chiếc máy nhắn tin để liên lạc với mình.
Chuyên viên trị liệu của Vili đã thông báo sự việc với Cơ quan Bảo vệ Trẻ em mặc dù họ không có quan hệ tình dục trong xe khi cảnh sát bắt gặp như nhiều tin đồn.
Mary lại bị tống vào tù. “Ai cũng nói chuyện này sẽ xảy ra” – luật sư David Gehrke chia sẻ trên MSNBC vào thời điểm đó.
“Chúng tôi không ngạc nhiên về điều này. Cho dù đó là tình yêu thực sự, tình yêu bệnh hoạn, sự ám ảnh hay là bất cứ thứ gì, thì bạn cũng không thể điều trị trong một tuần rồi nói ‘Cô đã khỏi bệnh’”, vị luật sư nói.
Tháng 3 năm đó, Mary có thai đứa con thứ 2 với Vili.
Trong khi đó, chồng cũ của cô – Steve Letourneau đã ly hôn với vợ và chuyển 4 đứa con tới Alaska.
“Tôi không nói nên lời” – Steve chia sẻ với tờ People vào tháng 3/1998 sau khi Mary bị giam giữ lần 2. “Nó giống như bạn chụp xong một bức ảnh gia đình rồi ném nó xuống đất. Bọn trẻ đối mặt với mọi việc khá tốt mặc dù có tức giận” – anh nói.
Trong 7 năm rưỡi ngồi tù, Mary không được phép nhận bất cứ cuộc gọi hay viếng thăm nào của Vili mặc dù họ có cố gắng nhắn tin cho nhau.
Trong tù, cô quản lý một phòng thí nghiệm toán học, hoà hợp với các bạn tù khác mặc cho một số nhân viên nhà tù rất “độc miệng” với cô.
Với Mary, một trong những nỗi đau của cô trong thời gian ngồi tù là không được phép tham dự lễ tang của bố vào năm 2001.
Đến tháng 8/2004, Mary ra tù.
“Cô ấy muốn làm mẹ, muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội” – luật sư của cô chia sẻ với tờ AP thời điểm đó.
“Tôi không biết cảm xúc lúc này của mình là gì” – Vili chia sẻ vào đêm trước ngày Mary hết hạn tù. Cậu thừa nhận: “Khá lo lắng, nhưng tôi biết tôi yêu cô ấy”.
Trong thời gian Mary ngồi tù, Vili đã bỏ học. Cậu tiệc tùng, uống quá nhiều, trong khi mẹ cậu cố gắng kiện nhà trường vì đã để xảy ra sự việc.
2 tháng sau khi ra tù, trong cuộc phỏng vấn với Larry King, Mary tiết lộ họ đã đính hôn.
Cô cũng cho biết, khi có bầu đứa con đầu tiên với Vili, cô đã lên kế hoạch nghỉ thai sản và tìm một công việc khác. Nhưng việc chồng cũ phát hiện ra mọi chuyện đã phá vỡ kế hoạch.
 |
Mary và Vili đã kết hôn với nhau khi cô ra tù và cậu học trò đủ tuổi. Ảnh: ABC |
Tháng 5/2005, Mary và Vili kết hôn khi một người ở tuổi 43, người kia ở tuổi 21. Trong lễ cưới, các con gái là người đi sau tung hoa cho cô dâu, chú rể.
 |
Cặp vợ chồng "đôi đũa lệch" cùng 2 cô con gái. Ảnh: ABC |
Họ cùng nhau nuôi dạy con cái. Vili là một DJ, trong khi Mary trở thành một trợ lý pháp lý.
Tuy nhiên, giống như nhiều cuộc hôn nhân khác, họ cũng trải qua một số biến cố không mong muốn. Hồi tháng 6/2017, Vili đã nộp đơn xin ly thân với Mary. Nhưng 1 năm sau, họ lại tái hợp vì nhận ra còn cần đến nhau.

Tình yêu chàng Tây dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nại giao thông
Tâm thư của chàng trai ngoại quốc dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nạn giao thông khiến mọi người vô cùng cảm động.
" alt=""/>Chuyện tình cô giáo 34, học trò 13 kết hôn sau 2 lần lãnh án tù