Hình ảnh không có trên truyền hình của BTV Lê Hằng
Theo đánh giá từ các chuyên gia, trong nền kinh tế số đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, cơ hội là công bằng tất cả các doanh nghiệp trong việc kết nối và hợp tác.
Trong khuôn khổ một hội thảo vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tập trung bàn luận về các cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam trong “nền kinh tế số” và quá trình hội nhập vào “kinh tế số”, liên quan đến các chủ đề về cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt trong kinh doanh thương mại điện tử, các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet, các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện như các dòng chảy Fintech, blockchain…
Theo đánh giá của ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcom Đông Dương, Internet di động đang là xu hướng chính và sự phát triển của hạ tầng di động cụ thể là hạ tầng 4G, 5G sẽ đóng vai trò quan trọng để Việt Nam tiến đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phát triển nền kinh tế số. IoT sẽ là xu hướng và đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang dựa trên nền tảng của công nghệ.
Ông Thiều Phương Nam nhận định: Việt Nam đã có sự phát triển ngoạn mục trong ngành viễn thông di động. Sự phát triển của công nghệ di động cũng như IoT thì sự chuyển đổi trong một số ngành công nghiệp diễn ra nhanh và mở ra nhiều lĩnh vực cũng như cơ hội.
Về phần mình, đại diện ZTE cho biết: "Trong một thị trường đang phát triển mạnh như hiện nay thì cơ hội là công bằng cho các nhà mạng, công ty viễn thông hay bất cứ doanh nghiệp lớn, nhỏ trong việc kết nối và hợp tác".
" alt=""/>Doanh nghiệp phải chuyển đổi môi trường kinh doanh để cạnh tranh trong CMCN 4.0Tiếp bước Trường Hải, Nissan Việt Nam cũng thực hiện đợt giảm giá riêng cho dòng SUV X-Trail.
" alt=""/>SUV phân khúc 1 tỷ đồng đua giảm giá và ưu đãiEric Schmidt - Chủ tịch điều hành công ty mẹ Alphabet của Google đang trong quá trình xin từ chức, ông là người có đóng góp lớn giúp Google trở thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh trên toàn cầu, tin tức được ông chính thức đăng tải trên Twitter thứ 5 vừa qua.
Sự thay đổi cũng bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ cuộc họp thường niên vào tháng 1 của Alphabet. Công ty cho biết đang tìm người mới để thay thế vị trí của ông với tư cách là chủ tịch đơn thuần. Schmidt đã tuyên bố: "Larry, Sergey, Sundar và tôi đều tin rằng sự thay đổi lúc này là hợp lý và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của Alphabet. Mọi dự án khác cũng như Google vẫn trong tiến trình hoạt động tốt". Ông sẽ giữ nguyên công ty mẹ Alphabet và đảm nhận vai trò tư vấn kỹ thuật cho công ty. Sau khi nghỉ hưu, ông sẽ dành thời gian cho từ thiện và nghiên cứu "các vấn đề khoa học công nghệ khác".
Schmidt đã làm Giám đốc điều hành của Google từ năm 2001 và trở thành Chủ tịch điều hành của hãng sau 10 năm (2011). Ông cùng 2 nhà sáng lập là Larry Page và Sergey Brin đưa Google trở thành công ty thương mại quyền lực như ngày nay.
Năm 2015, sau khi Google thành lập Alphabet làm công ty mẹ của mình, 3 người họ đã chia nhau các vị trí: Schmidt - Chủ tịch điều hành của công ty cổ phần, Page là Giám đốc điều hành công ty và Sundar Pichai đảm nhiệm vị trí CEO của Google. Các công ty chị em của Google thuộc quản lý của công ty mẹ Alphabet như Nest và X thì nghiên cứu về các công nghệ trong tương lai.
Đây là nguyên văn bài viết của Schmidt trên Twitter:
![]() |
"Sau 10 năm làm CEO và 7 năm là Chủ tịch điều hành, cuối cùng tôi đã có thể làm công việc liên quan đến từ thiện, cũng như khoa học công nghệ theo ước nguyện của mình. Tôi mong muốn được hợp tác với Larry và Sergey trong các dự án tương lai tại Alphabet".
" alt=""/>Chủ tịch điều hành Google xin từ chức sau 17 năm đóng góp