Điện thoại Sony qua từng năm không có nhiều khác biệt
Một trong các lý do chính khiến smartphone Sony không thành công các năm tiếp theo chính là chiến lược chung dành cho thị trường. Sony muốn trở thành “Apple của giới Android” bằng cách chỉ cung cấp điện thoại cao cấp. Năm 2012, CEO Sony Mobile nhận định “nơi nào có giá trị, nơi đó có tiền”, ám chỉ phân khúc cao cấp và bổ sung mục tiêu đó nhằm dựa vào thế mạnh chính là hình ảnh cao cấp mà Sony nắm giữ.
Dù vậy, sức hấp dẫn của Apple không dễ gì bắt chước và thị trường Android trong các năm đầu tiên lại rất khác so với iPhone. Người dùng Android có nhiều lựa chọn hơn, không cần phải là các thiết bị đắt tiền mới đáp ứng được nhu cầu của họ. Một điểm gây bất lợi lớn cho Sony tại Mỹ là quan hệ với nhà mạng. Dường như Sony từ chối điều chỉnh điện thoại theo yêu cầu từ nhà mạng cũng như các bất đồng về ăn chia khi bán máy qua nhà mạng.
Không lâu sau đó, Sony dừng phân phối điện thoại qua kênh này, ảnh hưởng lớn đến doanh số và thiếu đi sự hiện diện thương hiệu trước khách hàng tiềm năng. Động thái đó gây hậu quả tiêu cực khác đến Sony. Không rõ vì sao Sony phải vô hiệu hóa cảm biến vân tay hoặc loại bỏ tính năng ấy khi bán smartphone tại Mỹ.
Trên hết, Sony từ chối điều chỉnh giá bán, vẫn giữ giá cao ngất so với các điện thoại cùng cấu hình khác. Không cần phải là chuyên gia tiếp thị, bạn cũng biết được Sony nên thay đổi nhưng họ không làm như vậy.
" alt=""/>Vì sao Sony mất chỗ đứng trên thị trường smartphone?Bitcoin vẫn chưa lấy lại được vị thế của mình.
" alt=""/>Giá Bitcoin hôm nay 10/2: Tăng vượt ngưỡng 3.600 USD/BTC