Thằng bé làm hành
Chúng tôi đến cơ sở Văn Thành trên Quốc lộ Nam sông Hậu ngang qua khóm Cà Săng (P.2 TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng). Đây là một trong vài cơ sở tại địa phương chuyên thu mua hành tím.
Trên một diện tích khá rộng được lợp tôn, 8 người phụ nữ và 2 đứa trẻ đang cặm cụi lựa hành. Họ làm việc trong yên tĩnh. Những câu chuyện chỉ được kể cho nhau vừa đủ nghe và thỉnh thoảng có những tiếng cười vang lên.
![]() |
Cánh đồng hành. |
Thằng bé cặm cụi làm việc. Chiếc áo trắng trên người nó đã có vài chỗ bẩn. Nó cẩn thận rút một củ hành vuốt thật thẳng những cọng lá hành đã khô nhập lại thành những lọn hành đẹp mắt. Nó vẫn cứ làm mặc dù một đứa bé khác, em nó chạy lăng xăng trong khu vực ...
Tôi đến gần nó. Đưa máy lên ghi hình. Nó nhoẻn miệng cười và bình thản làm việc. Đôi tay nó vẵn thoăn thoắt. Bên cạnh nó, những lọn hành đã bó xong càng lúc càng nhiều...
![]() |
Bé Thạch Tâm đang lựa hành. |
- Con còn đi học không ?
Tôi hỏi nó. Nó cúi đầu. Nụ cười đã tắt. Người phụ nữ bên cạnh nói với nó bằng một thứ ngôn ngữ lạ hoắc. Thì ra nhưng người làm việc ở đây đều là dân tộc Khmer - một tộc người tuy ít người nhưng lại chiếm đa số ở 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng và Trà Vinh.
Thằng bé nhìn tôi bẽn lẽn: "Dạ con học buổi sáng". Nó nói vừa đủ nghe. Nó phát âm theo giọng Khmer nên hơi nặng nhưng rất chân phương và mộc mạc.
Nó nói thêm: "Con tên Thạch Tâm, 13 tuổi. Con học lớp 6 tại trường trung học cơ sở phường 2".
![]() |
Trồng hành. |
Nói đến đây, thằng bé dừng lại. Dường như đôi mắt nó đỏ hoe. Người phụ nữ bên cạnh nó đỡ lời: "Nhà nó nghèo lắm. Ba làm thợ hồ, mẹ đi làm hành đang ngồi đằng kia kìa". Chị chỉ tay về phía mẹ nó rồi nói tiếp: "Nó chỉ làm một buổi thôi. Chủ cho cơm ăn và 20.000 đồng tiền công. Nó đưa cho mẹ nó hết để lo tiền ăn học".
Nghe đến đây thì tôi đã hiểu tại sao đôi mắt của Thạch Tâm lại đỏ hoe. Nó muốn khóc khi có ai hỏi về gia cảnh của nó. Nhưng nó có hiểu đâu, đa số những người dân ở đây đều nghèo.
![]() |
Thu hoạch hành. |
Suốt ngày họ ở ngoài đồng "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Tiền công kiếm được cũng chỉ đủ cho gia đình sống qua ngày. Vì thế, con cái họ nếu có ý thức sẽ đi làm tiếp sức cùng cha mẹ mưu sinh.
Nghề hành ở Vĩnh Châu
Chuyến công tác về TX Vĩnh Châu lần này, tôi được may mắn gặp được anh. Anh đi cùng chúng tôi suốt lộ trình dọc theo quốc lộ Nam sông Hậu xuôi theo hướng về Cần Thơ.
![]() |
Chuyển hành về bãi. |
Anh là người Khmer. Anh nói, người Khmer là dân bản địa. Họ thuộc về tộc người thiểu số. Cuộc sống còn rất nghèo và dân trí còn thấp. Ở Vĩnh Châu này, người Khmer chiếm đến gần 75% dân số. Còn lại là người kinh và người Hoa.
Cả 3 dân tộc này chung sống hòa thuận từ nhiều thế kỷ nay. Người dân ở đây ai cũng có thể sử dụng 3 ngôn ngữ Việt, Khmer và Hoa cùng lúc.
Anh đưa tôi đi hết phường 2 và xã Vĩnh Hải xuyên qua những cánh đồng hành bạt ngàn. Anh kể, người dân ở đây đa số trồng hành manh mún mỗi người được vài công (1 công - sào nam bộ - 1.000m2). Một số ít có đến vài ha/người. Đất ở Vĩnh Châu này có thổ nhưỡng hợp với cây hành nên đa số chọn hành làm cây chủ lực để sinh sống.
![]() |
Bãi hành. |
Giống hành tím có thời gian sinh trưởng 60 - 65 ngày. Một công đất chỉ cần 60 - 90 kg là có thể thu hoạch từ 1 tấn - 1,5 tấn hành thương phẩm. Ở Vĩnh Châu mùa vụ trồng hành thương phẩm từ tháng 9-11 âm lịch, thu hoạch từ tháng 11-1 âm lịch.
Sau đó, người dân cho đất nghỉ vài tháng bằng cách trồng lại trên đất ấy rau thơm, ớt hoặc lúa. Đến khoảng tháng 4 âm lịch, người trồng hành mới bắt đầu trồng tiếp hành giống để phục vụ mùa hành kế tiếp.
![]() |
Thanh toán tiền công cho một ngày làm việc tại đồng. |
Nói như thế cũng đủ cho chúng ta hiểu rằng nghề trồng hành rất có lãi. Chi phí đầu tư ít nhưng thu hoạch rất cao. Một chủ hành cho chúng tôi biết chỉ cần hành có giá từ 10.000đ/kg trở lên là đã có lãi.
Vậy mà cũng có năm bị lỗ nặng. Nguyên nhân được xác định do người trồng quá nhiều nên rớt giá, có lúc chỉ còn 4.000đ - 6.000đ/kg. Có người chờ hành lên giá nhưng khi bán được thì hành đã hư hỏng phải đem đi đổ.
Những người chủ sản xuất hành đã hiểu được giá trị của định luật cung cầu. Vì thế, mức sản xuất của những năm gần đây tương đối ổn định và giá hành đã vượt ngưỡng 10.000đ/kg.
Vậy mà người dân Vĩnh Châu gắn bó với cây hành từ hàng chục năm qua vẫn nghèo đói. Họ vẫn sống trong thiếu thốn và bệnh tật...
Theo Thạc sĩ Dương Vĩnh Hảo, hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Hành tím có tên khoa học là Allium ascalonicum, bắt nguồn từ chữ Ascalon - tên của một thị trấn ở miền Nam Palestin - nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này. Ở Việt Nam, hành tím được trồng ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và các nơi khác như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), huyện Gò Công (Tiền Giang), huyện Ba Tri (Bến Tre), huyện Duyên Hải (Trà Vinh), thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu)... |
Bí quyết bảo quản giầy da 10 năm không hỏng
Cách chọn trang phục cho người da ngăm đen
10 thói quen ăn mặc giúp quý ông sống khỏe mạnh hơn
Cách mặc đẹp giúp bạn trẻ ra vài tuổi
Mùa hè là thời điểm lên ngôi của những chiếc sơ mi sáng màu vừa trẻ trung, vừa lịch sự. Hầu hết cánh mày râu đều tỏ ra hài lòng với vẻ thời trang và phong cách của sơ mi. Tuy vậy, không phải ai trong số đó cũng nắm rõ những quy tắc đơn giản để mặc đẹp. Chỉ một chút lơ là cũng khiến chiếc áo vốn lịch thiệp trở thành kém sang trọng và mất giá.
‘Nghiện’ sơ mi nhưng cánh mày râu phải biết cách để chinh phục chúng!
Thế nào là chiếc áo vừa vặn?
Chính thói quen mua áo theo số là nguyên nhân khiến bạn ‘rước’ phải những món trang phục như đi mượn. Trước khi quyết định chọn lựa, tốt nhất cánh mày râu nên ướm thử chiếc áo lên người để cảm nhận sự phù hợp và vừa vặn. Chiếc áo đúng kích cỡ phải đảm bảo cho người mặc thoải mái khi di chuyển, làm việc. Sau khi cài toàn bộ khuy áo, bạn hãy thực hiện thao tác vươn tay, vặn người hoặc với xa lấy đồ vật. Cuối cùng, sơ – vin rồi đứng lên ngồi xuống một chút để kiểm tra độ dài của áo nhé!
Những chiếc áo sơ mi dáng suông thường mang lại cảm giác thoải mái, phóng khoáng mà vẫn lên dáng đẹp không kém gì những chiếc áo body bó sát.
Tiêu chí chọn chất liệu
Chất liệu chiếc áo quyết định cảm giác của người mặc, ‘phom’ dáng và cả...mùi cơ thể. Thông thường khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể nam giới tiết ra lượng mồ hôi lớn. Một số vùng như thắt lưng, nách bị đọng nước, gây cảm giác ướt dính và sinh ra mùi cơ thể. Chính yếu tố này buộc cánh mày râu phải quan tâm đặc biệt tới chất liệu áo sơ mi. Họ nên lựa chọn chất cotton để có được chiếc áo vừa tôn dáng, vừa thấm mồ hôi, mang lại cảm giác thoáng, nhẹ.
Áo sơ mi nam được sản xuất từ chất liệt cotton 100% có khả năng thấm mồ hôi cao hơn, mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu trong tiết trời nóng nực.
Đừng ra đường với một chiếc áo nhăn
Khoác vội chiếc sơ mi nhăn nhúm ra đường là chuyện thường gặp ở những người đàn ông khan hiếm thời gian dành cho chuyện ăn mặc. Điều này tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm khi khiến họ trông thật luộm thuộm và kém tinh tế. Đặc biệt là khi giao tiếp với cấp trên, bạn bè và đối tác...chiếc áo sơ mi không được là lượt phẳng phiu sẽ ‘phản chủ’, khiến bạn vô tình mất điểm.
Dành một chút thời gian trong ngày để chăm chút cho chiếc áo sơ mi chính là cách đơn giản giúp nâng tầm đẳng cấp của bạn.
Nếu bạn không có thì giờ để là áo sơ mi trước mỗi lần mặc? Hãy chịu khó giũ áo nhiều lần sau khi giặt rồi mới phơi lên. Với áo sơ mi, tuyệt đối không nên gấp và cất gọn. Chúng cần được treo phẳng phiu trên móc áo trong tủ đứng.
Lỗi cơ bản khi phối cùng quần
Sơ mi là món trang phục dễ tính, nhưng không có nghĩa bạn có thể kết hợp cùng mọi chiếc quần.
Luôn tuân thủ quy tắc thương phản là bí quyết ‘chuẩn’ nhất để mặc đẹp sơ mi và quần âu. Cánh mày râu chớ dại mà kết hợp những chiếc sơ mi sáng màu với quần màu be, kem hay xám nhạt...tất cả sẽ tạo nên một tổng thể nhạt nhòa, vừa nhàm mắt lại không có sức hút. Tương tự với quần jeans đen, nâu, xanh tím...mặc gì thì mặc chứ đừng khiến mình tối đi vì cây đồ u ám.
Đừng bao giờ phối áo sơ mi với quần âu cùng tông nếu không muốn trở thành ‘thảm họa’.
Chọn thắt lưng sao cho đẹp?
Thật khó coi nếu cánh mày râu diện sơ mi đóng thùng cùng quần âu mà thiếu đi món phụ kiện thắt lưng. Ở vị trí hút mắt, thắt lưng đóng vai trò làm nổi bật cây đồ, bật mí về gu thâm mỹ và đẳng cấp thời trang của phái mạnh.
Có thể nói : đen, nâu sẫm và nâu vàng là những màu sắc ‘kinh điển’ của những chiếc thắt lưng. Đây là 3 sắc màu dễ phối với các tông màu khác, sự đa dạng và đa dụng khiến chúng luôn là những lựa chọn hàng đầu của cánh mày râu khi mua sắm cho mình những chiếc thắt lưng.
Thắt lưng đen, nâu sẫm và nâu vàng là sự lựa chọn an toàn nhất cho những quý ông không quá sành về thời trang.
Một lời khuyên dành cho các bạn, nên chọn chiếc thắt lưng nam màu đen bản nhỏ cho những dịp lễ hay hội họp, và một chiếc bản vừa phải màu nâu hoặc nâu vàng cho trang phục hằng ngày. Nếu chúng quá to sẽ khiến chiếc thắt lưng trông thật rẻ tiền, còn quá nhỏ sẽ làm người đối diện lầm tưởng bạn dùng nhầm món phụ kiện của phụ nữ.
Hãy để BST Áo sơ mi nam ‘sang & đẹp’ tại VNNShop đồng hành cùng mùa hè của quý ông! Website: VNNShop.vn Fanpage: Facebook.com/vnnshop.vn/ Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà C’land - 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội |
Hồng Nhung
" alt=""/>Áo sơ mi nam : Xu hướng áo sơ mi nam hàng hiệu năm 2017Xóm người mù
Xe chạy trên quốc lộ ngang qua những bãi hành đang phơi, chúng tôi ghé vào một xóm nhỏ ngoằn ngoèo, rồi dừng lại trước căn nhà ọp ẹp.
Nơi đây thuộc ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải là một trong nhiều địa phương của thị xã Vĩnh Châu có nhiều người mù mắt. Dư luận ở đây cho rằng, nguyên nhân gây mù là do hành.
Một phụ nữ đứng tuổi từ bên trong căn nhà chật chội, ẩm thấp bước ra, trao đổi bằng tiếng Khmer. Nhà của bà là một trong những gia đình có nhiều người bị mù.
![]() |
Bà Lâm Thị Tuyết (bà Sóc) bị mù 1 mắt và các cháu nội, ngoại. |
Bà tên là Lâm Thị Tuyết, 63 tuổi, người Hoa gốc Tiều Châu. Nhà bà rất nghèo. Ngôi nhà bà đang ở được xây dựng tạm trên khu đất thuê của người khác.
Bà có 4 người con, nay đã lập gia đình. Những đứa trẻ này là cháu nội, ngoại bà đang phải chăm sóc.
![]() |
Chị Thái La - mù một mắt vẫn lao động để kiếm sống. |
Bà Tuyết cho biết, gia đình bà đều làm nghề hành từ hàng chục năm nay. Nhưng không may, cả bà và 4 người con đều bị tổn thương về mắt. 2 người mù hẳn và 3 người mù 1 mắt, trong đó có bà.
Con gái út của bà ngoài mù mắt, còn bị khối u vùng kín nhưng không tiền chữa trị. Dù bị thương tật mắt nhưng họ vẫn phải làm hành bởi theo lời bà nói: "Không làm lấy gì mà nuôi con?".
Hàng xóm của họ là là gia đình bà Lý Thị Hiên (60 tuổi) cũng có gia cảnh bi đát không kém. Cũng như bà Tuyết, bà Hiên và 2 con đều bị những tổn thương nặng về mắt nhưng vẫn phải tiếp tục gắn bó với cây hành.
Được biết, đây cũng là tình cảnh chung của người dân trong xóm. Điều đáng quan ngại là họ đều là những gia đình nghèo nên vẫn phải lao động miệt mài để kiếm miếng cơm...
![]() |
Vợ chồng anh Thái Kha (mù 2 mắt) cùng 4 đứa con thơ tại nơi làm việc. |
Rời khỏi xóm mù, chúng tôi trở ra quốc lộ, ghé vào một điểm thu mua hành. Nơi đây hàng chục công nhân đang lựa hành để buộc lại thành từng lọn. Họ làm việc rất chăm chỉ với đôi bàn tay thoăn thoắt.
Họ đều là những người mù nhưng vẫn phải lam lũ kiếm sống. Chúng tôi không khỏi nhói lòng khi chứng kiến đôi vợ chồng trẻ và 4 đứa con thơ. Người chồng, anh Thái Kha, 40 tuổi, mù hẳn 2 mắt vẫn mò mẫm bốc từng củ hành trong khi 4 đứa con dại quanh quẩn bên mình...
Mù không phải do hành gây ra
Nguyên nhân gây ra bệnh mù lòa ở đây có phải vì hành hay không chưa được khẳng định nhưng con số người mù tại thị xã Vĩnh Châu vẫn là con số cao. Nhiều nông dân trồng hành bỗng nhiên bị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh giác mạc.
![]() |
Vừa lớn tuổi, mù cả 2 mắt nhưng người phụ nữ này vẫn phải mò mẫm để làm việc. |
Từ năm 2000 đến nay đã có 3 cuộc khảo sát để tìm nguyên nhân mù lòa tại các xã trồng hành tím. Kết quả cho thấy, năm 2002, cứ 175.000 người, tỷ lệ mù chiếm 0,9%. Con số này tăng lên vào năm 2006 là 0,36% rồi giảm một chút vào năm 2013, tỷ lệ 0,34%.
Qua các cuộc khảo sát này, nguyên nhân chưa được công bố thì đến năm 2015, số người mù tại Vĩnh Châu đã lên đến 1.200 người. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng nên Bộ Y tế đã giao cho Viện Y tế Công cộng TP.HCM điều tra tìm nguyên nhân gây tổn thương mắt.
![]() |
Tấm biển tuyên truyền phòng chống tổn thương mắt khi canh tác. |
Như VietNamNet đã đưa tin, trong đợt khảo sát này, GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến tìm hiểu thực tế tại các gia đình có người bị mù.
GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế kết luận, không phải do hành tím hay do phun thuốc trong sản xuất hành tím gây ra. Thứ trưởng nhấn mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề an toàn vệ sinh lao động của chính người dân trong sản xuất hành tím.
Theo đó, trong quá trình chế biến hành, nông dân chưa áp dụng đúng các biện pháp bảo hộ lao động nên cay mắt, chảy nước mắt nhiều và viêm nhiễm. Bệnh đau mắt tại đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nên hầu hết các trường hợp viêm loét giác mạc và bị mù tại Vĩnh Châu có thể dự phòng và điều trị được.
Sáng 16/3, trao đổi với VietNamNet, Bs. Vương Văn Quang, GĐ Trung Tâm Y tế TX Vĩnh Châu, cho biết, từ năm 2015 đến nay, sau nhiều đợt truyên truyền vận động tại Vĩnh Châu, chưa có thêm một trường hợp mù nào được phát hiện.
Bs Quang khẳng định, đây là một loại chấn thương nông nghiệp - không chỉ riêng với hành - trong quá trình canh tác. Sau khi mắt bị tổn thương, người nông dân điều trị không đúng cách, như mua thuốc đau mắt về tự chữa, nếu không khỏi dùng lá thuốc đông y đắp lên mắt.
Cách tự chữa này sẽ gây sẹo giác mạc hoặc teo nhãn cầu vĩnh viễn dẫn đến mù lòa.
![]() Cậu bé lớp 6 nhòe mắt cầm 20 nghìn tiền công mỗi ngàyThằng bé nước da đen nhẻm. Đôi mắt nó sáng rực. Khuôn mặt nó thật tươi với nụ cười đang nở trên môi. Vị trí nó ngồi, lọt thõm vào giữa. " alt=""/>Gia cảnh bi đát của những người mù ở 'thủ phủ' hành tím
|