Cụ thể, trong tháng 9 lượng xe bán ra của 5 mẫu xe bán tải gồm Ford Ranger, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50 và Isuzu D-Max là 1.770 xe, tăng 149,3% so với tháng 8 (bán 710 xe), nhưng giảm 12,5% so với tháng 9/2020 (bán 2.023 xe).
Lũy kế 9 tháng của năm 2021, thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ 15.476 xe bán tải, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 12.210 xe).
Thứ hạng các mẫu xe bán tải tính theo tháng 9 có sự thay đổi nhẹ so với tháng 8 khi hai mẫu xe là Mitsubishi Triton và Mazda BT-50. Dưới đây là danh sách và lượng tiêu thụ cụ thể.
![]() |
Bảng so sánh mức tiêu thụ của 5 mẫu xe bán tải trong tháng 9/2021 và 9/2020 |
1. Ford Ranger: 1.158 xe
Kết thúc tháng 9, Ford Ranger bán được 1.158 xe, tăng tới 192% so với tháng 8 (bán 396 xe), nhưng giảm 22,8% so với tháng 9/2020 (bán 1.500 xe). Cộng dồn 9 tháng đã qua, Ford Ranger bán được 9.776 xe, vẫn tăng trưởng 20,67% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 8.101 xe).
![]() |
Ford Ranger |
Hiện tại, Ford Ranger đã được lắp ráp tại Việt Nam từ tháng 6/2021 gồm các phiên bản: XL, XLS, LTD và Wildtrak giá 616-925 triệu đồng. Riêng bản XLS (cả MT và AT, giá lần lượt 630 triệu và 650 triệu đồng) vẫn duy trì nhập khẩu từ Thái Lan để bán song song với các phiên bản lắp ráp. Thông số các phiên bản lắp ráp không thay đổi so với xe nhập khẩu, nhưng nhà phân phối sẽ chủ động được nguồn cung hơn trước.
2. Toyota Hilux: 337 xe
Trong tháng 9 vừa qua, Toyota Hilux bán được 337 xe, tăng 108% so với tháng 7 (bán 162 xe), và tăng 55,3% so với tháng 9/2020 (bán 217 xe). Lũy kế từ đầu năm, Hilux bán được 2.799 xe, tăng 97,5% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 1.417 xe).
![]() |
Toyota Hilux |
Toyota Việt Nam đã giới thiệu mẫu bán tải Hilux phiên bản 2020 ra thị trường từ tháng 8/2020 và duy trì đến nay với 4 phiên bản. Ở phiên bản mới, Hilux đắt nhất ở mức 913-921 triệu và rẻ nhất 628-636 triệu. Mức tăng cao nhất thuộc về bản 2.8 4x4 AT Adventure, thay thế bản 2.8G 4x4 AT, tăng 35-43 triệu.
3. Mitsubishi Triton: 156 xe
Trong tháng 9, Mitsubishi Triton bán được 156 xe, tăng 232% so với tháng 8 (bán 47 xe), giảm nhẹ 9,3% so với tháng 9/2020 (bán 172 xe). Lũy kế 9 tháng, Mitsubishi Triton bán được 1.897 xe, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 1.495 xe). Kết quả này giúp Triton đã nhảy 1 bậc từ vị trí số 4 của tháng trước lên số 3.
![]() |
Mitsubishi Triton |
Hiện tại, Mitsubishi Triton 2021 đang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 7 phiên bản, giá bán dao động từ 555 đến 865 triệu đồng.
4. Mazda BT-50: 110 xe
Kết thúc tháng 9 vừa qua, Mazda BT-50 bán được 110 xe, tăng 5 xe so với tháng 8 (bán 105 xe), bằng đúng lượng bán so với tháng 9/2020 (bán 105 xe). Cộng dồn 9 tháng đã qua, Mazda BT-50 bán được 913 xe, giảm 11,18% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 1.028 xe). Dù kết quả tốt nhưng BT-50 vẫn phải nhường vị trí cho đối thủ Mitsubishi Triton.
![]() |
Mazda BT-50 thế hệ mới |
Cuối tháng 8 vừa qua, thế hệ mới All New Mazda BT-50 đã chính thức ra mắt và tiếp tục có 4 lựa chọn phiên bản là 1.9 Premium (4x4); 1.9 Luxury (4x2); 1.9 AT (4x2) và 1.9 MT (4x2), giá bán khởi điểm từ 659 triệu.
5. Isuzu D-Max: 9 xe
Kết quả bán hàng tháng 9 của Isuzu D-Max đã tốt hơn tháng 8 (bán 0 xe) với 9 xe, giảm 62,5% so với tháng 9/2020 (bán 24 xe). Cộng dồn 9 tháng, D-Max bán được 91 xe, giảm 46,1% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 169 xe).
![]() |
Isuzu D-Max thế hệ mới |
Isuzu D-Max thế hệ mới được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam với 3 phiên bản thay vì 4 bản như trước từ tháng 4. Giá dao động từ 630-850 triệu đồng. So với thế hệ cũ, Isuzu D-Max bị chê bởi giá bán đắt, tăng cả trăm triệu so với trước đây nên sẽ khó cạnh tranh so với các đối thủ mạnh khác.
Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Doanh số xe bán tải trong tháng 8/2021 sụt giảm chung theo thị trường, nhưng vẫn ổn định hơn so với các phân khúc khác. Ngoài Ford Ranger và Toyota Hilux giữ vững ngôi nhất nhì, nhóm còn lại là sự cạnh tranh giữa Mazda BT-50 và Mitsubishi Triton.
" alt=""/>Bán tải tháng 8: Mazda BTNgày 21/2, ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, cùng Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã đến thăm và làm việc tại Tập đoàn FPT.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, đây là buổi làm việc đầu tiên trong suốt 35 năm qua của FPT với các trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Ngay từ ngày đầu thành lập, FPT đã mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới hùng mạnh bằng đổi mới, sáng tạo trong khoa học và trong suốt 35 năm qua, FPT luôn kiên định con đường này.
FPT đã hiện thực hóa khát vọng đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra toàn cầu. Con số 1 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, hợp đồng quy mô hàng trăm triệu USD, hiện diện tại 30 quốc gia trên toàn cầu và đội ngũ nhân sự với hơn 70 quốc tịch đã minh chứng cho điều này.
Cũng theo ông Khoa, trong lĩnh vực giáo dục, Tổ chức giáo dục FPT đã khẳng định được vị thế với 145.000 người học quy đổi trên toàn hệ thống. Trong lĩnh vực viễn thông, FPT có hạ tầng viễn thông, dữ liệu tầm cỡ khu vực.
Tại sự kiện, ông Khoa cùng lãnh đạo các công ty thành viên; lãnh đạo các chi nhánh, văn phòng của công ty tại nước ngoài đã nêu ra nhiều đề xuất nhằm giúp đưa ngành CNTT Việt Nam vươn xa và cao hơn nữa trên quy mô toàn cầu.
Cụ thể, đại diện FPT đề xuất cần thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ để tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu cho ngành CNTT của Việt Nam như một điểm đến hàng đầu với nguồn lực tốt nhất về chuyển đổi số, AI, Big Data, Automotive, Chip. Trong lĩnh vực đào tạo, đại diện FPT mong muốn Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện tại nước ngoài thúc đẩy các chương trình hợp tác về giáo dục và chuyển giao chương trình đào tạo đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ mới AI, chip bán dẫn. Ngoài ra, đại diện FPT cũng mong muốn Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tại nước ngoài hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn xin visa làm việc dài hạn tại một số thị trường trọng điểm.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chia sẻ cảm xúc ấn tượng, tự hào và tin tưởng khi đi tham quan văn phòng và xem các cán bộ trẻ của FPT trình diễn năng lực của công ty trong các lĩnh vực công nghệ mới AI, Cloud, Automotive, trung tâm dữ liệu.
“Tôi ấn tượng về năng lực của FPT, các bạn đã tiếp cận được những công nghệ hàng đầu của thế giới trên các lĩnh vực AI, Cloud…. FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu của đất nước. Đồng thời, tự hào khi những công nghệ này đều do những người Việt trẻ nghiên cứu và phát triển”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết.
Về những đề xuất của FPT, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ ghi nhận và sẽ cùng các Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài xem xét tháo gỡ.
Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định, Bộ Ngoại giao hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp và hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng là doanh nghiệp có tầm cỡ và năng lực, phải khắc sâu vào đối tác Việt Nam là người chơi mới. Thứ trưởng cũng đề nghị, các đại sứ hãy truyền thông để khắc sâu vào khách hàng những thế mạnh này của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hơn hai thập kỷ trước, FPT có khát vọng đem trí tuệ và công nghệ Việt Nam ra toàn cầu. Từ nhóm 17 người đầu tiên, hiện FPT đã có 30.000 lập trình viên, kỹ sư, chuyên gia công nghệ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài. Từ một công ty không vốn liếng, không thương hiệu, FPT đã đứng trong Top 8 nhà tư vấn tốt nhất về IoT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Công ty cũng đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, trở thành doanh nghiệp công nghệ đầu tiên của Việt Nam gia nhập nhóm doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD của thế giới. FPT cũng đã dịch chuyển mạnh mẽ sang những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ, khi có tới gần 50% tổng doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài đến từ dịch vụ chuyển đổi số. Trong đó, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud - chiếm 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số, các công nghệ khác như AI, phân tích dữ liệu chiếm 12%...
FPT đang hướng đến cột mốc tiếp theo 5 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ mới của thế giới. Trong đó, Chip và AI được FPT xem là những hướng đi trọng tâm trong thời gian tới, là một trong những yếu tố then chốt để Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
" alt=""/>Truyền thông ra nước ngoài khắc sâu vào đối tác “Việt Nam là người chơi mới”Trong tập ghi hình này, có 2 nghệ sĩ là NSƯT Lê Thiện và NSƯT Kim Phương sẽ cùng xuất hiện để đồng hành cùng CLB. Sự gắn kết với nghệ sĩ không chỉ mang lại niềm vui và cảm xúc cho người cao tuổi trong CLB, mà còn giúp các cô các bác học hỏi thêm những kỹ thuật mới, rèn luyện kỹ năng biểu diễn, tăng cường sự tự tin trên sân khấu.
Ông Nguyễn Việt Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VPMilk, đại diện nhãn hiệu XO Care chia sẻ: “Được đồng hành cùng chương trình “Kỷ niệm tuổi vàng” là niềm vinh dự đối với chúng tôi. Trải qua 14 tập phát sóng, cảm nhận được năng lượng tích cực từ thể chất và tinh thần của các cô chú dù đã bước vào độ "tuổi vàng", điều này đã tiếp thêm động lực cho XO Care để tiếp tục cùng thực hiện tập đặc biệt”.
Hơn thế nữa, chương trình đã tạo điều kiện cho các thành viên của CLB Thể dục dưỡng sinh TP.Đà Lạt có một kỷ niệm khó quên bằng màn trình diễn Tứ linh Đao ấn tượng. Đây cũng là điểm nhấn của chương trình, đi cùng khẩu hiệu “Sức khoẻ khang cường, tuổi vàng rực rỡ”.
Với mong muốn động viên người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ để tận hưởng trọn vẹn niềm vui tuổi vàng, đại diện XO Care cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp, đồng hành cùng chương trình và mang đến những sản phẩm dinh dưỡng với chất lượng tốt nhất.
VPMilk là đại diện phân phối chính thức và quản lý các thương hiệu XO của tập đoàn Namyang Hàn Quốc tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua. XO Care là sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường và phục hồi sức khoẻ cho người trưởng thành với 37 dưỡng chất, cùng với 9 loại thảo dược quý như: hồng sâm, nhung hươu, trà xanh, quả sơn trà, trà ô long, phúc bồn tử, tía tô, rau diếp xoăn, rong tiểu câu… |