Tuy nhiên, bệnh nhân này có khối u phổi tương đối nhỏ, không có hạch trung thất. Trong khi đó, tổn thương u trực tràng với tổn thương di căn hạch rất nhiều. Bác sĩ tiến hành sinh thiết cả 3 vị trí tổn thương u trực tràng, u phổi và u di căn xương. Kết quả cho thấy di căn là do ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ Phương cho biết việc điều trị cho người có hai bệnh ung thư cần cân nhắc trên nhiều yếu tố như bệnh nào nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nào nguy hiểm hơn, nguy cơ lan rộng hơn.
Với trường hợp ông S., tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn, di căn xa, mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Thời điểm nhập viện bệnh nhân khó chịu nhất với triệu chứng đau thắt lưng và yếu hai chân do tổn thương di căn xương. Bác sĩ ưu tiên điều trị u nguyên phát gây di căn xương và điều trị chống hủy xương.
Bác sĩ Phương cho rằng cả ung thư phổi và ung thư đại trực tràng đều có thể tầm soát và điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Với ung thư phổi, người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn và hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây, tuổi từ 50-80 cần tầm soát bệnh. Phương pháp tầm soát ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính liều thấp, quá trình chụp chỉ vài phút và không gây đau đớn. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng cũng được khuyến cáo tầm soát qua nội soi ống mềm từ năm 40 tuổi.
Ra mắt tại Australia vào cuối tháng 10/2022, Digital3 đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng của người học thông qua phát triển chuyên môn hiệu quả, giúp họ trang bị kỹ năng mới và giải pháp thực tế để tự tin tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số.
Sáng kiến này huy động kiến thức từ các trung tâm nghiên cứu của RMIT, nơi quy tụ nhiều chuyên gia về Web3 - một khái niệm chỉ "siêu tập hợp" các công nghệ kỹ thuật số gồm blockchain, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, thực tế ảo…
Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ Digital3 hướng tới giải quyết các nhu cầu hiện tại và tương lai của kinh doanh trong nền kinh tế số thông qua giáo dục, nghiên cứu và quan hệ đối tác.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, song song với việc nền kinh tế toàn cầu đang số hóa nhanh chóng, ước tính 70% giá trị mới được tạo ra trong thập kỷ tới sẽ đến từ các mô hình kinh doanh nền tảng dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Còn báo cáo “e-Conomy SEA 2022” chỉ ra rằng kinh tế số của ASEAN đang trên đà đạt 200 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2022 và con số này có thể lên đến 600 - 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Nền kinh tế số Việt Nam được cho là có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực.
Theo Giáo sư Frank Kennedy, Giám đốc RMIT Digital3, sáng kiến Digital3 sẽ là cánh cửa dẫn đến các nguồn lực phong phú và thế giới rộng lớn của nền kinh tế số. Về bản chất, Digital3 cung cấp một cách thức đơn giản để hợp tác với nhóm chuyên gia đa ngành trong môi trường giáo dục mang tinh thần cộng tác và đổi mới sáng tạo.
Đóng vai trò cốt lõi trong sáng kiến Digital3 là các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của RMIT, gồm Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain; Trung tâm Nghiên cứu và đổi mới an ninh mạng; Trung tâm Kinh doanh và nhân quyền; Trung tâm AI doanh nghiệp và phân tích dữ liệu; Trung tâm Con người, tổ chức và công việc và Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số.
Theo kế hoạch, một loạt khóa học ngắn hạn đang được Digital3 phát triển, tập trung vào các chủ đề như kinh doanh với Web3, bảo mật, nâng cao tác động xã hội thông qua công nghệ kỹ thuật số.
Khóa học đầu tiên“Kinh doanh trên Web3" hiện có thể được truy cập miễn phí thông qua trang FutureLearn.com với thời điểm khai giảng tùy chọn để bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào bất cứ lúc nào.
Với thời lượng sáu tuần, khóa học trực tuyến này tuyển chọn kiến thức cần thiết để xây dựng mô hình kinh doanh với Web3. Học viên sẽ trải qua hành trình học tập được xây dựng kỹ lưỡng bao gồm nhiều chủ đề khác nhau như chiến lược, quản trị, luật, kinh tế tiền mã hóa và mở rộng quy mô.
" alt=""/>Sáng kiến Digital3 giúp người lao động có các kỹ năng tham gia kinh tế sốMột phần cơ thể chị V.T.H khi nhập viện. Ảnh: BVCC
Chị H. bị bệnh vảy nến. Chị đã mua combo 7 loại thực phẩm chức năng có giá gần 5 triệu đồng. Sản phẩm được người quen quảng cáo gồm vitamin tổng hợp, canxi, omega 3… có tác dụng tăng đề kháng, làm đẹp da và thải độc tố.
Sau 18 ngày sử dụng, chị H. suy kiệt, miệng nổi nhiều mụn nước, mệt mỏi, sốt li bì. Các vết ngoài da giống như bị bỏng khắp từ mặt đến chân. Khi cơn đau ngoài sức chịu đựng, chị được chồng đưa đi cấp cứu ở TP.HCM. Bác sĩ cho biết, chị H. có nguy cơ tử vong khoảng 50% vì nhiễm độc rất nặng.
Ngay khi có bất thường, chị H. đã liên hệ với người bán hàng và được giải thích “cơ thể đang thải độc, thuốc đang phát huy tác dụng”. Đặt lòng tin vào người quen, chị H. suýt phải đổi bằng tính mạng của mình.
Thực phẩm chức năng: Không phải cứ thích là dùng
Theo bác sĩ CK2. Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân V.T.H. bị hoại tử thượng bì nhiễm độc do sử dụng thực phẩm chức năng. Đây là một phản ứng dị ứng thuốc nặng, xảy ra do đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể với một vài loại thuốc hoặc chất chuyển hóa trong thuốc.
"Các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng đều có nguy cơ gây dị ứng", bác sĩ Quỳnh nói.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tác nhân lạ khi đưa vào cơ thể đều có thể gây dị ứng tùy cơ địa mỗi người.
Người dân thường cho rằng, thực phẩm chức năng là đồ bổ và lành, không gây hại. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau, có thể dị ứng với thành phần hoặc tá dược, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi… của thực phẩm chức năng đó.
Bác sĩ Trần Thiên Tài lưu ý, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiền sử đột quỵ, bệnh tự miễn… càng phải cẩn trọng. Nếu thành phần thực phẩm chức năng chứa chất chống chỉ định với loại bệnh, người uống vào lại khiến bệnh nặng hơn.
“Tần suất các ca dị ứng thực phẩm chức năng thấp hơn so với dị ứng thuốc. Tuy nhiên, mức độ không khác nhau, từ nhẹ đến nặng và thậm chí rất nặng”, bác sĩ Tài nói.
Để tránh hậu trả trên, bác sĩ Tài cho rằng, người dân nên chọn loại thực phẩm chức năng có tem kiểm định, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần rõ ràng. Khi thành phần có chất từng gây dị ứng cho người dùng thì không nên sử dụng.
Nếu có điều kiện, người mua nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là với người có bệnh nền. Không tự động bổ sung các loại vitamin vì nếu quá liều có thể gây ngộ độc.
Trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng, ngay khi có triệu chứng khác lạ, mệt mỏi, nôn ói, ngứa, nổi mẩn… người dân cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp.
“Nếu sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, thậm chí chứa chất cấm có thể dẫn đến nhiễm độc, đe dọa tính mạng người bệnh”, bác sĩ Tài cảnh báo.