Hành động của một nhân viên cứu hoả Hồng Kông giữa cao tốc chạm đến trái tim của hàng triệu người xem.

Hành động của một nhân viên cứu hoả Hồng Kông giữa cao tốc chạm đến trái tim của hàng triệu người xem.
“Có một ngày tiệm mì của tôi rất đông nhưng tôi chợt phát hiện thấy một vị khách đã để bát mì nguội ngắt trước mặt trong bốn phút vì mải mê xem điện thoại", anh Kota chia sẻ.
Ở một số cửa hàng, thời gian ăn của khách không phải chuyện đáng để tâm. Nhưng Debu-chan là nơi bán Hakata ramen, một loại ramen của vùng Hakata ở miền tây Nhật Bản, vốn được biết tới là "món ăn sinh ra cho những người thiếu kiên nhẫn”.
Chủ tiệm cho biết sợi mì Hakata ramen rất mảnh, chỉ khoảng 1mm nên chúng bắt đầu giãn nở và kém ngon rất nhanh. Chính vì vậy, việc để bát mì trong suốt bốn phút không ăn thực sự sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng.
Debu-chan có diện tích tương đố lớn so với những tiệm mì ramen khác ở Tokyo, với 33 chỗ ngồi. Tuy nhiên, anh Kota cho biết hàng ngày vẫn có khoảng 10 người xếp hàng chờ một chỗ ngồi ăn vào giờ cao điểm.
“Khi tiệm đã kín chỗ nhưng vẫn có những vị khách không ăn mà chỉ nhìn chăm chăm vào điện thoại, tôi buộc phải nhắc nhở họ”, chủ tiệm Debu-chan cho biết.
Anh ấy nói thêm rằng cửa tiệm không có bất kỳ biển báo nào yêu cầu mọi người cất điện thoại đi mà thay vào đó, anh sẽ trực tiếp nói chuyện riêng với khách hàng.
Đối với Kota, ramen không chỉ đơn thuần là một món ăn.
“Tôi nghĩ ăn ramen cũng giống như chơi một trò chơi mà đã là trò chơi thì phải có quy tắc”, anh Kota chia sẻ.
Debu-chan không phải là nơi đầu tiên trên thế giới có những quy định vê việc sử dụng điện thoại trong khi ăn.
Một cửa hàng McDonald's ở Singapore đã từng phát động một chiến dịch mang tên “Tắt điện thoại. Vui vẻ hơn” vào năm 2017. Theo đó, cửa hàng này đã lắp đặt những tủ khóa để khách hàng có thể cất các thiết bị thông minh của họ vào đó trong khi ăn, với mục tiêu là để những người lớn dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ.
Việc hạn chế sử dụng điện thoại thông minh không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng.
Vào năm 2021, phường Adachi của Tokyo đã ban hành quy định cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ hoặc đi xe đạp để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Đỗ An(Tổng hợp)
" alt=""/>Tiệm mì Nhật 'cấm' khách dùng điện thoại khi ănTheo người thân, Kissinger làm nhiều điều mà bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên thực hiện.
Con trai ông, David, đã viết về lối sống và tuổi thọ của cha mình cho Washington Post vào đầu năm nay. Theo đó, Kissinger thường ăn xúc xích và món thịt rán kiểu Bỉ, luôn phải đưa ra những quyết định căng não, yêu thích thể thao nhưng với tư cách khán giả chứ không tham gia tập.
“Nghiện” việc giúp sống lâu
Tuy nhiên, vị chính khách Mỹ lại có bộ não hoạt động không ngừng với "sự tò mò không thể nguôi ngoai" và "ý thức về sứ mệnh".
Bất chấp tình trạng sức khỏe suy giảm, Kissinger vẫn tham gia các sự kiện trong những ngày cuối đời. Ông xuất hiện trước công chúng ở Trung Quốc và Washington DC (Mỹ) ngay sau sinh nhật lần thứ 100.
Cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt cùng với Kissinger viết một cuốn sách về AI xuất bản năm 2022. Schmidt nhận xét, Kissinger không bao giờ ngừng làm việc và cho rằng điều đó đã giúp cựu ngoại trưởng Mỹ sống lâu. “Ông ấy chăm chỉ hơn một người 40 tuổi. Ông ấy làm cả ngày. Sau khi ăn tối với gia đình, ông tiếp tục công việc vào ban đêm. Tôi tin rằng bí quyết sống lâu là trở thành một người nghiện việc”.
Dawn Skelton, giáo sư về lão hóa và sức khỏe tại Đại học Glasgow Caledonian ở Scotland, nói với Business Insider: “Trí óc năng động và ham học hỏi, ý thức về mục đích và sự gắn kết giữa các thế hệ của Kissinger là nền tảng giúp ông sống thọ. Cùng với đó là một số gene tốt và tất nhiên là tài chính để đảm bảo giải quyết ngay mọi vấn đề sức khỏe”.
Mặc dù không tham gia tập thể dục nhưng Kissinger vẫn thường xuyên di chuyển, không bao giờ ngồi quá lâu.
Kết nối xã hội và di truyền
"SuperAger” là những người trên 80 tuổi có trí nhớ tốt như 50 tuổi, không nhất thiết phải tuân theo những gì chúng ta coi là lối sống lành mạnh.
Nhiều yếu tố lối sống liên quan đến sức khỏe, như duy trì vận động, kiểm soát căng thẳng, tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và không hút thuốc, đều có liên quan đến tuổi thọ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có những yếu tố tương đương, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, đôi khi bị bỏ qua.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Glasgow ghi nhận những người lớn tuổi được gia đình và bạn bè đến thăm mỗi tháng một lần sẽ sống lâu hơn nhóm ít được thăm hỏi.
Duy trì lịch trình hoạt động hằng ngày có liên quan đến việc sống lâu hơn, ngay cả khi những thói quen đó không phải là lành mạnh nhất.
Di truyền cũng đóng một vai trò lớn trong việc con người sống được bao lâu. Giáo sư Skelton đánh giá: “Di truyền tốt là một điều tuyệt vời”. Sống đến 99 hoặc 100 tuổi không phải là điều bất thường như trước đây.
Theo Thomas Perls, Giám đốc Nghiên cứu Người trăm tuổi ở New England (Mỹ), sống đến 90 tuổi do di truyền khoảng 30% và lối sống (70%); sống tới 100 tuổi có khoảng 70% do di truyền.
Cha mẹ của Kissinger đều sống tới gần 100 tuổi nên có khả năng di truyền đã đóng vai trò quan trọng trong tuổi thọ của ông.