Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có kết luận số 17/CXBIPH thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động xuất bản tại NXB Thông tấn. Theo đó, quá trình thanh tra, NXB Thông tấn đã chấp hành đúng Quyết định thanh tra số 11/QĐ-CXBIPH ngày 18/3/2020 của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành; tổ chức bộ phận phối hợp với đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động xuất bản và các xuất bản phẩm được kiểm tra; Thực hiện tương đối đúng tôn chỉ, mục đích của NXB; Chấp hành đúng việc đăng ký xuất bản, thực hiện tương đối trình tự, thủ tục trong hoạt động xuất bản, liên kết xuất bản, chế độ báo cáo, chấp hành tốt cá quy định về quyền tác giả và quảng cáo trên xuất bản phẩm.
 |
Hội sách (ảnh minh hoạ). |
Tuy nhiên, văn bản cũng nêu rõ, công tác điều hành của Giám đốc NXB chưa thật phù hợp với quy định của pháp luật về xuất bản. Trong tổng số 44 xuất bản phẩm được kiểm tra, Giám đốc NXB đã giao cho Phó Tổng biên tập Phùng Thị Mỹ trực tiếp chịu trách nhiệm nội dung 4/44 xuất bản là không thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập tại Khoản 2 Điều 18 Luật Xuất bản.
Ngoài ra, Giám đốc NXB đã ủy quyền và chấp nhận 9/35 hợp đồng liên kết xuất bản xuất bản phẩm do chi nhánh NXB Thông tấn tại TP.HCM đứng ra giao kết và đóng dấu của chi nhánh là không thực hiện đúng quy định tại điểm đ, Khoản 1 Điều 18 Luật Xuất bản.
Mặc dù NXB Thông tấn được cơ quan chủ quản bảo đảm đầy đủ điều kiện hoạt động, đảm bảo lương cho lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên và có điều kiện rất thuận lợi trong bối cảnh nhiều nhà xuất bản khác phải tự chủ, nhưng tỷ lệ xuất bản phẩm tự xuất bản của NXB Thông tấn rất thấp, chiếm tỷ lệ 0,89% năm 2019. Nếu tính số xuất bản phẩm lần đầu thì chỉ có 01/449 xuất bản phẩm, chiếm tỷ lệ 0,22%.
NXB chưa chủ động khai thác, đầu tư kinh phí mua bản quyền để xuất bản các tác phẩm, tài liệu có giá trị cao trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Hoạt động xuất bản của NXB Thông tấn phụ thuộc nhiều vào việc đặt hàng của cơ quan chủ quản, việc đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước và phụ thuộc chủ yếu vào đối tác liên kết.
Ngoài ra, theo kết luận này, NXB Thông tấn còn nhiều sai sót trong công tác tổ chức biên tập bản thảo, soạn thảo, lưu giữ hồ sơ, tài liệu; Ghi sai thông tin về đối tác liên kết trên xuất bản phẩm thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quản lý liên kết; phát hành xuất bản phẩm khi chưa nộp lưu chiểu; Chưa có biện pháp kiểm soát của đối tác liên kết in, liên kết phát hành xuất bản phẩm nên dẫn đến tình trạng đối tác liên kết đã không nộp bản in hoàn chỉnh của 100 xuất bản phẩm liên kết dạng lịch bàn, lịch tờ của năm 2019 để Nhà xuất bản nộp lưu chiếu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
NXB Thông tấn cũng ký hợp đồng liên kết in 6 xuất bản phẩm với cơ sở in không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 195/2013/NĐ-CP; Quảng cáo thực phẩm trên xuất bản phẩm… vi phạm Luật Quảng cáo.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành yêu cầu Giám đốc NXB tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản quy định tại Điều 18 Luật xuất bản; Xây dựng kế hoạch tìm kiếm, khai thác các tác phẩm, tài liệu có giá trị để phục vụ tốt nhiệm vụ xuất bản; Nghiêm túc rút kinh nghiệm, khác phụ triệt để các tồn tại, hạn chế nêu đã nêu; Kịp thời chấn chỉnh quy trình biên tập, đọc duyệt bản thảo,....
Căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, Cục Xuất bản, In và Phát hành kiến nghị biện pháp xử lý là xử phạt vi phạt hành chính đối với NXB Thông tấn. Chuyển hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội xem, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở in xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Chuyển hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xem xét, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở in xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Chuyển Cục thú y kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y.
Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng yêu cầu NXB Thông tấn niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc trong vòng 15 ngày liên tục kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra và báo cáo bằng văn bản tới Cục kết quả thực hiện các nội dung liên quan tới kết luận thanh tra trước ngày 30/6/2020.
Tình Lê

Yêu cầu báo cáo sự việc 'Từ điển chính tả tiếng Việt' bị sai chính tả
Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành cho hay, Cục đã yêu cầu NXB báo cáo sự việc cuốn 'Từ điển chính tả tiếng Việt' gây xôn xao dư luận những ngày qua.
" alt=""/>Xử phạt hành chính Nhà xuất bản Thông tấn

Theo số liệu thuần túy về tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở nước ta hiện nay, mô tô và xe gắn máy 2 bánh vẫn chiếm tỷ lệ trên 60% trong thành phần phương tiện gây TNGT. Vì vậy có những người mới “vớ chân voi đã tưởng cột đình”, nên họ cho rằng “ô tô gây TNGT ít hơn mô tô, xe gắn máy”.
Song họ có biết đâu rằng nếu tính theo xác suất, tổng số những người lái xe ô tô/ tổng số mật độ xe ô tô lưu hành; so với tổng số những người điều khiển mô tô, xe máy/ tổng số mật độ (mô tô, xe gắn máy) lưu hành gây TNGT, thì hoàn toàn ngược lại.
Nói cụ thể dễ hiểu, những người lái xe ô tô gây TNGT nhiều hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy (tính theo đầu phương tiện lưu hành-hoạt động).
Lý do cơ bàn là những người lái xe ô tô “sai 1 ly, đi 1 dặm”; vi phạm các lỗi: Tốc độ, đạp nhầm chân phanh sang chân ga, căn đường không chuẩn, không “đóng cua” khi lùi xe vào đường vòng (không ôm-bám bụng đường vòng), không chú ý quan sát khi tầm nhìn bị khuất…
 |
Nhiều người Việt đã nghĩ ra cách dán giấy cảnh báo với các nội dung thú vị, hài hước để thông báo về trình độ "lái mới" (ảnh: Theo Giáo dục và Thời đại) |
Những người mới biết lái xe ô tô, những người có “bằng lái xe ô tô, cất tủ” lâu ngày không thực hành lái xe, rất dễ mắc các lỗi nêu trên. Điều này đồng nghĩa, với những người đã học, thi-sát hạch lấy Giấy phép lái xe (ô tô) xong “cất tủ” cả năm mới thực hành “đánh xe” ra đường giao thông công cộng đôi lần, thì chưa thể dám chắc chắn họ không gây ra TNGT.
Thế nên, để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), họ cần phải lái xe ô tô thường xuyên, cần được bổ túc tay lái (trước khi 1 mình “đánh xe” ra đường giao thông công cộng. Và tốt nhất, chỉ khi nào chúng ta có ô tô, có nhu cầu lái xe ô tô thường xuyên, mới cần thiết đi học, thi sát hạch lấy giấy phép lái xe ô tô.
Tôi cho rằng, đối với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, mới có thể nói: Lái xe ô tô an toàn và còn an toàn hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Tất nhiên, an toàn phải hiểu không chỉ cho chính người lái xe, mà phải an toàn cho những người đi đường khác.
Theo tôi, với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, họ mới bắt đầu có cảm giác thật thoải mái như “vừa ngồi chơi, vừa nghe hát” khi mở đài VOV hoặc HOV giao thông… Bởi vì họ đã có phản xạ có điều kiện khi thao tác lái xe, nên không thể có chuyện đạp nhầm chân phanh sang chân ga. Và họ biết phán đoán, xử lý chủ động, kịp thời các tình huống có thể xảy ra trên “tầng cây số” để bảo đảm ATGT.
Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Bạn có đồng tình với góc nhìn của độc giả trên? Bạn có chia sẻ và giải pháp ra sao về vấn đề bằng lái cất tủ? Hãy gửi bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?
Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.
" alt=""/>Bằng lái cất tủ: Bao giờ có ô tô thì mới cần học lái xe
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức qua đời khoảng 21h tối 20/6 tại nhà riêng tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Sự ra đi của ông khiến nhiều bạn bè văn giới, người quen biết bàng hoàng và tiếc thương.Cách đây ba ngày, ông vẫn cập nhật facebook cá nhân. Hôm qua, ông vẫn trả lời tin nhắn trên facebook. Được biết, ông mới bị ngã, đột ngột rời cõi.
Ông tên thật Nguyễn Xuân Đức, sinh ngày 4/1/1947 tại Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1965 ông tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh, chiến đấu tại mảnh đất Quảng Trị.
Ông tham gia viết báo cho báo quân đội của Khu đội Vĩnh Linh, Quân khu 4. Năm 1979, ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du khoa đầu tiên, sau đó công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị cho tới khi giải ngũ năm 1990 với hàm trung tá.
 |
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhiều năm gắn bó với đề tài chiến tranh |
Ông giải ngũ và trở về Thị xã Đông Hà, Quảng Trị và công tác tại Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Quảng Trị với cương vị Phó Giám đốc Sở.
Từ năm 1995-2006 ông là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị, Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị.
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007 cho cụm tác phẩm: “Người không mang họ”, “Cửa gió”, “Tượng đồng đen một chân”.
Chiến tranh là một trong những đề tài ông đắm đuối theo đuổi suốt mấy chục năm nay. Ông được đông đảo công chúng biết tới nhiều nhất qua “Người không mang họ”- tác phẩm được đạo diễn Long Vân dựng thành phim. Tiểu thuyết “Cửa gió” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Một số tác phẩm khác đã xuất bản: “Hồ sơ một con người”, “Những mảnh làng”, “Tổ quốc”, “Người mất tích”, “Bến đò xưa lặng lẽ”.
 |
Ông được đánh giá là một trong những tác giả ưu tú của đất Quảng Trị |
Một số giải thưởng văn học mà nhà văn Xuân Đức đã được ghi danh: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết “Cửa gió”, Giải thưởng văn học Bộ Nội vụ cho tiểu thuyết “Người không mang họ”, Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2004 cho “Bến đò xưa lặng lẽ”.
Không chỉ viết văn, Nguyễn Xuân Đức còn là tác giả của nhiều kịch bản được đưa lên sàn diễn thành công. Có thể kể ra hàng loạt kịch bản của ông được dàn dựng và công diễn: "Người mất tích", "Chứng chỉ thời gian", "Đợi đến bao giờ", "Đám cưới li biệt", "Cuộc chơi", "Cái chết chẳng dễ dàng gì", "Ám ảnh", "Chuyện dài thế kỷ", "Đối mặt", "Kìa bên ngõ xa".
Ông nhận nhiều giải thưởng sân khấu như: Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1995 cho kịch bản “Cuộc chơi”, Giải thưởng cuộc vận động viết về chiến tranh cách mạng, Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc với “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Chuyến tàu tốc hành trong đêm” nhận Giải thưởng Kịch bản sân khấu năm 2007.
(Theo Tiền Phong)

NSƯT Khôi Nguyên, diễn viên phim 'Chạy án', 'Bí thư tỉnh uỷ' qua đời
Sáng 20/6, NSƯT Khôi Nguyễn đã qua đời ở tuổi 77, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư tuỵ.
" alt=""/>Vĩnh biệt nhà văn Xuân Đức, tác giả ‘Người không mang họ’