
-Chỉ sau gần 1 tháng thông tin về việc Cty CP Tập đoàn Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản mua 95% cổ phần của Cienco 5 Land được công bố, Bộ Công an đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) dừng huy động vốn tại dự án Thanh Hà - Cienco 5, do có dấu hiệu vi phạm pháp luật.Văn bản số 454/Cv-ANĐT-P5, ngày 25/6/2016, gửi Cienco 5 Land và các cơ quan chức năng về việc: yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an nêu rõ: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT, đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn: Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP (Cienco 5) là Nhà đầu tư/Chủ đầu tư.
 |
Trong mớ “bùng nhùng” tranh cãi giữa các bên tại dự án Thanh Hà Cienco 5 ai là người bảo vệ các khách hàng? |
Theo kết quả điều tra, cơ quan an ninh xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc Cienco 5 Land huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco 5, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Liên quan đến mối quan hệ giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2007, Cienco 5 tham gia thành lập Cienco 5 Land theo hình thức công ty cổ phần. Khi đó, công ty có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, trong đó Cienco 5 góp 24,5 tỷ đồng (chiếm 49% vốn điều lệ), còn lại là các cổ đông khác.
Theo hợp đồng xây dựng – chuyển giao đã ký kết với vai trò của Cienco 5 (là nhà đầu tư); Cienco 5 Land (là doanh nghiệp dự án). Câu chuyện bắt đầu nóng lên khi thương vụ nghìn tỷ giữa Cty CP Tập đoàn Mường Thanh và Cienco 5 được tiết lộ. Tranh cãi về “người tiếp quản” mới có đủ pháp nhân tại dự án cũng nổ ra gay gắt. Trong đó dư luận đặt ra những băn khoăn ai được quyền bán dự án “tai tiếng” Thanh Hà?
Trao đổi với PV VietNamNetvề vấn đề này, luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Công ty Luật Basico cho rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, thì chỉ có chủ đầu tư hợp pháp của dự án mới được quyền chuyển nhượng dự án hoặc kinh doanh, khai thác bất động sản trong dự án mà thôi.
Cụ thể, theo khoản 5, Điều 13 về “Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, chủ đầu tư phải tự mình thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản với khách hàng mà không được thông qua (ủy quyền) cho bên đối tác tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn vào thực hiện dự án.
Theo luật sư Hải, trong trường hợp chuyển nhượng dự án, theo các quy định tại Mục 6 về “Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, thì chỉ có chủ đầu tư dự án khi đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được thực hiện việc chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác.
Không những thế, ngày 25/4/2016, Cienco 5 đã có văn bản gửi Cienco 5 Land về việc chấm dứt ủy quyền nhà đầu tư cho doanh nghiệp dự án. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại với nhiều khách hàng khi Cienco 5 Land bị chất dứt ủy quyền nhà đầu tư cho doanh nghiệp dự án thì thương vụ với Mường Thanh sẽ ra sao?
Về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hải cho biết, trường hợp giao dịch ủy có hiệu lực, thì cần xem xét kỹ về phạm vi ủy quyền cũng như các trường hợp Cienco 5 – Bên ủy quyền được đơn phương chấm dứt giao dịch ủy quyền. Nếu các hợp đồng giữa Cienco 5 Land và khách hàng đã được giao kết hợp pháp, phù hợp với nội dung ủy quyền của Cienco 5, thì ngay cả khi sau đó Cienco 5 chấm dứt ủy quyền, Cienco 5 vẫn có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện theo các hợp đồng hợp pháp, hợp lệ giữa Cienco 5 Land và khách hàng.
“Đối với người mua nhà rủi ro chủ yếu nằm ở chỗ tiến độ bàn giao nhà và cơ chế bảo đảm nghĩa vụ bàn giao nhà đúng tiến độ của chủ đầu tư” – luật sư nhấn mạnh.
Rạn nứt lợi ích mẹ - con
Mối quan hệ giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land được bắt đầu từ năm 2007, Cienco 5 tham gia thành lập Cienco 5 Land theo hình thức công ty cổ phần.
Năm 2009, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ. HĐQT Tổng công ty đã có nghị quyết không đầu tư tăng vốn lần này vào Cienco 5 Land đồng thời bán bớt phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land: 1.950.000 cổ phần. Phần góp vốn của Cienco 5 tại thời điểm này là 5 tỷ đồng tương ứng 5% vốn điều lệ (5 tỷ/100 tỷ đồng).
Cienco 5 cũng giao cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land bán quyền mua 2.450.000 cổ phần với giá tối thiểu là 1000 đồng/quyền mua 1CP khiến cho vốn góp tại Cienco 5 Land của Cienco 5 chỉ là 5%.
Trong khi quy mô vốn của Cienco 5 Land tiếp tục tăng lên thì hiện nay tỷ lệ cổ phần Cienco 5 nắm giữ chỉ còn 5%. Dường như lợi ích của Cienco 5 trong thương vụ mua bán doanh nghiệp dự án trên chưa được thỏa mãn dẫn đến những bất đồng giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land thời gian qua?
Khi những tranh cãi về pháp lý tại dự án vẫn chưa đến hồi kết, đầu tháng 6 vừa qua Cienco 5 Land đã bán đất nền dưới hình thức “đăng ký nguyện vọng/hứa mua tài sản”. Trong đó người mua sẽ nộp 50% giá trị lô đất. Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Cienco 5 Land khẳng định, dự án hiện đã đủ điều kiện bán nhà. Thời điểm này chúng tôi chưa ra Hợp đồng mua bán. Trong một vài tháng tới đây, chúng tôi sẽ ra hợp đồng mua bán.
Sau khi có văn bản của Cơ quan an ninh điều tra, vị đại diện này cũng cho biết có khách hàng hỏi về vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm này không có khách hàng nào xin rút vốn. Cũng phải nói thêm rằng, trước đó, rất nhiều khách hàng cũng đã ký hợp đồng mua bán đất, căn hộ thuộc dự án Cienco 5.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, khách hàng khi mua nhà tại dự án sẽ gặp những rủi ro là đã nộp tiền rồi không biết đến bao giờ mới được triển khai liệu có cam kết theo đúng tiến độ hay không bởi bản thân dự án đang bị vướng vào điều tra của các cơ quan có thẩm quyền.
“Việc có được bàn giao đúng tiến độ hay không là câu chuyện bắt buộc các nhà đầu tư phải quan tâm. Bởi khi bỏ đồng vốn ra họ phải quan tâm đến việc thu hồi vốn và thanh khoản cũng như hưởng lợi ích từ việc thu hồi vốn đó như thế nào. Trong khí đó, khách hàng bỏ ra 50% số tiền mới chỉ là hợp đồng hứa mua/đặt mua/giấy đăng ký mua chứ đã phải hợp đồng mua bán đâu. Bởi hợp đồng mua bán thì phải có thời điểm chuyển giao nghĩa vụ lúc nào thì nộp tiền lúc nào thì giao đất giao nhà. Nhưng điều này không có và đây là rủi ro lớn nhất có thể vì ham rẻ dẫn đến việc bị cò mồi đẩy giá đưa lên.
Còn đăng ký mua/hứa mua... không phải loại hợp đồng được quy định trong luật pháp Việt Nam, giá trị pháp lý của nó còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khác. Chỉ mua bán hoặc hứa mua hứa bán khi là chủ sở hữu, vấn đề này hiện nay đối với Mường thanh và Cienco 5 Land còn đang chưa rõ ràng.
Có những rủi ro pháp lý khác thì chưa biết được bởi vì còn phải xem xét có sai hay không hoặc sai đến đâu sai như thế nào” – luật sư Truyền phân tích.
Thị trường bất động sản đã chứng kiến quá nhiều những “trái đắng”, trong mớ “bùng nhùng” tranh cãi giữa các bên tại dự án Thanh Hà Cienco 5 ai là người bảo vệ các khách hàng? Các cơ quan liên quan đã đến lúc cần lên tiếng dứt khoát bảo vệ cho hàng trăm nhà đầu tư tại dự án.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Hải Vũ
" alt=""/>Dự án Thanh Hà Cienco 5: Khách hàng có dính ‘vịt trời’?
Việc chủ đầu tư Dự án Golden West xây dựng sai phép tại khu vực ô thoáng đang khiến hàng trăm khách hàng bất bình vì không được tôn trọng!
Có thể bạn chưa biết
Được biết dự án “Xây dựng Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng và siêu thị” (hay còn gọi dự án Golden West) được xây dựng tại ô đất 2.5HH đường Lê Văn Thiêm (số 2 Lê Văn Thiêm), quận Thanh Xuân, Hà Nội.
 |
Dự án Golden West đang trong quá trình hoàn thiện phần thô. |
Dự án này tiền thân là của Tổng Công ty Cơ khí xây dựng COMA sau đó đến ngày 20/01/2015, COMA và Công ty CP Phát triển Thương mại Việt Nam (Vietradico) mới ký kết Hợp đồng số 000073.2015/HĐCN về việc chuyển nhượng toàn bộ Dự án “Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng và siêu thị” (Golden West) tại ô đất 2.5 HH đường Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Từ đây, Vietradico là Chủ đầu tư mới của dự án vàng này.
Theo thông báo của COMA, việc ký kết hợp đồng này nhằm thực hiện Quyết định của Bộ Xây dựng ngày 28/11/2013 và Quyết định 7116 của UBND TP Hà Nội ngày 27/12/2014 về việc cho phép COMA chuyển nhượng toàn bộ dự án này cho Vietradico.

|
Phía bên ngoài dự án. |
Tuy nhiên ở diễn khác, theo tờ Tri Thức trẻ thì cuối năm 2013, Golden West đã được giới thiệu là tổ hợp chung cư cao cấp được xây dựng trên khu đất hơn 8.770m2, gồm 27 tầng nổi, 3 tầng hầm, trong đó có 3 tầng trung tâm thương mại, 22 tầng nhà ở với 600 căn hộ cao cấp, hai tầng cây xanh, kỹ thuật.
Tại thời điểm giới thiệu, dự án được Đất Xanh Miền Bắc phân phối ra thị trường với giá từ 22 triệu đồng/m2 (chưa có VAT). Bên cạnh đó, trên thị trường thời điểm đó Vietradico cũng bán căn hộ dự án này ra thị trường.
Các căn hộ tại Golden West có diện tích từ 75 - 107m2, thiết kế từ 2 đến 3 phòng ngủ, bàn giao hoàn thiện nội thất. Theo kế hoạch, dự án bàn giao vào cuối năm 2015.
Chủ đầu tư xây dựng sai thiết kế
Qua tìm hiểu Pháp luật Plus được biết, dự án chung cư Golden West đã được chính thức mở bán từ năm 2013 và nhiều khách hàng đã chính thức ký Hợp Đồng Mua Bán Căn Hộ với chủ đầu tư trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2014.
“Vào thời điểm chúng tôi ký kết Hợp Đồng Mua Bán thì theo thiết kế mặt bằng các tầng căn hộ đã được phê duyêt và theo cam kết của chủ đầu tư, các tầng căn hộ của Tòa Nhà sẽ bao gồm các ô căn thoáng xen kẽ giữa các căn hộ. Cho đến nay dự án bước vào giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị được bàn giao. Tuy nhiên, hiện tại, theo thông tin mà chúng tôi có được thì thiết kế ban đầu đối với các ô căn thoáng sẽ có thể bị thay đổi để làm căn hộ hay được dùng cho một mục đích thương mại nào khác”, một khách hàng (xin được giấu tên) nói trong bức xúc.
 |
Theo nhiều khách hàng phản ánh, gửi hình ảnh tới Pháp luật Plus, phần ô thoáng đã được chủ đầu tư "biến hóa" thành căn hộ? |
Theo một số hình ảnh mà khách hàng gửi tới Pháp luật Plus là có căn cứ đối với lập luận trên. Hành vi thay đổi thiết kế khu vực ô thoáng khi chưa được cơ quan chức năng đồng ý của Vietradico như vậy là sai.
Ghi nhận của Pháp luật Plus ngày 10/6 tại dự án Golden West trên đường Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều công nhân vẫn có mặt tại công trường, thang vận vẫn hoạt động. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện phần thô và bàn giao cho khách hàng. Phía bên ngoài cổng dự án, không có biển tên công trình.
Nguồn tin riêng của Pháp luật Plus cho hay, mới đây đầu tháng 6/2016, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đào Duy Ninh, Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty Vietradico.
Vì đã có hành vi vi phạm hành chính, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt, vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng theo quy định tại điểm b, khoản 7, điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền – số tiền là 90 triệu đồng.
“Việc thay đổi thiết kế các ô căn thoáng để làm căn hộ (nếu được phê duyệt vào thời điểm hiện tại) sẽ làm tăng mật độ cư dân trong tòa nhà một cách đáng kể, gây mất mỹ quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người mua đã được thỏa thuận với chủ đầu tư trước đó”, khách hàng tên T. bức xúc.
TheoBáo Pháp luật
" alt=""/>Dự án Golden West: Chủ đầu tư xây sai thiết kế, hàng trăm khách hàng nóng giận