Chị Nguyễn Thu Trang (quận Ba Đình) cho rằng thời điểm sau Tết là phù hợp để các em học sinh đã tiêm phòng đi học lại.“Tôi nghĩ Hà Nội cho trẻ đi học trở lại được rồi. Các con từ 12 tuổi trở lên đã tiêm phòng đầy đủ và đủ thời gian để có mức kháng thể ở mức cao nên TP cần mạnh dạn cho các con đi học trở lại.
Hơn nữa, Sở GD-ĐT đã có bộ quy chuẩn về phòng - chống dịch Covid 19, cứ áp dụng vào mà thực hiện. Phụ huynh nào đồng thuận thì cho con đi học, phụ huynh chưa yên tâm cứ để con ở nhà học online, nhưng nhà trường hãy mở cửa trở lại”.
Chị Trang cho biết gần một năm nghỉ học và học ở nhà, hai con của chị đã phát sinh nhiều “thói xấu” như sinh hoạt không nề nếp, và đặc biệt đáng lo là việc các con đã trở nên nghiện máy tính, điện thoại.
“Tôi đã xác định đến lúc này thì sống chung an toàn với dịch thôi chứ ở nhà đến bao giờ nữa”.
 |
Phụ huynh TP.HCM đưa con đến trường ngày 4/1, sau gần 7 tháng nghỉ và học online. Ảnh: Thanh Tùng |
Chị Lê Thanh Hồng (quận Hoàn Kiếm) thì ngoài những nỗi lo chung của các phụ huynh có con học online thì còn mang một nỗi lo khác, đó là cô con gái lớp 7 đang trở nên khá tròn trịa.
“Con ở nhà ăn uống liên miên, ít vận động, nên lên cân nhiều quá. Là con gái, dù còn chưa lớn hẳn nhưng đã vào tuổi dậy thì, tôi muốn con có ý thức giữ gìn ngoại hình một chút mà bảo con không nghe. Ở nhà con ăn uống linh tinh, ăn vặt nhiều, chúng tôi đi làm không kiểm soát chặt được. Để ít đồ ăn thì con kêu là đói, học mệt cần phải ăn thêm… Nên cũng mong con đi học để còn vận động, tiêu hao bớt năng lượng nạp vào”.
Là một người hồi tháng 12 từng phản đối việc mở rộng đối tượng trẻ đến trường, nhưng lần này anh Thành Nam (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ là đã sẵn sàng cho cô con gái lớp 8 đi học lại.
“Bây giờ các con đã tiêm đủ hai mũi, việc đến trường sẽ an toàn hơn. Qua đợt thi học kỳ vừa rồi, tôi mới biết được mức độ con học kém như thế nào. Năm ngoái cháu vẫn đủ điểm là học sinh giỏi, nhưng năm nay học online nhận điểm thi học kỳ gia đình mới giật mình, dù trước đó cô giáo đã gọi điện trao đổi về việc cháu học hành sa sút và tôi đã chấn chỉnh
Theo bảng điểm cô gửi, tôi thấy hiện tượng nhiều bạn cùng lớp cháu cũng có kết quả học không bằng năm trước, dù bài thi đã giảm tải kiến thức. Điều này nói lên hạn chế của việc học online.”.
Vì vậy, anh Nam cho rằng việc đến trường tới đây các cô giáo sẽ vất vả để lấp lỗ hổng kiến thức mà việc học online gây ra. Nhưng nếu để lâu hơn nữa, kiến thức hổng càng rộng, thì việc của ngành giáo dục sẽ càng khó khăn hơn.
Còn chị Thu Hà (quận Đống Đa) cũng than thở về việc cậu con trai đã trở thành “thần game” sau thời gian dài học online.
“Nó lý sự rằng học online cũng như ăn cơm, mà ăn cơm thì phải có món này món kia mới thấy ngon được nên nó vừa học vừa phải có tí game, có tí youtube, có tí chat chít… Đấy là lúc vui vẻ mẹ con nhắc nhở nhau thì nó lý sự thế. Còn có những lúc thấy nó mải chơi quá mà nhắc nó còn phát khùng lên. Con đang vào tuổi dậy thì, khá ương bướng, nếu mình mạnh tay với nó quá cũng không được”.
Vì vậy, chị Hà cho biết gia đình “mong ngày mong đêm” ngày con tới trường, dù hiện tại, chính cậu con lại không quá hào hứng với việc này.
“Con bảo trời lạnh, ở nhà… cho ấm. Nhưng tôi biết chủ yếu con không muốn rời cái máy tính” – chị Hà than phiền.
Tuy nhiên, anh Thành Nam cũng cho rằng việc này nên căn cứ vào tình hình dịch ở Hà Nội thời điểm sau Tết.
“Nếu Hà Nội hạ được số ca mắc mới xuống ở cấp độ vùng vàng, vùng xanh thì cho các con đi học lại được. Còn đương nhiên ở các địa bàn vùng cam, vùng đỏ các con vẫn phải được ở nhà”.
Khi đến trường, theo chị Hà, việc bắt các con hạn chế tiếp xúc hay giữ khoảng cách là khá khó khăn. Vì vậy, chị Hà cho biết mình sẽ chuẩn bị cho con thể trạng tốt nhất, cũng như tăng cường vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho con.
Phương Chi

Sở GD-ĐT TP.HCM giải thích tại sao học sinh tiểu học chưa có lịch đến trường
UBND TP.HCM đã quyết định học sinh mầm non tới trường từ tháng 2, tuy nhiên học sinh tiểu học và lớp 6 vẫn chưa chính thức có ngày học trực tiếp trở lại.
" alt=""/>Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường học trực tiếp sau Tết Nguyên Đán
Đây là 1 trong 8 đại học thuộc khối Ivy League (Mỹ) và cũng là trường đại học top đầu thế giới ở cả 2 bảng xếp hạng QS và THE.Du học không học bổng
Nguyễn Khánh Vy (1997) tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Kinh tế TP. HCM. Tuy nhiên, Vy lại yêu thích mảng công nghệ và làm việc tại Microsoft ngay từ năm nhất với vị trí Microsoft Student Partners (MSP).
Du vậy, bất ngờ là sau khi ra trường, Vy từ chối lời mời làm việc tại 1 số công ty và quyết định du học. Vy nhận ra tấm bằng MBA tại Mỹ sẽ giúp thăng tiến nhanh chóng lên các chức vụ cao và trợ lực cho bản thân khi làm việc trong mảng công nghệ.
Rải đơn rất nhiều trường và được Đại học North Florida chấp thuận, tuy không có học bổng, Vy vẫn nhập học và quyết tâm trả học phí bằng việc đi làm.
“Mình đã thông báo với bố mẹ mình sẽ đi, cho dù có không được học bổng đi chăng nữa” - Vy chia sẻ.
 |
Nguyễn Khánh Vy (bên phải) từng 2 lần bỏ việc lương cao để tiếp tục học thạc sĩ (Ảnh: NVCC) |
Gia đình không quá khá giả, Vy thực sự bối rối khi bản thân phải xoay sở mọi chi phí học tập và sinh hoạt. Vừa bước chân sang Mỹ, Vy đã làm 1 lúc nhiều công việc: dạy đàn, chạy quảng cáo Facebook, Google, làm marketing tại hãng thời trang, làm dự án… Cô gái chia sẻ thời điểm đó, bản thân đã gần như kiệt sức vì việc học trên trường và đi làm trang trải sinh hoạt phí.
“Do đăng ký học tại trường từ 16h-20h mỗi ngày nên mình đi làm từ sáng cho đến 3h chiều. Đến tối, sau khi hoàn thành công việc tại trường, mình về nơi ở và tiếp tục học bài cho đến khoảng 1h-2h sáng” - Vy nhớ lại.
Sau một thời gian, Vy mạnh dạn nộp đơn xin việc vào vị trí Data Analyst (phân tích dữ liệu) tại The One Trading - công ty về hàng tiêu dùng nhanh. Nhờ kinh nghiệm quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ sau 4 năm làm việc tại Microsoft, Khánh Vy nhanh chóng thăng tiến đến vị trí Data Manager (Quản lý bộ phận dữ liệu).
“Thời điểm đó, công ty đang chạy 1 dự án xây dựng hệ thống. Mình đã đứng ra nhận và hoàn thiện sau hơn 1 năm. Lúc đó, Giám đốc đã đề bạt mình với vị trí Quản lý” - Vy chia sẻ.
 |
(Ảnh: NVCC) |
Có công việc tốt, được trả lương hậu hĩnh, đồng thời tốt nghiệp Thạc sĩ với GPA 3.96/4.0, thế nhưng, một lần nữa, Vy lại quyết định bỏ việc.
Chuyển hướng sang Khoa học dữ liệu
Vào thời điểm đó, Vy muốn học tiếp 1 bằng Thạc sĩ về Data Science (Khoa học dữ liệu) vì nhận thấy bản thân đã có các kỹ năng mềm tốt về quản trị, quản lý nhưng khả năng làm việc với dữ liệu còn kém.
“Mình làm việc với dữ liệu nhiều, nhưng kỹ năng cứng về nó còn thiếu và cần phải được nâng cấp” - Vy chia sẻ. Ngoài ra, cô nàng cũng muốn xây dựng thêm mối quan hệ với những người đi trước, cũng như cơ hội làm việc cho các ông lớn công nghệ như Microsoft, Google, Amazon…
Sau 1 thời gian tìm hiểu trên mạng, Vy nhận thấy UPenn đứng trong top các trường đào tạo ngành Data Science (Khoa học dữ liệu) và quyết định nộp vào trường.
“May mắn rằng, gia đình và người thân đều ủng hộ với lựa chọn của mình” - Vy nói.
Tuy nhiên, chương trình Thạc sĩ Data Science của Upenn yêu cầu rất khắt khe. Trường yêu cầu thí sinh phải có GPA trung bình trên 3.9, trình độ tiếng anh xuất sắc, 2 thư giới thiệu ‘bảo mật’ và 1 bài luận.
 |
Nguyễn Khánh Vy trong ngày tốt nghiệp (Ảnh: NVCC) |
Do Vy đã có bằng MBA từ trước nên 2 tiêu chí về GPA và tiếng Anh đã ổn. Về phần thư giới thiệu, Upenn yêu cầu thư từ 2 Giáo sư và phải được bảo mật, không cho thí sinh xem.
“Mình chỉ được biết thư chuyển chưa hay đang ở trong giai đoạn nào” - Vy kể.
Cũng theo Vy, phần khó nhất chính là viết bài luận. Trong suốt khoảng thời gian 1 tháng, Vy luôn suy nghĩ về cách giúp bài luận của mình trở nên nổi bật so với các thí sinh khác.
“Mình viết về chủ đề ‘Sinh viên kinh tế không có kiến thức lập trình’ kể lại quá trình mình đã chuyển từ chuyên ngành kinh tế ở đại học sang làm mảng công nghệ” - Vy nói.
Kết quả, Vy vừa được thông báo đỗ vào ngành Data Science của Upenn. Dự định của Vy là hoàn thành chương trình học thật tốt tại trường.
“Người ta thường có định kiến về việc con gái học và làm việc trong lĩnh vực STEM nhưng bản thân mình nghĩ có đam mê và giỏi việc thì sẽ làm được tất cả” - Vy chia sẻ.
Doãn Hùng

9X dừng công việc có tương lai xán lạn để du học MBA
Có cơ hội làm tới vị trí quản lý ở một trong những công ty kiểm toán hàng đầu, Phạm Trung Linh vẫn quyết định dừng lại, bỏ 2 tỉ tiền túi để theo học MBA tại Trường Kinh doanh Judge (CJBS), Đại học Cambridge từ tháng 9/2021.
" alt=""/>Cựu sinh viên Kinh tế trúng tuyển trường Ivy League