
 |
Điện thoại di động sẽ bị cấm sử dụng trong trường học Pháp bắt đầu từ tháng 9/2018 |
Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học.
Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động.
“Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định.
“Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng. Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói.
“Chúng ta sẽ cấm điện thoại ở trường học? Câu trả lời là có”.
Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã cấm nhưng vẫn có một số lượng lớn học sinh vẫn gọi, nhận cuộc gọi và nhắn tin trong lớp học.
Có tới 40% hình phạt là liên quan tới điện thoại di động – theo ông Philippe Tournier, một hiệu trưởng ở Paris, cho hay. Tuy nhiên, ông nói rằng rất khó để cấm triệt để điện thoại di động nếu không được phép lục tìm trong cặp của các em.
Chưa rõ liệu lệnh cấm này có hiệu quả hay không. Trước đó, ông Blanquer từng đề xuất các trường nên cung cấp tủ khóa để các em cất điện thoại di động trong giờ học.
Hồi đầu năm nay, ông Blanquer từng gợi ý rằng, nếu như các chính trị gia người Pháp có thể bỏ điện thoại di động ra khỏi người trong suốt các cuộc họp thì chắc chắn “điều này là khả thi với bất kỳ nhóm người nào, trong đó có lớp học”.
Ý tưởng về tủ khóa đựng điện thoại hiện đang được thực hiện ở nhiều trường tiểu học và đại học của Pháp.
“Điện thoại sẽ được cất trong một chiếc hộp đặt trên bàn ở cửa lớp học. Tôi chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào với cách thức này. Sẽ mất khoảng 2 phút ở mỗi giờ học. Việc này cũng được thực hiện tương tự trong các trường tiểu học mà tôi làm việc ở Paris” – một giáo viên ở Rueil-Malmaison cho hay.
 |
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer là người ký quyết định cho lệnh cấm này |
Một cách làm khác ở khu vực Essonne là học sinh sẽ đặt điện thoại vào những chiếc túi có tên mình trong một văn phòng ở cổng trường. Cuối buổi học hôm đó, học sinh sẽ lấy lại điện thoại khi quay về.
Tuy nhiên, một hiệu trưởng ở Marseille, miền nam nước Pháp thì nói rằng ông chưa bị thuyết phục bởi giải pháp này. Ông cho rằng, làm theo cách đó, điện thoại có thể bị nhầm lẫn, mất và đánh cắp.
Được biết các thời bộ trưởng giáo dục trước đây không ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn điện thoại di động. Năm 2011, Luc Chatel – lúc đó là Bộ trưởng: “Việc sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen hằng ngày ở thời điện địa. Chúng ta không thể lờ đi nhu cầu kết nối, đặc biệt là giữa trẻ em và cha mẹ - những người mà bản thân họ có nhu cầu, một cách tự nhiên ngoài các giờ học”.
Peep – một trong những hiệp hội phụ huynh lớn nhất nước Pháp – đã tỏ ra hoài nghi giải pháp này. “Chúng tôi không nghĩ rằng lệnh cấm đó có hiệu quả tại thời điểm này” – chủ tịch Hiệp hội, ông Gerard Pommier nhận định.
“Hãy tưởng tượng một trường trung học với 600 học sinh. Chúng sẽ đặt tất cả điện thoại vào trong chiếc hộp sao? Các vị cất giữ chúng như thế nào? Và còn trả lại lúc ra về nữa?” – ông nói.
“Con người ta phải sống trong thời đại của mình. Sẽ là thông minh hơn nếu đưa ra luật lệ và thảo luận ý nghĩa của nó với học sinh” – Peep nói và chi ra rằng “bản thân người lớn không phải lúc nào cũng làm gương”.
Tuy nhiên, với Bộ trưởng Giáo dục Blanquer thì vấn đề của điện thoại di động và máy tính bảng còn là vấn đề về “sức khỏe công cộng”. “Điều quan trọng là trẻ dưới 7 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình” – ông nói.
Vị Bộ trưởng cũng nhìn động thái này như một cách thức giúp hạn chế tình trạng bắt nạt qua mạng.
Lệnh cấm sử dụng điện thoại di động từng được tân Tổng thống Pháp Emmamuel Macron nêu ra trong bản tuyên ngôn trước lễ nhậm chức của mình hồi tháng 5.
Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
" alt=""/>Trường học Pháp cấm điện thoại di động cả trong giờ ra chơi
Tại cuộc họp chuyên môn đầu năm học với lãnh đạo phòng giáo dục và giáo viên của 24 quận/huyện, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, sẽ giữ ổn định kỳ thi lớp 10. Cụ thể, hình thức thi, định hướng đề thi, cấu trúc và nội dung đề thi sẽ như các năm trước. Theo ông Tân, việc này nhằm giúp học sinh và giáo viên chủ động đổi mới việc dạy và học.Để xét tuyển vào lớp 10 công lập, học sinh phải làm bài thi 3 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (chủ yếu Tiếng Anh). Học sinh đăng ký vào trường chuyên, lớp chuyên thì đăng ký thêm môn chuyên.
 |
Học sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2020 (Ảnh: Thanh Tùng) |
Học sinh làm bài thi Ngữ Văn và Toán trong thời gian 120 phút. Bài thi môn Ngoại ngữ là 60 phút. Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 môn. Trong đó, môn Ngữ Văn và Toán nhân hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1.
Như các năm trước, đề thi lớp 10 môn Ngữ văn có cấu trúc gồm 3 phần: Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm), Nghị luận văn học (4 điểm). Trong đó, phần Đọc hiểu các văn bản được đề cập có thể là văn bản thông tin, văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận, văn bản khoa học… với các câu hỏi tư duy từ dễ đến khó, từ nhận biết đến vận dụng. Câu hỏi có thể yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải mã, phân tích, đánh giá, liên hệ so sánh, sáng tạo nội dung.
Phần Nghị luận xã hội yêu cầu viết một bài văn ngắn có sự phối hợp giữa các thao tác lập luận vào bài làm, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Phần Nghị luận văn học, thí sinh sẽ có 2 lựa chọn. Phần này gồm các câu hỏi nhằm phân loại trình độ, đánh giá cao sự sáng tạo của thí sinh.
Đề môn Toán lớp 10 của TP.HCM bao gồm các dạng toán cơ bản thuần túy về đồ thị, hàm số, phương trình, các dạng toán thực tế, toán hình học. Trong đề thi, các yêu cầu về kiến thức cơ bản sẽ chiếm 5,5 điểm trên thang điểm 10, phần còn lại là các bài toán thực tế.
Điểm khác biệt ở đề Tiếng Anh năm nay là tăng cường theo hướng ứng dụng trong các tình huống thực tế đời sống, tăng cường từ vựng, ngữ nghĩa của câu. Trong đó, phần Ngữ pháp chiếm khoảng 30 - 40% đề thi... Ngoài ra, số câu hỏi trong đề sẽ tăng từ 36 câu lên thành 40 câu. Như vậy, số câu hỏi đề Tiếng Anh thi vào lớp 10 ở TP.HCM năm nay sẽ nhiều hơn các năm trước 4 câu.
Theo một chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, dù đề thi môn Tiếng Anh tăng số lượng câu hỏi nhưng kiến thức, cấu trúc đề sẽ vẫn trên tinh thần ổn định như các năm trước. Việc tăng số lượng câu hỏi không làm yêu cầu đề thi khó hơn mà nhằm đánh giá bao quát việc học của học sinh.
Minh Anh

Điểm thi lớp 10 ở TP.HCM: Gần 50% có điểm Toán và Tiếng Anh dưới 5
Sáng nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm thi vào lớp 10. VietNamNet đã cập nhật điểm thi để thí sinh và phụ huynh tra cứu.
" alt=""/>Tăng số câu hỏi trong đề Tiếng Anh thi vào lớp 10 ở TP.HCM
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS, một vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông.Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Môn Khoa học tự nhiên
Cấu trúc nội dung:
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%)
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)
Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
Phân công giáo viên phụ trách các mạch kiến thức:
- "Chất và sự biến đổi của chất": giáo viên Hóa học.
- "Vật sống" và "Trái đất và bầu trời" lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.
- "Năng lực và biến đổi" và "Trái đất và bầu trời" lớp 6: giáo viênVật lí.
Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần)ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.
Phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành
Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì.
Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.
Về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.
(Cách tính điểm theo % nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới).
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới
Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.
Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.
2. Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)

3 hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy học tích hợp là điểm mới, đòi hỏi sự thay đổi trong tổ chức dạy học.
" alt=""/>Dạy học tích hợp có đáng lo?