
Đặc biệt, trong show diễn thời trang ngày 26/6 tới tại Ninh Thuận, khách mời sẽ diện trang phục màu trắng theo yêu cầu từ nhà tổ chức. Đây cũng là những gợi ý từ NTK họ Đỗ, thể hiện sự chăm chút của anh dành cho họ. Trong loạt ảnh, người mẫu Cẩm Đan (Top 15 Hoa hậu Việt Nam 2020) phối trang phục cùng loạt túi hiệu của: Dior, Chanel, Goyard…
![]() | ![]() | ![]() |
Trang phục được nhấn nhá bằng chi tiết hoa 3D là một trong những dấu ấn đậm nét của Đỗ Mạnh Cường. Lần này, anh tiếp tục phát triển hình ảnh hoa trà trên các thiết kế mang tinh thần tối giản như: váy bodycon, váy cúp ngực, váy xoè điệu đà, áo sơ mi hay áo tay lửng cổ điển phối cùng chân váy, váy xoè rộng giấu đường cong.
![]() | ![]() |
Những thiết kế vest của Đỗ Mạnh Cường nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ phái đẹp. Với loạt trang phục này, NTK hướng đến hình ảnh cổ điển, sang trọng. Vì thế, anh đưa ra những gợi ý về phụ kiện, mũ đều mang đậm phong cách cổ điển. Giày, hoa tai, vòng cổ đều đồng nhất với màu trang phục.
![]() | ![]() | ![]() |
Mẫu váy lệch vai mang đến vẻ ngoài gợi cảm trẻ trung, chân váy bất đối xứng đi cùng áo lụa mang phong cách thanh lịch thì chiếc váy xoè lại khắc hoạ hình ảnh quý cô điệu đà, duyên dáng.
![]() | ![]() |
Váy tay chồm, tay cape với phom rộng cũng từng là xu hướng mà Đỗ Mạnh Cường giới thiệu trong làng thời trang. Lần này, anh tạo ra các thiết kế với nhiều lớp vải xếp chồng lên nhau, với độ mỏng nhẹ tạo nên sự mềm mại, thướt tha cho người mặc.
![]() | ![]() | ![]() |
Vải gấm được đặt dệt riêng với độ mỏng vừa phải, hợp với khí hậu mùa hè của Việt Nam. Hình dáng hoạ tiết, độ chìm nổi của họa tiết rất đa dạng trên bề mặt gấm.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sự kết hợp giữa áo và chân váy rất thịnh hành thời gian qua. Đỗ Mạnh Cường tạo nên điểm nhấn ở phần tay phồng nhẹ, cổ áo, nắp túi, hay bố trí cúc áo to bản đối xứng. Các mẫu thiết kế đều được chú trọng đường cắt may chuẩn xác, tôn lên giá trị của trang phục.
![]() | ![]() |
Ngân An
Ảnh: Huy Nguyễn
" alt=""/>Cẩm Đan biến hóa với sắc trắng từ thiết kế của Đỗ Mạnh CườngmeCall là dịch vụ cho phép khách hàng cài đặt các video phát thay thế cho âm cuộc gọi được cài mặc định, hoặc nhạc chuông chờ thông thường, để người gọi đến có thể xem trong khi chờ người nghe nhấc máy. Với meCall, mỗi cuộc gọi sẽ trở thành một trải nghiệm thị giác độc đáo và thú vị, giúp bạn thể hiện phong cách cá nhân trong từng cuộc gọi.
Đại diện Viettel Telecom cho biết, trong thời gian đầu ra mắt, meCall được cung cấp thử nghiệm miễn phí cho một tập khách hàng nhỏ và sẽ sớm triển khai cung cấp trên toàn mạng.
Khách hàng đủ điều kiện (sở hữu máy điện thoại smartphone có hỗ trợ VoLTE, sim 4G/5G) sẽ được mời dùng thử meCall với 1 video chờ cài mặc định. Để thay đổi video chờ theo sở thích, khách hàng truy cập trang web https://mecall.vn hoặc ứng dụng meCall để lựa chọn và làm theo hướng dẫn. Ngoài việc cài đặt cho mình, khách hàng cũng có thể tặng video chờ cho người thân, bạn bè thông qua tính năng tặng quà trên ứng dụng.
Được biết, hiện tại meCall hỗ trợ trên nhiều dòng máy, bao gồm: Samsung A225F, Samsung A325F, Samsung A536E, Samsung A736B và dự kiến hết tháng 9 sẽ có thêm 10 dòng máy: Galaxy S23 FE, Galaxy Tab S9/ S9 Plus/ S9 Ultra, Galaxy Flip 3, Galaxy Fold 3, Galaxy S24 Ultra, Galaxy S24/ S24 Plus, Galaxy Flip 5, Galaxy Fold 5, Galaxy S23/ S23 Plus/ S23 Ultra, Galaxy Tab S9 FE/ S9 FE Plus sử dụng được meCall. Danh sách thiết bị sẽ tiếp tục được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.
Trước khi công bố cung cấp thử nghiệm dịch vụ video chờ meCall, ngày 19/8, Viettel Telecom cho biết, đã tiên phong nghiên cứu và triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam (5G Standalone (SA).
Khác với 5G Non-Standalone (NSA) được phát triển trên hạ tầng mạng 4G, 5G SA là phiên bản tiên tiến và độc lập, giúp nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng và cung cấp đa dịch vụ. Khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ mới trên nền 5G như meCall tốt hơn trên sóng 5G cũng như mạng 5G SA mà Viettel vừa phát triển thành công.
Thông tin về dịch vụ meCall cùng các sản phẩm, dịch vụ khác của Viettel:
App MyViettel
Website http://viettel.vn
Fanpage Viettel Telecom
Tổng đài 198 (miễn phí)
Phương Dung
" alt=""/>Viettel ra mắt dịch vụ đầu tiên trong hệ sinh thái 5GĐể giải quyết vấn đề này, tại Hội nghị ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa”, được tổ chức ngày 5/8 vừa qua, ông Huy Nguyễn, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty Phygital Labs, đã đưa ra giải pháp để ứng dụng công nghệ khai thác bản quyền di sản, thúc đẩy công nghiệp văn hoá.
Theo ông Huy Nguyễn, một xu hướng giải pháp công nghệ mới đang nổi lên mạnh mẽ và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề hiện nay là công nghệ vật lý số (phygital). Thuật ngữ phygital (tạm dịch là “vật lý số”) xuất phát từ sự kết hợp của hai từ physical (vật lý) và digital (kỹ thuật số), mô tả sự kết hợp giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và tăng tính tương tác hơn cho người dùng.
Công nghệ vật lý số cho phép các đối tượng vật lý được kết nối với thế giới kỹ thuật số thông qua các nền tảng công nghệ lõi tiên tiến như Blockchain (công nghệ chuỗi khối), NFC (công nghệ kết nối không dây tầm ngắn), và AR/VR/XR (thực tế tăng cường/ thực tế ảo/thực tế mở rộng).
Trong đó, Blockchain, với tính năng phi tập trung, cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của mình một cách tốt hơn và an toàn hơn. Tính chất minh bạch và không thể sửa đổi cũng đã biến công nghệ này trở thành công cụ lý tưởng cho việc xác thực và bảo vệ các tài sản số, bao gồm cả các di sản văn hóa.
Việc áp dụng Blockchain vào ngành văn hóa và di sản mang lại nhiều lợi ích, như việc xác thực nguồn gốc của các hiện vật, chống lại nạn hàng giả, và tạo ra một hệ thống quản lý minh bạch cho các giao dịch liên quan đến di sản. Điều này giúp bảo vệ giá trị của các di sản và tạo ra những cơ hội kinh tế mới thông qua việc mua bán và trao đổi các tài sản số. Ví dụ một số bảo tàng trên giới đã ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc xác thực quyền sở hữu và mở phiên đấu giá các phiên bản số của di sản.
Công nghệ NFC (Near Field Communication - kết nối không dây tầm ngắn) đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc kết nối các vật phẩm thực với thông tin định danh số. Chip NFC cho phép truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn chỉ bằng một cú chạm nhẹ, mở ra nhiều ứng dụng mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Các công nghệ AR/VR/XR (thực tế tăng cường/ thực tế ảo/thực tế mở rộng), đang cách mạng hóa cách con người trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. AR cho phép bổ sung các yếu tố ảo vào thế giới thực, trong khi VR tạo ra những môi trường ảo hoàn toàn mới, và XR là sự kết hợp của cả hai. Trong lĩnh vực văn hóa và di sản, các công nghệ này mở ra những cách thức mới để giới thiệu và trải nghiệm các di sản.
Du khách có thể sử dụng AR để thấy được hình ảnh 3D của các hiện vật khi tham quan bảo tàng, hoặc sử dụng VR để tham quan các di sản từ xa một cách sống động và chân thực nhất. XR còn cho phép tạo ra những triển lãm số, nơi mà các hiện vật được trưng bày trong không gian ảo và người tham quan có thể tương tác đa giác quan với chúng một cách tự nhiên.
CEO Phigytal Labs chia sẻ, công nghệ vật lý số không chỉ mang lại những cơ hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho công chúng, mà còn mở ra những cách thức mới để khai thác và phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
Công nghệ này giúp bảo tồn các di sản văn hóa thông qua việc số hóa và lưu trữ thông tin chi tiết về các hiện vật. Đây sẽ là cơ sở để lưu giữ tốt di sản của cha ông, phục vụ mục đích giáo dục cho các thế hệ sau, vừa quảng bá và khai thác di sản hiệu quả cho mục đích phát triển kinh tế.
Khai thác bản quyền di sản thông qua công nghệ vật lý số giúp các tổ chức văn hóa tạo ra các sản phẩm phái sinh như ấn phẩm, phim ảnh, và trò chơi điện tử, từ đó tạo ra nguồn thu nhập bổ sung và quảng bá di sản văn hóa ra toàn cầu. Điều này hỗ trợ công tác bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế của di sản.
Việc sử dụng công nghệ mới trong các bảo tàng và triển lãm giúp tạo ra những trải nghiệm tham quan hấp dẫn hơn. Du khách có thể sử dụng các thiết bị di động để truy cập thông tin chi tiết về các hiện vật, tham gia vào các hoạt động giáo dục và tương tác với môi trường ảo, tạo ra sự hứng thú và thu hút hơn khi tìm hiểu về di sản văn hóa.
Hay các công nghệ như NFC và Blockchain giúp xác thực nguồn gốc và bảo vệ quyền sở hữu các hiện vật, đồng thời, tạo ra các kênh mới để quảng bá và khai thác giá trị của di sản; Giúp các tổ chức văn hóa quản lý và phát triển các di sản một cách hiệu quả hơn.
" alt=""/>Dùng công nghệ để bảo tồn và khai thác bản quyền di sản văn hoá