Chàng shipper mơ làm tủ sáchMột ngày tháng 8/2019, ba người đàn ông trong một căn nhà nhỏ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội cùng ngồi lại bàn bạc về kế hoạch dựng thư viện miễn phí cho các học sinh trong vùng.
Lê Văn Tuấn tốt nghiệp hệ cao đẳng của ĐH Thương mại năm 2012. Anh trải qua khá nhiều công việc: xuất nhập khẩu, thợ làm bánh, mở doanh nghiệp riêng… Hiện, anh làm nghề giao hàng để mưu sinh và có điều kiện thực hiện mong mỏi của mình: Dựng tủ sách miễn phí cho học sinh.
 |
Anh Tuấn (áo đen) đang bàn kế hoạch mở rộng tủ sách. |
‘Từ bé, tôi đã muốn mở tủ sách. Mỗi lần sở hữu quyển sách nào tôi đều giữ gìn cẩn thận với mong muốn khi số lượng đủ lớn sẽ chia sẻ cho mọi người’, anh nói.
Năm 2017, anh mở tủ sách cho các học sinh trong xã đến đọc. Thời gian này, anh vẫn phải đi làm, không ở nhà nên việc trông nom, gìn giữ sách không được tốt. Tủ sách ban đầu đầy ắp sau cứ vơi dần.
‘Tôi mở cửa tự do cho tất cả các em đến mượn. Nhưng không có người ở nhà nên các cháu không có ý thức giữ gìn. Nhận ra như thế không ổn nên tôi suy nghĩ về việc quản lý và lan rộng tủ sách’, anh Tuấn nói.
Sau đó, Tuấn biết đến anh Phùng Văn Trường, một người cũng đang xây dựng dựng thư viện cho trẻ em tại nhà, một cách rất tình cờ.
‘Người thầy’ cầm bút bằng miệng
Anh Phùng Văn Trường (SN 1979) sinh ra không được may mắn như những người khác. Lên 4 tuổi, vẫn chưa biết đi, chưa biết cầm nắm đồ vật, gia đình cho anh đi khám, kết quả anh bị bại liệt cả chân tay.
Đến tuổi đi học, ngày ngày, Trường được những người bạn cùng xóm đưa đến lớp. Học đến lớp 8, không thể viết được nữa do bàn tay đã cứng lại, cậu học trò phải giã từ cây bút.
Ngày trước anh có thể dùng tay cố gắng kẹp bút để viết nhưng sau đó sức khỏe kém, bàn tay anh không còn cầm nổi bút. Anh chuyển sang luyện cầm bút bằng miệng. Ngậm bút để viết không đơn giản nhưng anh không nản chí, vài tháng sau đã viết được bằng miệng.
 |
Anh Trường, 'thầy giáo' viết bằng miệng. |
Cuối năm 2009, có thời gian rảnh rỗi, anh dạy kèm cho con cháu của các anh, chị trong nhà. Sau đó, người dân đưa con, cháu đến nhờ anh dạy học sau giờ đến lớp. Dần dần số học sinh của anh tăng lên nhanh chóng. Cứ sau giờ đến lớp, các em đến đây được anh hướng dẫn đọc, viết và làm toán. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
‘Sau này, hàng tháng các phụ huynh có đưa thêm cho tôi 100, 200 nghìn đồng để hỗ trợ phí điện, nước, sách vở…’, anh nói.
 |
Thư viện sách có tên Hallo World |
Anh chia sẻ: 'Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy. Vì người ta đỗ đạt, có bằng cấp mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp 8. Nhưng đến lớp học này, ngoài kiến thức cơ bản, các cháu còn được rèn luyện tính kỷ luật, đạo đức…’.
Cũng như Tuấn, anh Trường muong muốn có tủ sách cho các em trong vùng không có điều kiện. Năm 2014, thư viện sách, báo của anh ra đời…
Người bộ đội về hưu
Người đàn ông thứ 3 trong căn nhà anh Trường hôm ấy là ông Hoài, một bộ đội về hưu.
‘Từ lâu nay, hai vợ chồng tôi đã có kế hoạch tiết kiệm một khoản chi tiêu để tham gia đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi tìm hiểu thư viện của Trường và Tuấn, 2 vợ chồng quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng. Chúng tôi đã dành 6 triệu mua tủ sắt, bảng, quả địa cầu, văn phòng phẩm….
 |
Những người đàn ông đóng thêm tủ sách mới cho thư viện. |
4 triệu nữa, chúng tôi sẽ tìm những thứ còn thiếu (sách vở hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến việc học tập của các cháu) để mua’, ông Hoài nói.
Trước đó, vợ chồng ông từng đi làm từ thiện nhiều nơi với các hội nhóm từ thiện khác.
‘Tôi thấy xây dựng thư viện tạo dựng văn hóa đọc sách tốt cho các cháu. Trường lại là 1 người khuyết tật nhưng vẫn vươn lên, giúp đỡ người khác, đó là một nguồn động lực giúp các cháu cố gắng hơn trong học tập’, ông Hoài nói thêm.
Thư viện của 3 người xa lạ
Thư viện ban đầu của anh Trường và anh Tuấn có 3.400 cuốn. ‘Số sách này trước đó nhiều hơn nhưng đã bị thất thoát do nhiều em mượn làm mất hoặc không trả.
Sắp tới, khi tiến hành mở rộng thư viện, chúng tôi sẽ có những quy định để các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn sách cho các bạn khác’, anh Trường chia sẻ.
 |
Thư viện sách là điểm đến của nhiều học sinh sau giờ học ở trường |
Anh Tuấn cũng cho biết thêm: ‘Chúng tôi quyết định dồn sách về một chỗ và xây dựng thành thư viện tại nhà anh Trường bởi anh là người khuyết tật, mở lớp dạy các cháu vì vậy các học sinh đến đây ngoài việc học còn có thể đọc sách.
Bên cạnh đó, anh Tuấn thường xuyên ở nhà dạy học nên có thời gian quản lý sách. Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch kết hợp cùng nhiều nhóm thiện nguyện chuyển sách đến các vùng sâu vùng xa, mở rộng thư viện hơn nữa cho các học sinh kém may mắn’.

Lớp học đặc biệt trong ngôi chùa ở Chương Mỹ, Hà Nội
Với chiếc xe đạp cũ, hàng tuần cô giáo ở tuổi 65 vẫn đạp xe đến một ngôi chùa. Nơi đó, gần 60 đứa trẻ tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt đang chờ đợi cô để bắt đầu buổi học mới.
" alt=""/>3 người đàn ông góp sức mở thư viện hàng nghìn cuốn sách cho học sinh nghèo
 đã có nhiều năm sống trong tuyệt vọng, trốn tránh rồi sau đó quyết định đối diện với thực tế và công khai căn bệnh của mình.</p><p>Chủ động tìm tới những người cùng cảnh ngộ, đến nay chị Liên đã trở thành trưởng ban điều hành mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam - nơi kết nối và hỗ trợ 2.000 phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc.</p><p>Chị cũng được nhiều người trong và ngoài cộng đồng người nhiễm HIV biết đến nhờ những đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện. Năm 2017, chị là một trong 7 người nhận giải thưởng Dải băng đỏ của Mạng lưới người sống với HIV tại Việt Nam.</p><p>Chị Liên đến với mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam vào năm 2011 sau khi chị tới trung tâm y tế huyện công khai mình mắc căn bệnh thế kỷ và bày tỏ nhu cầu được tìm kiếm, kết nối với những người cùng cảnh ngộ.</p><table class=)
 |
Chị Ngô Thị Liên. |
‘Mình nghĩ rằng không thể chỉ có một mình mình được, nhưng họ đang ở đâu đó. Ngày ấy, điện thoại, mạng xã hội chưa phổ biến như bây giờ nên rất khó để tìm kiếm cộng đồng của mình. Mình muốn tìm những người cùng chung cảnh ngộ chỉ vì có nhu cầu chia sẻ và muốn xem họ sống chung với căn bệnh này như thế nào’.
Rồi một ngày, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện gọi cho chị và nói rằng Uỷ ban Y tế Hà Lan-Việt Nam - nơi khai sinh ra Hoa hướng dương Việt Nam, đang tìm kiếm những người như chị.
Sau nhiều năm gắn bó với mạng lưới và được nâng cao năng lực tổ chức, chị được giao nắm giữ vị trí Trưởng ban điều phối mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam từ năm 2014.
Công việc của chị là hằng năm lên kế hoạch, xin tài trợ cho các chương trình, dự án hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đối tượng phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV.
Chị cũng là người phải đi thực tế tới các khu vực vùng sâu, vùng xa để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của từng đối tượng được hỗ trợ. Chị chia sẻ, tháng nào chị cũng phải lên Hà Nội họp ban điều hành, mỗi năm lại có 2 đợt đi khảo sát khá vất vả.
Nhiệm vụ thường xuyên hơn của mạng lưới là giúp hàng nghìn thành viên hiểu đúng về căn bệnh, lộ trình điều trị, các chính sách dành cho người nhiễm HIV, phương pháp phòng ngừa cho người thân hay khi có nhu cầu sinh con thì phải làm gì để đứa trẻ không lây nhiễm…
‘Mình hay nói với các thành viên ban điều hành rằng cuộc sống của mình phải tốt thì mới mong vận động được mọi người. Mình phải tự tin, chủ động, phải sống tích cực thì mọi người mới nhìn nhận mình khác đi’, chị chia sẻ.
 |
Công việc khiến chị Liên phải có những chuyến công tác xa nhà liên tục. |
Chị cho biết, trong số 2.000 thành viên của Hoa hướng dương ở 7 tỉnh thành, có đến 80-90% đã công khai bệnh của mình. Chỉ có một số ít giới công chức hoặc những người kinh doanh mặt hàng nhạy cảm thì chưa sẵn sàng công khai.
‘Một trong những khó khăn trong quá trình vận động, tư vấn cho các thành viên là có tới 60% là hộ nghèo, làm nông, trình độ nhận thức không cao. Phần lớn phụ nữ trong nhóm bị lây nhiễm từ chồng. Nhiều người ở vùng cao thậm chí còn không biết chữ. Khi chúng tôi đến, phải lấy son cho họ điểm chỉ vào hồ sơ. Nhiều người không hiểu hết tiếng Kinh, lại phải có phiên dịch trợ giúp’.
Chị nói, nếu như xã hội ngày càng cởi mở với căn bệnh HIV thì nguồn ngân sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV ngày càng ít. Trước đây có những nguồn tài chính chuyên biệt dành cho HIV, nhưng bây giờ đều bị lồng ghép vào các dự án khác.
Một trong những khó khăn nữa lại là ở chính những người bệnh. ‘Nhiều người có tư tưởng bệnh HIV bây giờ không chết ngay được nên sống và điều trị khá bừa bãi, không tuân thủ đúng quy định. Cộng đồng cũng không còn kỳ thị nhiều nên họ khá thoải mái trong các mối quan hệ.
Họ lập gia đình, sinh con nhiều hơn vì bây giờ đã có thuốc phòng tránh lây bệnh sang con. Nhưng nó vẫn rất nguy hiểm nếu không có đủ kiến thức và sự thận trọng. Ví dụ như nhiều phụ nữ có bầu mà không hề biết, nên vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra’.
Gần chục năm gắn bó với Hoa hướng dương, nhiều trường hợp khiến chị không khỏi đau lòng, chung quy cũng chỉ vì sự thiếu hiểu biết dẫn đến nghèo đói và bất hạnh cho những đứa trẻ.
 |
Chị Liên trong chuyến công tác tại vùng cao. |
Chị kể: ‘Có gia đình có 4 người thì 3 người nhiễm HIV. Gia đình đủ tiêu chí để nhận hỗ trợ sửa nhà, nhưng quả thực chúng tôi không biết phải sửa gì vì mọi thứ đều hỏng, nhà đổ đến nơi rồi. Tiền làm lại cả ngôi nhà thì chúng tôi không đủ, vì còn rất nhiều trường hợp khác’.
Có gia đình chỉ còn 2 mẹ con, bố đã mất vì nghiện ma tuý. Mẹ nhiễm HIV, suốt ngày chỉ ở nhà để trông thóc cho con có cái ăn. Vì chỉ cần ra khỏi nhà đi làm là các con nghiện vào nhà ‘khoắng’ hết. Đứa bé chỉ mơ ước mẹ mua cho miếng thịt mỡ, rán ra lấy mỡ để ăn với cơm'.
Chị nói, có đi nhiều mới biết cuộc sống của mình vẫn còn tốt hơn rất nhiều người. Vì thế, chị càng mong muốn được chia sẻ, hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ vẫn đang gặp khó khăn.
Hiện tại, chị hài lòng với cuộc sống bận rộn của mình. Ngoài làm công tác xã hội, chị kiếm sống bằng công việc bán hàng ở chợ huyện, nuôi trang trại gà ở nhà và tích cực tham gia các phong trào tập thể ở địa phương.
Chị bảo, so với cách đây 5 năm, người nhiễm HIV đã sống tốt hơn rất nhiều. Họ đã biết vươn lên, thay vì ủ rũ, trốn tránh hay tìm đến cái chết. Họ biết tìm đến các nhóm cộng đồng để chia sẻ và xã hội cũng có cái nhìn cởi mở hơn với họ.
Cửa hàng của chị ở chợ huyện cũng là nơi nhiều người tìm đến chị để xin tư vấn, giúp đỡ cho người thân của mình. Những lúc ấy, chị cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chị không chỉ sống tốt cho riêng mình mà còn truyền cảm hứng sống cho những người giống mình, thậm chí là cho những người bình thường nhìn vào để theo gương.

Lần quyên sinh bất thành thay đổi cuộc đời người phụ nữ nhiễm HIV
‘Mình không chấp nhận việc bỗng nhiên lại phải chịu số phận như vậy. Mình không chấp nhận việc người ta nhìn những người nhiễm HIV như một thứ gì đó xấu xa'.
" alt=""/>Ám ảnh đứa bé trong căn nhà bố mất vì ma túy, mẹ nhiễm HIV