Ngày 21/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định 102 về việc thay đổi thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Theo đó, danh sách các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có 2 sự thay đổi. Cụ thể, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, đã chuyển công tác khác.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT làm Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Tổ phó Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, đã nghỉ hưu theo chế độ.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập ngày 28/8/2018. Gồm có 19 thành viên, Ủy ban có Chủ tịch là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có các nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam;
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Ủy ban cũng có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Đồng thời, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
M.T
Theo danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử mới được Thủ tướng phê duyệt, Ủy ban có 19 thành viên trong đó có 4 thành viên mới.
" alt=""/>Thay đổi thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tửĐể thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, thời gian sắp tới, Hà Giang sẽ triển khai 7 nhóm nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp trọng tâm.
Theo đó, 7 nhóm nhiệm vụ gồm có: hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu, phát triển các ứng dụng dịch vụ, đảm bảo an toàn thông tin và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Về giải pháp, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp được Hà Giang xác định là một giải pháp quan trọng, cần được tập trung thực hiện.
Cụ thể, người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.
Các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số phải được gắn với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.
Đồng thời, đẩy mạnh truyền thống số nhằm tuyên truyền, phố biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số. UBND các huyện, thành phố chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm việc chuyển đổi số.
Bên cạnh việc truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân và doanh nghiệp, 4 nhóm giải pháp khác cũng được Hà Giang tập trung triển khai trong năm nay là: phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút nguồn lực CNTT; và tăng cường hợp tác quốc tế.
Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Giang cũng dự kiến tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện 21 nhiệm vụ, dự án cụ thể trong năm 2021 là 50 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện ngoài ngân sách tỉnh, dự kiến còn huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thông tin về tình hình triển khai Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Sở TT&TT tỉnh Hà Giang cho biết, cuối năm ngoái, Hà Giang đã ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Cũng trong thời gian qua, Hà Giang đã chỉ đạo các cơ các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, tạo đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị." alt=""/>Hà Giang dự kiến chi 50 tỷ đồng cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong năm 2021PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý đưa ra lời khuyên, sau khi mắc Covid-19, nếu trẻ bị mệt mỏi và đau đầu không cải thiện, cha mẹ nên cho bé đi khám tổng quát và chăm sóc trẻ theo lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cùng con thực hành các bài tập thức ngủ đúng chu kỳ, tập thể dục thường xuyên và tăng cường các trò chơi rèn luyện trí não như trò chơi câu đố hoặc học một ngôn ngữ mới. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng phục hồi và phát triển chức năng não ở trẻ sau khi bị Covid-19.
Dinh dưỡng giúp trẻ phục hồi sau Covid-19
Việc chăm sóc dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển trí não cho trẻ sau khi nhiễm Covid-19. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, cứ mỗi giây có hơn 1 triệu kết nối thần kinh được tạo ra và cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7.000 mối nối khác. Tuy nhiên Covid-19 gây rối loạn đông máu rải rác, não bị thiếu cấp máu sẽ gây ra những tổn thương, rối loạn. Thậm chí sẽ dẫn tới chậm phát triển, rối loạn giấc ngủ thường xuyên. Vì vậy việc hỗ trợ phát triển não bộ và bảo vệ não bộ là vô cùng cần thiết cho trẻ nhất là sau khi trẻ bị nhiễm Covid-19.
Chế độ dinh dưỡng nên gồm đầy đủ 4 nhóm chất: nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó, omega có nguồn gốc thực vật cũng quan trọng với sự phát triển của não bộ. Chất xám của não chủ yếu do chất béo hình thành. Có đến 60% chất béo hình thành từ omega.
Omega là các axit béo không no, cơ thể không tự tổng hợp được mà lấy từ bên ngoài vào qua thực phẩm ăn hằng ngày, có trong thực vật và động vật. Omega thực vật lấy từ các hạt nhiều dầu như: dầu hạt lý chua đen, quả óc chó… và các chiết xuất của chúng. Omega động vật chủ yếu có trong dầu cá biển. Tuy nhiên, các mẹ hiện nay thường sử dụng omega thực vật cho trẻ bởi không có vị tanh như từ cá biển. Trẻ nhỏ có vị giác nhạy cảm hơn người lớn gấp 300 lần nên rất nhạy cảm và dễ nôn trớ sau khi sử dụng thực phẩm có vị tanh của cá.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý lưu ý thêm, phụ huynh thường lo lắng khi thấy con mệt mỏi sau khi bị Covid-19 và mong muốn giải quyết được tình trạng giảm tập trung, chú ý, phát triển trí não tốt cho trẻ nhanh chóng.
Tuy nhiên không có phương pháp nào để ngay lập tức làm tăng trí thông minh của trẻ. Phát triển trí não đòi hỏi một nền tảng dinh dưỡng lâu dài. Dù chưa thể nhìn rõ những cơ chế tổn thương lâu dài trên cơ thể nhưng triệu chứng trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ sau mắc Covid-19 là một vấn đề cấp thiết mà cha mẹ cần can thiệp sớm. Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng, việc kết hợp bổ sung dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng để phục hồi sức khỏe củ trẻ.
Phương Lê