Tỉnh Quảng Nam còn 71 tàu cá "3 không" chưa được cấp phép (Ảnh: Khánh Lê).
Tuy nhiên, tàu cá, tàu câu mực của tỉnh này vẫn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài và bị bắt rất cao đối với nhóm tàu câu mực khơi của các xã Tam Giang, Tam Quang và Tam Hải (huyện Núi Thành); xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) khi hoạt động vùng khơi giáp ranh với vùng biển các nước láng giềng.
Từ 29/4 đến 1/5, tàu câu mực QNa 91… đã có một số thời điểm vượt qua vùng được phép khai thác trên biển mà không có văn bản chấp thuận. Tuy nhiên, do sự việc xảy ra trước ngày 20/5 khi Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ chưa có hiệu lực.
Đồng thời, đây cũng là trường hợp bất khả kháng do tàu chạy theo vớt các thúng bị lạc và vô tình vượt ranh giới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng các thuyền viên. Do vậy, trường hợp này không xử phạt vi phạm hành chính.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 135 triệu đồng đối với tàu cá QNa 91… về hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận.
Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã xử lý trên 150 vụ về khai thác IUU và xử phạt vi phạm hành chính 107 vụ vi phạm khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá 62/107 vụ.
Tính đến ngày 25/10, tỉnh Quảng Nam còn 71 tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) chưa được cấp phép, trong đó tàu có chiều dài từ 6m đến dưới 12m là 50 chiếc và tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên là 21 chiếc. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổng hợp bổ sung lần thứ 4 (lần cuối) từ các địa phương khoảng 80 chiếc tàu cá "3 không".
Đánh giá kết quả thực hiện chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm công tác chống khai thác IUU theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật được các sở, ban, ngành, địa phương tập trung thực hiện rộng rãi trong cộng đồng ngư dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và duy trì thường xuyên. Công tác quản lý địa bàn, theo dõi, nắm tình hình trong ngư dân kịp thời.
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại, hạn chế như tàu cá "3 không" dưới 12m còn phát sinh mặc dù UBND tỉnh đã ra thông báo công bố danh sách tàu cá "3 không" đã 3 lần, tuy nhiên đến nay các địa phương tiếp tục bổ sung.
Tỉ lệ sản lượng hải sản khai thác được giám sát qua cảng còn thấp so với tổng sản lượng hải sản khai thác trên toàn tỉnh (đạt 26,56%). Việc giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các bến cá tư nhân, truyền thống chưa đảm bảo.
Đặc biệt, nhóm tàu chụp mực, câu mực khơi có khả năng vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác, nguy cơ cao bị cơ quan chức năng nước sở tại bắt giữ, xử lý. Tình trạng một số tàu làm nghề lưới chụp mực, lưới vây, câu… không mở máy giám sát hành trình để khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng lộng, vùng bờ còn xảy ra.
" alt=""/>10 tàu cá "mất tích" từ 6 giờ trên biển bị phạt hơn 267 triệu đồng100% đơn vị sẵn sàng đối phó thiên tai
Theo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), trong 6 tháng qua tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do được chuẩn bị tốt nên các đơn vị đã nhanh chóng khắc phục các sự cố, đảm bảo cung cấp điện ổn định, vận hành an toàn.
![]() |
Ông Đàm Quang Hưng, Phó Trưởng Ban An toàn, thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN EVNNPC cho biết, đến nay 100% các đơn vị trực thuộc đã thành lập Ban, tiểu ban, đội xung kích PCTT năm 2016. Đồng thời lập đầy đủ các “Phương án PCTT&TKCN năm 2016” trong đó có các tình huống (phương án) diễn tập cụ thể. Trước tháng 6/2016 tất cả các đơn vị đều đã tổ chức diễn tập xong.
Ngoài ra, 100% đơn vị cũng hoàn tất việc kiểm tra công tác quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp, trong đó chú trọng việc phát hiện các khiếm khuyết trên lưới, tăng cường công tác sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
Viêc thực hiện thí nghiệm định kì thiết bị và lập bảng kê thiết bị dự phòng cũng được tiến hành đầy đủ, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố xảy ra.
Tại Công ty điện lực Hải Phòng, đơn vị thành viên của EVNNPC, trong 6 tháng đầu năm đã tiến hành tu sửa thường xuyên 98 công trình kiến trúc, 1106 công trình điện, sửa chữa lớn 40 công trình điện, đầu tư xây dựng mới 88 công trình điện và 28 công trình kiến trúc.
Cùng với đó, công ty đã tổ chức tổng kiểm tra xong 113 tuyến đường dây trung, cao thế. Công tác thí nghiệm định kì cũng được thực hiện theo đúng kế hoạch, tất cả các trạm phân phối đã lấy mẫu dầu, đo tiếp địa TBA, lộ đường dây đúng kế hoạch.
![]() |
Còn tại Công ty điện lực Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm, công ty đã tiến hành kiểm tra, thay mới 359 km đường dây hạ thế và 2.300 cột gỗ, tre có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, đồng thời thực hiện việc di dời 8 vị trí cột trung thế đường dây 35 kV, 1 trạm biến áp phân phối và 32 vị trí cột hạ thế ra khỏi những vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập úng khi mưa lũ, sạt lở gây ra.
Địa phương chủ động các giải pháp
Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc EVNPC đều quán triệt nguyên tắc “4 tại chỗ” trong PCTT & TKCN gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Từ đầu năm các đơn vị đều thành lập Ban chỉ huy và đội xung kích, sẵn sàng túc trực 24/24 khi có mưa bão xảy ra. Cùng với đó là thực hiện việc kí kết hợp đồng nguyên tắc với các công ty vật tư và xây lắp để khi cần thiết có thể huy động nhân lực một cách nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm vị trí và địa bàn mà từng địa phương có những kinh nghiệm khác nhau trong phòng chống thiên tai.
Với vị trí của một tỉnh ven biển, ông Phạm Văn Tắm, Phó Giám đốc phụ trách an toàn Công ty điện lực Hải Phòng cho biết, thời tiết Hải Phòng nhìn chung diễn biến phức tạp và có phần khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão xen kẽ nhau, gây thiệt hại lớn cho ngành điện. Như trong năm 2015, chi phí khắc phục thiên tai của Công ty lên tới 27,5 tỷ đồng. Kinh nghiệm của Hải Phòng qua các năm ứng phó với bão, ngập lụt là trong thiết kế hệ thống lưới điện và lắp đặt thiết bị phải tính đến hệ số an toàn. Mặt khác, cần thường xuyên kiểm tra và tiến hành sữa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống lưới điện.
![]() |
Một điểm cũng rất đáng chú ý trong công tác PCTT của PC Hải Phòng là việc lắp đặt hệ thống cảnh báo. Với việc lắp đặt này, công ty sẽ nhanh chóng khoanh vùng, phát hiện nơi xảy ra sự cố, qua đó rút ngắn được thời gian và công sức khắc phục.
Đối với PC Lạng Sơn, với đặc thù của một tỉnh miền núi, kinh nghiệm của công ty là xây dựng bản đồ, khi xảy ra mưa bão thì chủ động cắt điện sớm ở các vị trí ngập nước để đảm bảo an toàn. Việc di chuyển các cột trung thế cũng là một hướng ưu tiên trong PCTT, đặc biệt là ở huyện Chi Lăng, nơi dòng chảy thường xuyên thay đổi.
Theo ông Trần Văn Hưng, Trưởng phòng Kế hoạch vật tư PC Lạng Sơn, hiện tại Công ty đang tiến hành xây dựng 31 điểm trực vận hành. Mỗi điểm trực phụ trách một cụm từ 3 - 4 xã với khoảng cách từ trụ sở điện lực đến điểm vận hành từ 18 - 20 km.
Song song, đối với vùng xa, khó khăn về điều kiện liên lạc thì việc tiếp nhận thông tin sẽ được thực hiện qua tổ dịch vụ điện năng cắm chốt tại địa bàn. Đây là những người bản địa, hợp đồng lao động theo thời vụ với công ty.
Tiếp tục đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn sau tiếp nhận
Khó khăn lớn nhất còn tồn tại trong công tác PCTT & TKCN của các đơn vị điện lực hiện nay là vốn dùng để cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn. Ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, Tổng công ty tiếp nhận điện lưới hạ áp nông thôn từ gần 4000 xã. Đa số đều là lưới điện cũ được xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỉ trước. Với khối lượng lớn như vậy thì dù mỗi năm, Tổng công ty đều dành một phần vốn để cải tạo nhưng vẫn không sao khắc phục hết được.
Hiện tại, theo ông Hồ Mạnh Tuấn, về lâu dài, Tổng Công ty vẫn đang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, ngoài ra có một phần vay trong nước, kết hợp với các dự án cải tạo hàng năm được cấp kinh phí bởi Tập đoàn để đầu tư, nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn. Tuy nhiên, do lượng vốn còn hạn chế nên các đơn vị sẽ tập trung thực hiện rà soát toàn bộ, chỗ nào yếu nhất thì sữa chửa theo chủ trương cải tạo tối thiểu đã được đưa ra từ trước đó.
Thúy Ngà
" alt=""/>Điện lực miền Bắc chủ động giải pháp phòng chống thiên taiTại buổi làm việc, ông Phạm Đức Tuấn đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của mình, cam kết không tái phạm, chấp hành việc xử lý của cơ quan chức năng. Đồng thời, ông Tuấn cũng gửi lời xin lỗi đến những người bị tác động, ảnh hưởng bởi những đoạn clip do mình đăng tải, thể hiện thái độ thành khẩn và mong muốn được tha thứ cho hành vi sai phạm của cá nhân.
Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với Tuấn theo điểm b, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”.
Hiện Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục phối hợp với Thanh tra Sở TT&TT Thành phố cùng các cơ quan liên quan rà soát, xác minh, xử lý đối với các tài khoản mạng xã hội có hành vi tương tự.
Công an Thành phố đề nghị người dân tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các quy tắc ứng xử, đạo đức khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, đại diện TikTok Việt Nam cho biết, TikTok không khoan nhượng trước bất kì nội dung hay hành vi nào vi phạm các Tiêu chuẩn Cộng đồng và đã có động thái khoá tài khoản của người dùng @tuanbrice (Nờ Ô Nô) vĩnh viễn.
" alt=""/>Xử phạt TikToker Nờ Ô Nô