Cơ sở nhà, đất số 78 Xuân Thuỷ, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức gồm 7 căn biệt thự, hay còn gọi là Khu biệt thự Thiên Nga, có tổng diện tích đất khoảng 7.100m2. P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (Q.2 cũ) còn được biết đến là “khu nhà giàu” của TP.HCM.
Khu biệt thự Thiên Nga là cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, trước đây do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV quản lý. Từ ngày 2/1/2018 đến nay, cơ sở nhà, đất này được UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (Trung tâm Quản lý nhà) trực thuộc Sở Xây dựng, quản lý.
Ngày 30/1/2018, Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017 trên địa bàn TP.HCM (Ban chỉ đạo 167) đề xuất sử dụng tạm Khu biệt thự Thiên Nga làm trụ sở làm việc cho các cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND Thành phố.
Do vậy, khi một số doanh nghiệp muốn thuê lại khu biệt thự này đã không được UBND TP.HCM chấp nhận. Dù không đưa vào khai thác kinh doanh nhưng Trung tâm Quản lý nhà lại bị cưỡng chế gần 7 tỷ đồng tiền thuế.
Cụ thể, vào tháng 3/2023, Chi cục Thuế TP.Thủ Đức ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Trung tâm Quản lý nhà. Số tiền bị cưỡng chế là 6.951.490.634 đồng.
Lý do bởi Trung tâm Quản lý nhà nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày, không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày.
Chưa thống nhất hướng giải quyết
Sở dĩ Cục Thuế TP.HCM tính tiền thuê đất đối với Khu biệt thự Thiên Nga vì tháng 5/2017, UBND TP.HCM có công văn về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các cơ sở nhà, đất được giao quản lý tạm, giữ hộ của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các quận, huyện.
Trong đó, các trường hợp được giao tạm quản lý, giữ hộ mà không có kinh doanh thì không thu tiền thuê đất.
Trên cơ sở đó, Cục thuế TP.HCM cho biết chỉ thu nghĩa vụ tài chính với những khu đất được tạm giao có kinh doanh căn cứ vào thông tin địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cung cấp, ý kiến của Sở Tài chính và việc kê khai của hai công ty trên.
Tuy nhiên, theo Cục thuế TP.HCM, trường hợp của Trung tâm Quản lý nhà có chức năng tương tự như Công ty Dịch vụ công ích hay không thì không thuộc thẩm quyền xác nhận của đơn vị này.
Đồng thời, công văn hướng dẫn thu nghĩa vụ tài chính của UBND TP.HCM chỉ áp dụng cho Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các quận, huyện, không áp dụng cho Trung tâm Quản lý nhà.
Để có cơ sở thống nhất việc thu tiền thuê đất của Trung tâm Quản lý nhà và xử lý dứt điểm vụ việc tại Khu biệt thự Thiên Nga, tháng 2/2023, Cục thuế TP.HCM đề xuất UBND Thành phố chấp thuận cho đơn vị này được thu tiền thuê đất với các khu đất tạm giao cho Trung tâm Quản lý nhà để kinh doanh.
Trung tâm Quản lý nhà phải thống kê, cung cấp các mặt bằng nhà, đất được tạm giao giữ hộ, liên hệ Sở TN&MT, Sở Tài chính để hoàn tất thủ tục sử dụng đất.
Ngoài ra, Cục thuế TP.HCM đề xuất Sở Tài chính sớm có ý kiến đối với trường hợp tạm giao giữ hộ của Trung tâm Quản lý nhà, phối hợp với Sở TN&MT để cung cấp thông tin địa chính cho cơ quan này.
Lo ngại việc bị cưỡng chế thuế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của Trung tâm Quản lý nhà, trong văn bản gửi UBND TP.HCM vào tháng 7/2023, Sở Xây dựng cũng đồng ý với đề xuất trên của Cục thuế TP.HCM.
Liên quan đến những vướng mắc về thu tiền thuê đất tại Khu biệt thự Thiên Nga, giai đoạn 2020 – 2021, Cục thuế TP.HCM đã gửi 3 công văn, báo cáo UBND Thành phố nhưng vẫn chưa có hướng dẫn giải quyết.
Đoạn video gây tranh cãi
Cuộc tranh cãi nổ ra hồi đầu tháng này khi tài khoản Instagram chính thức của The New York Times “@nytcooking” đăng tải một video về phóng viên người Mỹ gốc Đài Loan - Clarissa Wei, hướng dẫn độc giả cách nấu món “cà ri gà Singapore”.
Đoạn video ban đầu được đăng tải trong một bài báo nữ phóng viên Wei viết trên New York Times về những món ăn truyền thống người dân Singapore ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán.
Chỉ sau vài giờ đăng tải, mạng xã hội trên khắp Singapore tràn ngập những lời chỉ trích của cư dân mạng về món ăn của nữ phóng viên Wei trong đoạn video.
“Xin lỗi nhưng đây có thể được coi là một món ăn ư?”, một cư dân mạng nói rằng món ăn trông giống “đồ ăn thừa” và cảm thấy rùng mình khi xem video nấu ăn.
“Là một người dân của Singapore, tôi chưa từng thấy bất kỳ món cà ri gà nào mà trông như thế này cả”, một bình luận khác cho biết.
Món cà ri gà được nhiều người dân Singapore ưa chuộng và họ thường nấu món ăn này trong những dịp lễ tết (Ảnh: Getty Images)
Món cà ri gà Singapore “phiên bản thật" (Ảnh:SNMP)
Tài khoản Instagram chính thức với hơn 3,4 triệu lượt theo dõi của tờ báo Mỹ đã buộc phải gỡ đoạn video dạy nấu món cà ri gà xuống do nhận quá nhiều phản ứng trái chiều của cư dân mạng.
“Sau khi lắng nghe những phản hồi của các bạn, chúng tôi quyết định gỡ video nấu ăn đó xuống”, đại diện của New York Times cho biết.
Hương Vũ (Theo South China Morning Post)
" alt=""/>Tranh cãi về món cà ri gà Singapore “gây rùng mình”, báo lớn nhanh tay gỡ bàiXây dựng cơ sở dữ liệu hơn 320 chủ sàn thương mại điện tử
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong thời gian gần đây phát triển mạnh đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế do đây là loại hình kinh doanh còn mới, đối tượng quản lý thuế rộng, phức tạp. Vì vậy, xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý thuế được xem là giải pháp cần thiết và cấp bách nhằm quản lý hiệu quả, tăng thu cho ngân sách.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), làm cơ sở định danh cá nhân và đồng bộ thông tin dữ liệu cá nhân.
Với đề án này, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã đồng bộ dữ liệu căn cước công dân và mã số thuế cá nhân. Đến nay, tỷ lệ khớp đúng với dữ liệu của Bộ Công an là 92,76%. Qua việc đồng bộ dữ liệu, từ chỗ không xác định được các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số, đến nay, cơ quan thuế đã có kho dữ liệu liên quan đến cá nhân, hộ kinh doanh trên nền tảng số.
Từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Cục Thuế thành phố Hà Nội tập trung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Việc định danh tổ chức, cá nhân, thông tin dữ liệu về các giao dịch thương mại điện tử được cập nhật thường xuyên.
Đến nay, Cục Thuế thành phố đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử; 54 doanh nghiệp là sàn thương mại điện tử lưu trú; khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân có tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada; thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 cửa hàng...
Bên cạnh đó, Cục Thuế thành phố cũng hoàn tất việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về số tài khoản ngân hàng, doanh thu, mức thuế, dòng tiền của các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, từ đó xác định đúng nghĩa vụ của người nộp thuế.
Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2024, Cục Thuế thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên đề thương mại điện tử đối với 2.342 tổ chức, cá nhân. Bước đầu, đơn vị đã rà soát và ra quyết định kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân, qua đó xử lý 921 tổ chức, cá nhân, tăng thu 104 tỷ đồng, giảm khấu trừ 43 tỷ đồng, giảm lỗ 59 tỷ đồng.
Hỗ trợ đến từng người nộp thuế
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã thí điểm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
“Địa bàn quận Hoàn Kiếm tập trung nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử và quận là đơn vị tiên phong của thành phố triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt”, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Trường lý giải.
Trên cơ sở thí điểm, Cục Thuế thành phố Hà Nội sẽ đánh giá kết quả và nhân rộng mô hình quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại các quận, huyện, thị xã, tiến tới xây dựng đề án cấp thành phố về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Cục Thuế sẽ tham mưu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã phối hợp cùng cơ quan thuế quản lý hoạt động thương mại điện tử hiệu quả, công khai, minh bạch.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, thời gian qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, dư địa thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử là rất lớn. Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và thí điểm về quản lý thuế thương mại điện tử, việc thu thuế đối với lĩnh vực này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Cường cho biết, Cục Thuế thành phố sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, xây dựng trang cơ sở dữ liệu thương mại điện tử nhằm khai thác thông tin định danh của người nộp thuế.
Đồng thời đẩy mạnh các phương thức tuyên truyền, hỗ trợ điện tử, kê khai, nộp thuế điện tử, hướng tới mở các cơ quan thuế ảo, phòng hỗ trợ thuế ảo trên các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ đến từng người nộp thuế.
Theo Hương Thủy(Báo Hànộimới)
" alt=""/>Thuế thương mại điện tử: Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý hiệu quả