Staffordshire, miền trung nước Anh, là nơi có điểm đến thu hút bí ẩn và khá kỳ lạ. Đó là một cây sồi cổ thụ với những cành cây bị xiềng xích chằng chịt, gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết địa phương rùng rợn. Ngày nay, nơi này đã trở thành điểm thu hút khách du lịch, những người mê khám phá, có máu phiêu lưu.
Cây sồi già bị xích nằm ở gần làng Alton là huyền thoại nổi tiếng nhất ở Staffordshire. Chuyện kể rằng, một ngày nọ vào năm 1830 khi Bá tước Shrewsbury trên đường trở về nhà ở dinh thự Alton Towers bỗng bắt gặp một bà lão ăn xin. Người này đứng chắn xe giữa đường để hỏi xin vài đồng xu. Không những không cho, vị Bá tước còn tàn nhẫn đuổi bà lão, giục lái xe đi tiếp.
Bà lão rất tức giận, đã để lại lời nguyền rằng, mỗi khi một cành lá ở cây sồi già rơi xuống đất, một thành viên trong gia đình Bá tước sẽ qua đời.
Ngay trong đêm đó, khi cơn bão nổi lên, một trong những nhánh cây sồi bị rụng xuống. Đó cũng là lúc một người trong gia đình vị Bá tước nọ tử nạn bí ẩn. Điều này khiến ông ta rất lo sợ. Để ngăn chặn những thảm kịch tiếp theo, ngay sớm hôm sau, Bá tước ra lệnh cho gia nhân quấn chặt cành lá cây sồi bằng những sợi xích lớn, ngăn không cho chúng tiếp tục rơi rụng.
Đến nay, câu chuyện này vẫn chỉ là huyền thoại được truyền miệng để lý giải cho việc cây sồi già bị xiềng xích hàng trăm năm nay. Trên thực tế, gia đình vị Bá tước nọ cũng chứng kiến việc ra đi của 4 thành viên, chứ không phải như lời đồn. Đó là con trai, hai con gái và cháu ngoại. Dù vậy, con trai Bá tước chết vì yểu mệnh, còn hai con gái, cháu ngoại qua đời vì bệnh tật.
Vẫn có những giả thiết khác lý giải về sự xuất hiện của những sợi xích, được nhiều người tin hơn. Đó là việc dân địa phương chính là những người đã quấn xích quanh thân cây để ngăn cây đổ trong bão gió. Nhưng không ai biết người nào đã làm việc này và làm từ bao giờ.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến hoài nghi và cho rằng sử dụng dây thừng sẽ là giải pháp đơn giản hơn nhiều, đặc biệt trong các thế kỷ trước, vào thời điểm đó, sợi xích vốn liên quan tới tù đày. Số khác cho rằng, lời đồn không có thật, chỉ có tác dụng tăng thêm sự bí ẩn để "lôi kéo" khách tới thăm.
Ở thời điểm hiện tại, khi cây sồi và những sợi xích vẫn còn đó, trở thành điểm đến thu hút du khách. Chưa bàn đến những huyền thoại thực hư ra sao, nhưng câu chuyện về quá khứ của nó cũng đủ khiến người ta tò mò.
Câu chuyện về cây sồi già đã đóng vai trò trở thành nguồn cảm hứng cho công viên giải trí Alto Towers ở gần đó. Công viên được đặt tên theo dinh thự của vị Bá tước nọ, là tổ hợp gồm nơi giải trí, công viên nước, khu phức hợp khách sạn...
Theo số liệu thống kê, năm 2017, Alto Towers là công viên giải trí đón lượng khách nhiều thứ 2 tại Anh, chỉ đứng sau công viên Legoland Windsor.
Cầu Cổng Vàng (San Francisco, Mỹ) là một biểu tượng nổi tiếng ở xứ cờ hoa. Hiện tượng sương mù thường xuyên xuất hiện trở thành hình ảnh gắn liền với cây cầu này.
" alt=""/>Cây cổ thụ bị xiềng xích chằng chịt suốt hàng trăm nămCó rất ít nhà văn sống được bằng nhuận bút như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh là siêu sao mà tôi rất nể phục. Ông là người đóng thuế khủng cho nhà nước. Tất nhiên nhà văn nào cũng đóng thuế cho tất thu nhập từ sách hay báo họ viết nếu nhuận bút từ 500.000 đ VN trở lên. Nhiều ông bà cứ kêu thuế thuế thuế... của nhân dân cho sướng mồm. Nhà văn, nhà báo không là nhân dân thì là cái gì? Họ đóng thuế đều đặn và không trốn thuế, thậm chí đóng nhiều hơn mấy ông bà hay dạy dỗ.
Hồi làm ở VietNamNet tôi được TBT Nguyễn Anh Tuấn trả lương khá cao so với lương một phóng viên ngay cả bây giờ ngoài nhuận bút. Nhưng tôi lại được tự do viết những gì tôi muốn trừ một bài vào sáng thứ 6 hàng tuần trên Tuần Việt Nam ở chuyên mục: "Phát ngôn & Hành động cuối tuần" với bút danh Trực Ngôn.
Chuyên mục "Phát ngôn & Hành động Cuối tuần" chủ yếu là phê phán. Hồi đó mà dám phê phán sát sạt các quan chức trong lời nói và hành động của họ quả là không vừa và không một chút dễ dàng. Tôi viết cho mục này khoảng hơn một năm gì đó. Báo điện tử nhưng bài của tôi bao giờ cũng khoảng 5000 từ. Nhưng ai đọc nó thì ít khi bỏ. Quy định bài viết cho mục này đúng 8h sáng thứ sáu hàng tuần phải xuất hiện. Có tuần vì lý do kỹ thuật bài lên muộn, có bạn đọc viết thư hỏi có phải nhà báo Trực Ngôn gặp chuyện gì hay bị bắt mà chưa thấy bài. Viết phê phán với tinh xây dựng và thiện chí sao lại có chuyện được?
Làm báo Văn nghệ là sướng nhất vì chỉ ngồi ở toà soạn đọc tác phẩm gửi về. Thích thì mang bài về nhà biên tập. Có những tuần tôi chỉ đến báo một ngày để họp. Hồi đó, có người kêu báo Văn nghệ lương thấp nhất nước. Tôi cười bảo: "lương báo Văn nghệ cao nhất nước vì mỗi tháng các ông chỉ đến toà soạn năm, sáu ngày tính ra ngày công quá cao".
Hồi tôi biên tập thơ ở báo Văn nghệ, điều quyến rũ tôi nhất là sáng đến mở bì thư gửi bài vì hồi đó chưa có internet. Tôi luôn chọn những bì thư đề tên người gửi mà tôi chưa từng nghe. Tôi đợi chờ một nhà văn, nhà thơ mới xuất hiện với tác phẩm của họ làm mình "choáng" vì hay. Và tôi may mắn đã gặp được vài ba tác giả như thế. Trong văn học nghệ thuật, như thế là đủ và đúng.
Những lúc như thế, tôi lặng người và thầm kêu lên: "anh/ chị ta đã bay qua đầu mình". Những ngày như thế là những ngày thực sự hạnh phúc. Và đương nhiên tôi quyết định tự thưởng cho mình một ly cà phê ngon giá rẻ. Bây giờ thì tôi hay lướt FB để kiếm tìm những giọng nói mới. Năm 2022, tôi phát hiện được 2 tác giả vô cùng trẻ. Một người viết thơ truyền thống hay hơn nhiều những bài thơ truyền thống của tôi. Người kia viết hiện đại hay hơn những bài thơ hiện đại của tôi. Và cả hai đều lặng lẽ trên con đường sáng tạo của mình. Tôi cám ơn họ.
Khi làm Viết & Đọc tôi đã già. Có người biết tôi vẫn đi làm thì lè lưỡi, lắc đầu: "Eo ôi, già khú thế kia mà vẫn đi làm". Già khú thì đúng rồi, nhưng cảm giác của sự đợi chờ một tác giả mới xuất hiện vẫn nguyên vẹn trong tôi. Và sự chờ đợi của tôi đã được đền đáp. Có những tác giả chỉ đáng tuổi con cháu mình nhưng đọc những gì họ viết chỉ biết nể phục, còn tương lai của họ ra sao thì không thể nói trước.
Tôi mê viết báo và làm báo. Bây giờ tôi vẫn viết báo nhưng ít hơn vì bận nhiều việc linh tinh. Bạn tôi hỏi nếu có kiếp sau ông có làm báo không? Tôi bảo: chẳng phải đợi kiếp sau mà sau này khi giã từ cõi thế tôi sẽ lập ra một tờ báo có tên ÂM PHỦ THỜI BÁO nhưng để viết về những người đang sống.
Sau nhiều năm làm các loại báo, có phóng viên (hình như của tạp chí ĐẸP) hỏi tôi: Ông nghĩ gì khi họ nói ông là trùm báo lá cải ở Việt Nam?" Tôi cười và bảo: "Cứ được làm trùm thì trùm gì cũng ghê. Làm trùm báo lá cải đâu dễ một chút nào. Tôi chưa đạt đến tầm đó. Tôi đang phấn đấu".
Ngày nay có không ít bài báo lá cải và báo lá cải, nhưng tiếc là không có một ông/ bà trùm nào cả.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
" alt=""/>Ông trùm báo lá cải ở Việt Nam là ai?Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Bộ Công an lấy ý kiến người dân, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý, tác động trực tiếp và nhiều hơn đến người điều khiển phương tiện so với Luật Giao thông đường bộ hiện hành.
Theo đó, tại khoản 1, Điều 31 dự thảo Luật có đề cập, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ 4 trường hợp được chở tối đa hai người. Đó là các trường hợp: người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 14 tuổi và người già yếu hoặc người khuyết tật.
Như vậy, so với Luật Giao thông đường bộ 2008, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã bổ sung thêm 1 trường hợp là nhóm người già yếu, người khuyết tật vào đối tượng mà người điều khiển xe máy được chở thêm tối đa 2 người.
Các trường hợp xe được phép "kẹp 3" thì người ngồi trên mô tô, xe máy vẫn phải đội mũ bảo hiểm cũng như chấp hành đầy đủ các quy định.
Vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn
" alt=""/>Đề xuất thêm trường hợp xe máy được 'kẹp 3' không bị phạt