Công văn nêu ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Bộ Tư pháp để khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tham gia tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để đảm bảo quyền lợi học tập liên thông, suốt đời của người học.
Cùng đó, yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để khẩn trương hoàn thiện và ban hành văn bản quy định việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thanh Hùng
325 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam bày tỏ bức xúc khi biết tin con mình không được nhận bằng tốt nghiệp THCS và THPT dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
" alt=""/>Yêu cầu Bộ Giáo dục cho các trường nghề dạy chương trình giáo dục thường xuyênTheo thống kê, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fpt Semiconductor, Viettel CNC… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo chuyên sâu. So sánh tương quan, lượng kỹ sư bán dẫn tại Đà Nẵng hiện chiếm 10% tổng nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam.
Để thúc đẩy các ngành công nghệ cao, Đà Nẵng đã gấp rút thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo (Trung tâm DSAC), trực thuộc Sở TT&TT. Hoạt động từ tháng 1/2024, đây là trung tâm đầu tiên của cả nước tổ chức các hoạt động hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo.
Trong tháng 11/2023 và tháng 2/2024, Đà Nẵng đã tổ chức các đoàn công tác sang Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để làm việc với các tập đoàn hàng đầu về thiết kế vi mạch bán dẫn như Synopsys, Nvidia, Marvell, Ampere, Arm, Qualcomm, Intel, Qorvo, MediaTek… Đà Nẵng cũng đã ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển bán dẫn với tập đoàn Synopsys.
Theo ông Lê Trung Chinh, nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn đã đến khảo sát môi trường đầu tư tại Đà Nẵng. Các đối tác đều đưa ra nhận định khả quan về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thiết kế vi mạch của Đà Nẵng.
Dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp đã và đang có dự định đầu tư, mục tiêu của địa phương này là đến năm 2030 có ít nhất 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. Đà Nẵng cũng hướng đến việc đào tạo kỹ sư bán dẫn theo chuẩn quốc tế để cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang thiết lập mối quan hệ hợp tác, đầu tư.
"Đà Nẵng đang xây dựng Đề án "Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", dự kiến ban hành giữa năm 2024. Đây là cơ sở quan trọng để thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng các chính sách hỗ trợ, thu hút đặc thù, thúc đẩy phát triển ngành vi mạch bán dẫn”, ông Lê Trung Chinh nói.
Trong tổng thể các nhóm chính sách, Đà Nẵng tập trung vào 3 nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Chủ tịch UBND Đà Nẵng thông tin.
Hạ tầng đường truyền mạng cáp quang quốc tế, hạ tầng điện và giao thông, logistics hiện đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư. Đà Nẵng sẽ chuẩn bị quỹ đất, cơ sở hạ tầng các khu CNTT tập trung, công viên phần mềm, công nghệ cao nhằm đón nhận làn sóng đầu tư, giúp sớm triển khai các dự án về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực, đến nay, đã có 3 trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng công bố tuyển sinh kỹ sư ngành thiết kế vi mạch từ tháng 8/2024 với gần 200 chỉ tiêu/năm.
Đà Nẵng hiện có 37 cơ sở đào tạo ngành CNTT và các ngành gần lĩnh vực vi mạch bán dẫn (điện tử viễn thông, cơ điện tử, tự động hóa…), với tổng sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 5.700. Địa phương này đã triển khai 3 lớp chuyển đổi kỹ sư ngành gần sang lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Ngoài ra, để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về bán dẫn, Đà Nẵng đang xây dựng nhiều chính sách, trong đó có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí mua thiết bị,...
Theo BTC chương trình, nhiều năm qua, phụ nữ ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á được xem là thành công trong việc phát triển doanh nghiệp của mình, bất chấp những rào cản lớn về văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng đang đe dọa và cản trở sự phát triển của họ, vì thế cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đông Nam Á 2023 là để tôn vinh các nhan sắc, trí tuệ nữ doanh nhân Đông Nam Á.
Ông Hoàng Mạnh Hà - Trưởng BTC cuộc thi cho biết, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đông Nam Á 2023 dành riêng cho các nữ doanh nhân nên có nhiều đặc thù thú vị. Ví như BTC sẽ có các buổi tọa đàm về kiến thức, kỹ năng mang nhiều yếu tố quản trị doanh nghiệp, pháp luật, hội nhập quốc tế hoặc các buổi thảo luận về các chuyên ngành kinh doanh làm đẹp, truyền thông, giáo dục.
Cùng với đó, các hoạt động giới thiệu doanh nghiệp tại sự kiện cũng được xây dựng để các nữ doanh nhân khẳng định giá trị bản thân, khai thác cơ hội tỏa sáng mà vẫn có dịp phát triển thương hiệu công ty mình.
Trả lời câu hỏi của VieNamNet về việc: Cuộc thi này dành cho các nữ doanh nhân, liệu có sự ưu ái nào cho các nữ lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp lớn, có doanh thu cao không? Nhan sắc hay trí tuệ sẽ là yếu tố đầu tiên khi BTC quyết định trao vương miện cho ai đó?
BTC cho hay: "Tiêu chí cuộc thi đưa ra rất rõ ràng về độ tuổi, nghề nghiệp. Ngoài sắc đẹp ra, họ phải là doanh nhân, có trình độ nhất định. Doanh nhân có mã số thuế và đăng ký kinh doanh mới được thi hoa hậu, chúng tôi sẽ kiểm tra hồ sơ ban đầu nếu họ không đưa ra được những điều kiện đó thì sẽ bị loại. BTC không có sự ưu ái cho bất kỳ thí sinh nào.
Người đẹp bước lên bục vinh quang là người có tài năng, sắc đẹp, bản lĩnh và được đánh giá công bằng. Hiện nay có nhiều cuộc thi người đẹp diễn ra, nên chúng tôi sẽ có những đánh giá chuyên nghiệp và khắt khe hơn".
BTC cho biết thêm, thành phần của Ban giám khảo sẽ là những doanh nhân, người đẹp đến từ nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hoa hậu Doanh nhân sẽ có những hoạt động tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sau cuộc thi năm 2023, sự kiện sắc đẹp này sẽ được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần.
Ông Tạ Mạnh Tưởng - Đạo diễn nghệ thuật của cuộc thi cho hay: "Tiêu chí mỗi cuộc thi khác nhau nên cuộc thi sẽ không chấp nhận thí sinh chuyển giới. Người chuyển giới đã có cuộc thi riêng của họ rồi. Ở đây, chúng tôi tôn vinh những nữ doanh nhân tài năng, có khả năng lãnh đạo. Thí sinh sẽ được chấm điểm trong suốt quá trình dự thi, qua nhiều vòng, ở các hoạt động bên lề. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được chúng tôi chú trọng".
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đông Nam Á chính thức được cấp phép triển khai từ ngày 10/10/2022 bởi UBND TP. Đà Nẵng, vòng chung kết của cuộc thi được tổ chức từ ngày 28 - 31/3 tại Đà Nẵng.
" alt=""/>Doanh nhân có mã số thuế và đăng ký kinh doanh mới được thi Hoa hậu