Cách chơi PUBG Mobile trên PC bằng chương trình Tencent Gaming Buddy
Trước khi cài đặt trình giả lập Tencent Gaming Buddy, bạn có thể tham khảo cấu hình chơi mượt nhất do chính tôi thử nghiệm hiện tại:
OS: Windows 7/Windows 8.1/Windows 10 64-bit
Processor: Intel Core i3 hoặc hơn
Memory: RAM 4 – 6 GB
Graphics: Nvidia GeForce GTX 660 2GB/AMD Radeon HD 7850 2GB
DirectX: Version 11
Network: Broadband Internet connection
Storage: 2 GB available space
Bước đầu tiên để chơi PUBG Mobile với bộ điều khiển hoặc chuột từ máy tính của bạn là cài đặt trình giả lập Tencent Gaming Buddy. Bạn có thể làm theo cách sau để cài đặt:
Phiên bản Tencent Gaming Buddy cũng tương tự các phần mềm giả lập khác, bạn có thể xem các tính năng và cách sử dụng bàn phím khi chơi game bằng cách phím như sau:
WASD: Di chuyển Chuột trái: Bắn, đánh Chuột phải: Ngắm bắn ADS Space: Nhảy, trèo F: Tương tác C: Ngồi Z: Nằm Free Look: Alt Shift: Chạy nhanh 1, 2, 3: Súng và vũ khí 4, 5, 6: Lựu đạn các loại 7, 8, 9, 0: Vật phẩm hồi máu F1: Hiện điều khiển ~ : Hiện chuột
Nếu các cài đặt này không hợp với bạn, bạn có thể thay đổi chúng bằng cách nhấn nút bàn phím nhỏ ở trên cùng bên phải của màn hình phần mềm. Nó sẽ hiển thị trình đơn keymapping để bạn thay đổi các phím cho từng thao tác. Sau khi hoàn tất bạn chỉ cần lưu lại là được.
Tencent Buddy vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó các lỗi và các vấn đề về hiệu suất sẽ khó tránh khỏi. Để chỉnh đồ họa, nhấn nút menu nhỏ ở trên cùng của cửa sổ mô phỏng và chọn “Cài đặt” để bạn có thể tùy chỉnh cấu hình phù hợp cho máy tính của bạn.
Nên chú ý đến điều cuối cùng này: Do bạn đang chơi PUBG Mobile trên phần mềm giả lập nên chắc bạn cũng sẽ được bắt cặp với những người chơi sử dụng phần mềm giả lập khác. Sẽ không có chuyện bạn chơi cùng những người chơi bằng smartphone iOS hay Android đâu. Chúc may mắn nhé!
Theo GameK
" alt=""/>Hướng dẫn chơi PUBG Mobile trên giả lập 'chính chủ' của TencentBước đi của Huawei cho thấy công ty có thể đang triển khai kế hoạch dự phòng tại các thị trường trọng điểm sau lệnh cấm của Mỹ. Tháng trước, Mỹ đưa Huawei vào danh sách hạn chế thương mại, khiến các hãng như Google – chủ sở hữu Android – không thể giao dịch với đối tác Trung Quốc.
Kể từ đó, Huawei đã nộp đơn đăng ký thương hiệu Hongmeng tại các nước Campuchia, Canada, Hàn Quốc và New Zealand, theo dữ liệu từ Tổ chức Tài sản sở hữu trí tuệ thuế giới (WIPO) của Liên Hợp quốc. Huawei nộp hồ sơ tại Peru ngày 27/5, theo cơ quan chống độc quyền Indecopi.
Trong cuộc phỏng vấn đầu năm nay với tờ báo Die Welt của Đức, ông Richard Yu, CEO bộ phận tiêu dùng Huawei, cho hay công ty có hệ điều hành dự phòng trong trường hợp bị cấm dùng phần mềm của Mỹ. Hãng vẫn chưa tiết lộ chi tiết về nền tảng này.
" alt=""/>Huawei đăng ký bản quyền thương hiệu Hongmeng OS tại nhiều nướcKhi đó, gã khổng lồ tìm kiếm yêu cầu Huawei bàn giao tất cả sản phẩm phần cứng, phần mềm có liên quan tới Google. Điều này đồng nghĩa với việc smartphone Huawei sẽ không thể cài đặt và sử dụng những dịch vụ như Google Play, Maps, YouTube.
"Người tiêu dùng châu Âu cần các dịch vụ của Google. Lệnh cấm là thảm họa với Huawei", Ben Stanton, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Canalys nói.
Nguồn tin từ CNN cho biết năm 2018, doanh số smartphone bán ra trên toàn cầu của Huawei tăng 30%. Điều đó giúp công ty Trung Quốc vượt qua Apple, trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ 2 thế giới.
![]() |
Biển quảng cáo Huawei P30 Pro tại Milan. Ảnh: CNN. |
Trong đó, thị trường châu Âu đóng góp một phần lớn vào thành công này của hãng. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, Huawei đã bán được khoảng 26,3 triệu thiết bị ở Tây Âu vào năm 2018, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2017.
"Châu Âu là thị trường tuyệt vời nhất đối với công ty Trung Quốc. Smartphone cao cấp của họ bán chạy và đạt được nhiều thành công tại nơi đây", Gerrit Schneemann, nhà phân tích mảng thiết bị di động tại IHS Markitchia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, để xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng châu Âu, Huawei liên tục thực hiện các chiến dịch quảng cáo, hợp tác với người nổi tiếng và tập trung phô diễn chất lượng camera trên các sản phẩm cao cấp của hãng.
Biển quảng cáo của mẫu P30 Pro xuất hiện khắp nơi từ những con phố nhỏ ở Italy đến các tòa nhà cao tầng tại Madrid. Khách du lịch cũng có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh chiếc smartphone cùng khẩu hiệu "định nghĩa lại khái niệm về nhiếp ảnh" tại sân bay quốc tế Heathrow (London, Anh).
Bên cạnh hàng loạt chiến dịch quảng cáo, Huawei cũng tích cực hợp tác với các đơn vị bán lẻ lớn như nhà mạng Vodafone và EE tại Anh để đưa smartphone của hãng phủ kín các cửa hàng bán lẻ.
"Tất cả nhà mạng lớn tại châu Âu đều có sẵn smartphone Huawei trong kho hàng của họ", Schneemann nói.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ sau lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ. Theo CNN, người dùng tại châu Âu đang có xu hướng hạn chế lựa chọn smartphone Huawei.
![]() |
Các nhà mạng tại châu Âu cũng bị ảnh hưởng do người dùng hạn chế mua smartphone Huawei. Ảnh: Bloomberg. |
"Người dùng đang phân vân và tự hỏi liệu có nên chi số tiền khoảng 1.000 USD cho một thiết bị mà họ không chắc chắn rằng có được hỗ trợ trong tương lai hay không", Peter Richardson, Giám đốc công nghệ tại Counterpoint Researchnhận định.
Theo Fubon Researchvà Strategy Analytics, doanh số của nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới có thể giảm 4-24% trong năm 2019. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng smartphone của hãng sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi một số thị trường trong tương lai không xa.
"Smartphone Huawei có thể bị xóa sổ khỏi thị trường điện thoại thông minh ở Tây Âu vào năm tới nếu hãng mất đi quyền truy cập các dịch vụ của Google", Linda Sui, chuyên gia phân tích tại Strategy Analytics dự đoán.
Theo nhân viên kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ của nhà mạng O2 và Vodafone, khách hàng đang chuyển hướng chọn sang các thiết bị đến từ những thương hiệu khác. Một số người thậm chí đã cố gắng trả lại điện thoại Huawei sau khi lệnh cấm được công bố.
Theo CNN, vấn đề này tương đối nghiêm trọng đối với các nhà mạng tại châu Âu bởi họ đều tích trữ trong kho lượng lớn sản phẩm từ Huawei. Hai nhà mạng Vodafone và EE cũng đã lên kế hoạch phát hành chiếc Mate 20X để khởi động dịch vụ mạng 5G.
![]() |
Người dùng tại châu Âu đang quay lưng với Huawei. Ảnh: Fortune. |
Schneemann nhận định nếu tình trạng này không được giải quyết sớm, các nhà mạng có thể buộc phải xả hàng smartphone Huawei với giá rẻ để dọn kho. Điều này sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ của nhà sản xuất Trung Quốc với các nhà mạng. Đồng thời, thương hiệu Huawei trong tâm trí người dùng thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện tại, công ty cho biết họ sẽ tiếp tục hỗ trợ các thiết bị đang có mặt trên thị trường. Theo nguồn tin từ Bloomberg, Huawei đang xem xét việc cắt giảm các mẫu smartphone của hãng được bán ở thị trường quốc tế, kể cả thương hiệu con Honor.
Trao đổi với Nikkei Asian Review, TSMC xác nhận Huawei đã rút lại đơn đặt hàng kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực. Một số nguồn tin tiết lộ công ty công nghệ Trung Quốc đã cắt giảm 30% sản lượng trong chuỗi cung ứng của hãng.
"Huawei đã hủy một số đơn đặt hàng cho hoạt động kinh doanh trạm cơ sở. Họ cũng sẽ dừng các đơn hàng linh kiện cho smartphone sau mùa hè", đại diện một nhà cung cấp chia sẻ.
Bloombergước tính doanh số điện thoại Huawei sẽ giảm 40-60%. Tuy nhiên, bất chấp những ảnh hưởng từ lệnh cấm vận, công ty Trung Quốc vẫn duy trì kế hoạch ra mắt sản phẩm mới.
Hãng vừa giới thiệu 3 chiếc smartphone gồm Nova 5i, Nova 5 và Nova 5 Pro cùng với mẫu tablet MediaPad M6. "Duy trì sự tiếp cận với người tiêu dùng là điều rất quan trọng đối với công ty trong giai đoạn này", ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei chia sẻ.