Ngay trước thềm phiên điều trần quan trọng này, Apple đã đưa ra báo cáo dài 48 trang, được lập bởi Analysis Group, chứng minh mức phí 30% là tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội dung số. Báo cáo lấy dẫn chứng từ 38 chợ ứng dụng khác nhau và dẫn đến kết luận rằng phí hoa hồng của App Store tương tự các nền tảng chợ ứng dụng số khác như Google Play Store, Amazon App Store, Galaxy Store, Xbox, PlayStation hay Nintendo Store.
Cụ thể, App Store của Apple thu phí 30% với các ứng dụng trả tiền hoặc ứng dụng miễn phí bán vật phẩm ảo. Với ứng dụng trả phí theo thuê bao tháng, Apple thu phí 30% cho năm đầu và giảm xuống còn 15% từ năm thứ hai trở đi. Điều tương tự cũng được Google áp dụng trên Play Store.
Báo cáo của Apple kết luận rằng thị trường phân phối nội dung số như video, podcast, e-book thường lấy phí tiêu chuẩn là 30%. Trong khi ở một số chợ điện tử ở các ngành công nghiệp khác, mức chia sẻ doanh thu thậm chí vượt quá 30%.Một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi là Epic Games Store khi mức phí chỉ là 12%. Nhà phát triển của Fortnite Mobile từng đề nghị Google không tính phí hoa hồng 30% nhưng bị từ chối. Đáp lại, Epic tự phân phối game trên chợ của riêng mình.
Nguyễn Phương
Nhiều tên tuổi trong làng công nghệ đang cân nhắc để mua lại ARM, công ty tí hon nhưng cực kỳ quan trọng trong làng bán dẫn.
" alt=""/>Apple tung báo cáo chứng minh ‘phí chợ’ 30% là không đắt đỏMọi chuyện bắt đầu từ năm 1992, khi Windows đã bắt đầu chiếm thế thượng phong trước MacOS của Apple. Ngay sau khi công ty của Bill Gates trở thành "gã khổng lồ phần mềm" mặc định của thế giới, các cơ quan của chính phủ Mỹ như Bộ Tư Pháp và Bộ Thương mại Liên bang đã bắt đầu mở những cuộc điều tra chống độc quyền vào công ty này. Năm 1994, Microsoft bị cấm bán kèm các sản phẩm phần mềm bên ngoài với Windows. Năm 1995, với Windows 95, Microsoft lách luật bằng cách tích hợp thẳng Internet Explorer 3.0 và chống chế rằng đây là một "tính năng" của Windows, chứ chẳng phải là một sản phẩm.
Việc nắm trong tay một hệ điều hành mặc định đã giúp cho Microsoft nhanh chóng trở thành một đối thủ trên thị trường trình duyệt, vốn đang do Netscape (tiền thân của Mozilla) làm chủ. Một cuộc chiến gay gắt mở ra giữa 2 đối thủ cạnh tranh. Microsoft có 2 vũ khí chính: vị trí mặc định trên Windows và một loạt các tính năng sáng tạo đi trước thời đại. Ít ngời nhớ được rằng, nếu không có Internet Explorer, người dùng ngày nay sẽ không được tận hưởng các tính năng "động' trên trang web.
Song, dù có sáng tạo đến đâu thì vũ khí mạnh mẽ nhất của Microsoft vẫn là Windows. Trong bối cảnh người dùng thập niên 90 vẫn chưa thực sự thành thạo với PC, và khi Microsoft đang ở giai đoạn cực thịnh đến mức sẵn sàng cung cấp IE miễn phí cho mọi đối tượng khách hàng (Netscape không làm vậy, thị phần Internet Explorer nhanh chóng vươn lên mức áp đảo. Khi Internet Explorer 5 được phát hành cho Windows 98 vào tháng 3/1999, quá nửa thị trường trình duyệt đã nắm trong tay Táo.
![]() |
Hiển nhiên, chính phủ Mỹ không để cho Microsoft có thể dễ dàng lạm dụng vị thế độc quyền. Tháng 5/1998, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ khởi kiện Microsoft vì hành vi "đè bẹp các đối thủ một cách trái phép". Các nạn nhân được kể đến bao gồm Netscape, Apple, Linux và nhiều cái tên khác. Người bạn thân Intel thậm chí còn đâm lén gã khổng lồ phần mềm: phó chủ tịch Intel làm chứng trước tòa rằng phó chủ tịch Microsoft đã từng tuyên bố sẽ "dập tắt" và "siết cổ" Netscape bằng cách bán miễn phí một sản phẩm copy từ trình duyệt này (Internet Explorer).
Microsoft hiển nhiên đã thực hiện nhiều hành động đáp trả, nổi bật nhất là khoản đầu tư 150 triệu USD vào đối thủ Apple khi đó đang gặp khó. Song, những bước đi này không thể giúp cho gã khổng lồ phần mềm tránh được thất bại ban đầu: ngày 5/11/1999, thẩm phán tại Tòa án Quận DC (thủ đô nước Mỹ) tuyên bố Microsoft đã thực hiện hành vi độc quyền, vi phạm khoản 1 và 2 của bộ luật chống độc quyền Sherman. Đầu năm 2000, tòa án DC ra quyết định yêu cầu Microsoft phải tách làm đôi, 1 công ty sản xuất hệ điều hành và 1 công ty sản xuất các phần mềm khác.
Sau này hồi tưởng lại, Bill Gates cho biết ông và người kế nhiệm Steve Ballmer đã từng lo lắng tới mức suýt nữa rời bỏ công ty. "Này, nếu họ thực sự phá nát công ty của chúng ta ra, nếu họ chia cắt công ty theo một cách vô lý đến vậy…", nhà sáng lập Microsoft kể lại về suy nghĩ u ám của mình với tờ Washington Post.
![]() |
May mắn cho Microsoft, đơn kháng án của công ty này lên tòa phúc thẩm tại DC cũng như tòa tối cao tại Mỹ đã thành công. Chỉ khoảng hơn 1 năm sau, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Microsoft quyết định ngừng vụ kiện tụng lâu năm này lại và thực hiện hòa giải. Các điều khoản mà Microsoft phải chấp thuận bao gồm: cam kết cho phép dễ dàng thay thế ứng dụng Windows mặc định bằng sản phẩm cạnh tranh và cam kết không trói buộc các đối tác phần cứng vào Windows qua các điều khoản trừng phạt hay định giá không công bằng.
Cuối cùng, "hình phạt" dành cho công ty của Bill Gates chỉ như muối bỏ bể. Microsoft vẫn tiếp tục là công ty công nghệ số 1 thế giới. Song, chính "chiến thắng" này lại là cái kết có hậu cho các đối thủ của Microsoft. Năm 2000, giữa đỉnh điểm của vụ kiện, Bill Gates nhường lại ghế cho người bạn lâu năm Steve Ballmer. Dưới thời Steve Ballmer, Microsoft trở thành một gã khổng lồ quá ngạo mạn. Sau Windows XP, Windows Vista ra mắt với chất lượng thảm họa. Những cuộc cách mạng di động liên tiếp nổ ra, và Microsoft luôn là kẻ thất bại. Internet Explorer có lúc mất tới 6 tháng không được cập nhật và trở thành miếng mồi ngon cho hacker. Năm 2008, Google vén màn Chrome và 8 năm sau đó truất ngôi của Internet Explorer.
Bước đi mới thực hiện cùng Edge cho thấy Microsoft đã thất thế đến thế nào trong cuộc chiến trình duyệt. Trong vòng 5 năm trời, phiên bản Edge do Microsoft không thể đe dọa nổi tới người anh Internet Explorer chứ đừng nói tới Chrome. Năm ngoái, Microsoft tuyên bố chuyển sang dùng Chromium, một bước đi có thể coi là "chấp nhận tủi nhục" trước Google.
![]() |
Đúng vậy, Microsoft ngày nay có thể thực hiện bước đi "độc quyền" của ngày nào vì Microsoft đã không còn là nắm thế thượng phong trong cuộc chiến trình duyệt nữa. Tại thời điểm đưa Edge "mới" lên Windows 10, thị phần cộng gộp của Microsoft (Edge và IE) chỉ vỏn vẹn 13%, bằng 1/5 của Google.
Nhưng 25 năm trước, rất lâu trước khi thống trị đến mức suýt phải tách làm đôi, Microsoft cũng từng là kẻ thách thức. Microsoft đã đánh bại Netscape bằng những sáng tạo công nghệ vượt trội chứ không chỉ là thị phần của Windows. Phiên bản Edge của ngày hôm nay thậm chí còn tốt hơn Chrome "chính chủ" trên khía cạnh quản lý RAM và thời lượng pin.
Và Microsoft vẫn đang làm chủ thị trường hệ điều hành PC. Microsoft thống trị khối khách hàng doanh nghiệp. Trị giá thị trường của Microsoft ngang ngửa với gã khổng lồ số 1 là Apple, và cả 2 đều bỏ xa Google. Liệu câu chuyện xưa cũ có thể lặp lại?
(Theo Trí Thức Trẻ)
Microsoft đã sẵn sàng triển khai phiên bản Microsoft Edge mới thông qua Windows Update và phiên bản Edge cũ sẽ chứng kiến một vài thay đổi quan trọng.
" alt=""/>Microsoft tự động cài đặt trình duyệt Edge nhân Chromium trên PC người dùngNgành bán lẻ đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh kể từ cuối 2015 đến đầu năm 2016 kéo theo đó là nhu cầu mở rộng mặt bằng kinh doanh của các nhãn hàng bán lẻ cũng có xu hướng tăng. Theo báo cáo mới của Savills, tổng nguồn cung bán lẻ quý I/2016 đạt mức 1,1 triệu m2, ổn định so với quý trước nhưng tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, ông Rudolf Hever - Phó Giám đốc phòng Nghiên cứu thị trường và Tư vấn đầu tư Công ty TNHH CB Rechard Ellis (CBRE) đã đưa ra nhận định, hầu hết các nhà bán lẻ của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới sẽ chọn những mặt bằng đẹp khu vực trung tâm để bán hàng. Tuy nhiên, hiện tại, những mặt bằng này đều đang rất khan hiếm. Hơn nữa, giá thuê cũng không hề dễ chịu. Do vậy, nhiều nhà bán lẻ đã lựa chọn những khu vực lận cận, nơi giao thông thuận tiện, tập trung nhiều dân cư.
Thay vì phát triển ở những khu vực trung tâm, thị trường mặt bằng bán lẻ đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực phía Tây thủ đô, nơi phát triển năng động nhất Hà Nội cũng như nhu cầu mua sắm của những khu vực này luôn ở mức cao. Sở hữu mức giá thuê hợp lý, chỉ khoảng 1,3 triệu đồng/m2 so với mức giá 3,5 triệu đồng/m2 tại các trung tâm thương mại cao cấp, nhiều nhà bán lẻ thay vì đầu tư vào các trung tâm thương mại lớn đã đầu tư vào các khối đế chung cư để tăng thêm cơ hội và lợi nhuận của mình. Theo báo cáo của Savills, tỷ lệ lấp đầy của khối đế bán lẻ quý I/2016 bình quân tăng 3 điểm % theo quý. Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại giảm -1,1% điểm theo quý.
Sự sôi động của thị trường khối đế bán lẻ đến từ nhu cầu của người tiêu dùng đối với giá cả và giá trị hàng hóa. Khách hàng ngày càng quan tâm đến những sản phẩm chất lượng, đảm bảo, bên cạnh đó là được trải nghiệm không gian mua sắm lịch sự, sang trọng với giá cả hợp lý.
![]() |
Thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ hiện tại đang đón nhận thêm nhiều nguồn cung từ các khối đế chung cư cao cấp. |
Trong “cơn sốt” thuê sàn thương mại khu vực phía Tây Hà Nội, chủ đầu tư FLC với dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng chia sẻ, mặc dù dự án được thiết kế đến 2 tầng trung tâm thương mại nhưng lượng khách đặt thuê đang rất lớn, cung không đủ cầu. Lý giải cho hiện tượng trên, phía chủ đầu tư cho biết dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng sở hữu vị trí” vàng” phía Tây Hà Nội đồng thời là trung tâm của khu vực dân cư, các tòa nhà văn phòng với nhu cầu mua sắm, giải trí cao. Hơn nữa, lại có mức giá thuê hợp lý, chỉ từ 20-25$/m2/tháng, do vậy, không khó để các nhà đầu tư sẵn sàng “rót tiền”.
![]() |
Sàn thương mại tại FLC Complex 36 Phạm Hùng có mức giá thuê hợp lý, chỉ từ 20-25$/m2/tháng. |
Các chuyên gia BĐS cũng dự báo, trong tương lai gần, các nhà bán lẻ vẫn đang có nhu cầu rất lớn về mặt bằng bán lẻ trên thị trường, đặc biệt đối với các nhà bán lẻ mới thăm dò thị trường. Bên cạnh lợi thế về vị trí, các khu trung tâm thương mại cũng rất chú trọng nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng để phục vụ tốt nhất những nhà đầu tư khó tính.
Thúy Ngà" alt=""/>Sôi động mặt bằng bán lẻ Tây Hà Nội