Con virus mới này khá tương đồng so với virus gây dịch SARS (85% gene tương đồng). Bản chất của nó có nguồn gốc có thể từ động vật hoang dã, nguyên nhân ban đầu có thể từ con dơi, lây sang động vật hoang dã khác rồi lây sang người.
Khi nó đã xâm nhập vào con người, lây từ người sang người, chúng ta cần phải ngăn chặn lây từ người sang người. Con virus này nhìn giống vương miện, nên người ta gọi nó là corona, theo tiếng Tây Ban Nha.
Hình dạng nó gồm nhiều chồi nhú, gai nhú, cấu tạo gồm các glycoprotein, gồm các S và M để có thể bám dính vào các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Đặc biệt đích tấn công là các tế bào có điểm tiếp nhận CD26, khác với HIV là CD4.
![]() |
GS Kính lý giải, CD26 tập trung chủ yếu ở niêm mạc đường hô hấp và một số ở trong đường ruột. Cùng lúc nó có thể tấn công mạnh mẽ, cơ bản vẫn là đường hô hấp là chính, tấn công ở đường tiêu hóa và thận thứ yếu, chính vì thế người ta gọi là viêm đường hô hấp cấp.
Khi virus tấn công vào tế bào, nó xâm nhập với chồi nhú bên ngoài giống như gai trên vương miện, cắm neo vào tế bào niêm mạc hô hấp, tổng bộ gene của nó có khoảng 6500 kilo base pair, chui vào dễ dàng.
Cấu tạo gene bằng ARN sợi đơn, chui vào niêm mạc nó sao chép ngược trở lại thành ADN, sau đó nó nhân lên, nó bắt tế bào của chúng ta ở trong bào tương của tế bào hô hấp, nó phát triển hình thành nên thành mạch của virus mới.
Sau đủ thành phần, nó lại hoàn chỉnh, sau đó nó thoát chồi, chui ra khỏi tế bào và hủy tế bào đó đi. Sau đó xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp. Con virus này có thể sống ở trong niêm mạc đường hô hấp thời kỳ đầu tới 4 ngày, SARS thì chỉ 1-2 ngày đã bùng phát rồi.
Thời kỳ nằm trong đường hô hấp dài, ủ bệnh khá lâu, tối đa có thể tới 14 ngày. 9 ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam trung bình 10 ngày mới có dấu hiệu lâm sàng. Trong thời kỳ ủ bệnh, có lây hay không, hiện chưa rõ.
Theo luật của các bệnh nhiễm trùng do virus cấp tính, thời điểm lây nhiều nhất là vào thời kỳ khởi phát. Khi bệnh nhân bắt đầu ho, sốt, viêm long, chảy nước mũi, ho khạc, nó sẽ lây giọt bắn trong không khí chui qua đường hô hấp con người, có thể lây từ 1-5 người.
Rất lâu mới xuất hiện ca bệnh bởi phải ủ bệnh. So với SARS, nCoV chậm hơn, nhưng nguy hiểm vì lây lan âm thầm hơn. Sau đó nó lây lan rất nhanh ở các tỉnh của Trung Quốc. Lây ra theo đường hàng không tới 27-28 nước.
Báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế cho biết: đến 16h00, ngày 8/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới đã có 34.909 trường hợp mắc, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 34.569, tổng số trường hợp tử vong: 724, trong đó, lục địa Trung Quốc: 722 người.
Theo nhận định của các quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc nCoV đang giảm ngày thứ 2 liên tiếp ở Trung Quốc, Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này xấp xỉ 2 %, trong khi 82% số trường hợp mắc bệnh đều bị nhẹ.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng số ca nhiễm mới nCoV có thể tăng trở lại tuy nhiên các số liệu cho thấy trong 48 giờ đồng hồ qua tỷ lệ các ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn quá sớm để ăn mừng.
Tại cuộc họp báo ở trụ sở của cơ quan WHO, Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng có tín hiệu tích cực khi nhìn vào số lượng các ca nhiễm mới, tốc độ của các ca nhiễm mới đang có xu hướng chậm lại. Số liệu các ca nhiễm mới trong ngày 7/2 được xem là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 4/2
PV
- Sau 72 giờ nghiên cứu, phân lập, các nhà khoa học Việt Nam đã nhìn thấy hình hài con virus corona trong phòng thí nghiệm.
" alt=""/>Vì sao virus corona chỉ 'thích' tấn công phổi?Elon Musk nhiều phen tạo ra sóng gió cho thị trường tiền mã hóa. Ảnh: Getty Images.
“Xin nhắc lại: Elon Musk luôn là người say mê bản thân mình”, Jackson Palmer viết trên Twitter. Ngay phía sau, ông tweet rằng sẽ xóa dòng vừa đăng trong vòng một phút vì “đó là tất cả những gì tôi phải nói và tôi hài lòng với cuộc sống yên tĩnh”.
Trong dòng tweet thứ 3, Palmer tỏ ra khó chịu với sự xuất hiện của Elon Musk trên chương trình Saturday Night Live.
Theo Business Insider, phát biểu bất ngờ của Palmer gây xôn xao cộng đồng Twitter, đặc biệt là những người quan tâm đến tiền mã hóa.
Trong nhiều năm qua, nhà đồng sáng tạo Dogecoin (cùng cựu kỹ sư IBM Billy Markus) gần như "ở ẩn" với vai trò chuyên gia sản phẩm và dữ liệu của một công ty có trụ sở tại San Francisco.
Phản ứng của Jackson Palmer xuất hiện sau khi CEO Tesla tuyên bố ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin do lo ngại hoạt động khai thác coin này ảnh hưởng xấu đến môi trường.
“Chúng tôi cảm thấy lo ngại vì việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đào và giao dịch Bitcoin ngày càng nhiều, đặc biệt là than đá, loại nhiên liệu tạo ra khí thải nhiều nhất thế giới”, Elon Musk cho biết.
Sau đó, CEO Tesla lại có mặt trong chương trình Saturday Night Liveđể bàn về tiền mã hóa. Ông nhấn mạnh đồng tiền tăng giá nhiều nhất thời gian qua là Dogecoin.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, sự xuất hiện của Elon Musk khiến giá Dogecoin giảm mạnh. Gần một tuần sau, giá cổ phiếu của Tesla cũng giảm mạnh, kéo theo tài sản CEO Tesla mất khoảng 20 tỷ USD, theo CoinTelegraph.
TheoZing/BI
Sự xuất hiện của CEO Tesla trên truyền hình đã khiến giá trị đồng tiền mã hóa mà ông luôn cổ vũ mất giá gần 30%.
" alt=""/>Cha đẻ Dogecoin: 'Elon Musk là kẻ chỉ biết quan tâm tới bản thân'Hàn Quốc là đất nước thịnh hành tiền ảo thứ 3 thế giới, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo ghi nhận từ đất nước này, tiền ảo bắt đầu xuất hiện vào năm 2009, với tiên phong là Bitcoin. Tiếp đến là sự nối tiếp của hàng loạt các đồng tiền ảo khác, ví dụ như Ethereum, Ripple, hay mới đây là Dogecoin…
Từ năm 2017, Hàn Quốc đã có khoảng 3 triệu người chơi tiền ảo, chiếm 6% tổng dân số (khoảng 50 triệu người). Phần lớn họ thuộc Millennials (1981-1996) - hay Gen Y, và là công nhân viên chức, với tỷ lệ lên tới 80%.
![]() |
Phần lớn người đầu tư tiền ảo ở Hàn Quốc là Gen Y và Gen Z (Ảnh minh hoạ) |
Ước tính vào năm 2017, cứ 10 người làm công ăn lương ở Hàn Quốc thì có 3 đầu tư vào tiền điện tử. Tháng 4/2021, Hàn Quốc báo cáo kết quả thống kê tỷ lệ người chơi tiền ảo trên độ tuổi mới. Họ cho thấy, 60% thuộc độ tuổi 20-30.
Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2021, 4 nền tảng giao dịch tiền điện tử hàng đầu Hàn Quốc - Upbit, Bithumb, Coinone và Korbit có thêm hẳn 2,5 triệu người đăng ký mới. Trong đó, có 1,58 người thuộc độ tuổi từ 20-30, nâng tỷ lệ chiếm lên 63,5%. Trung bình, cứ trong 10 người đầu tư tiền ảo thì có tới 6 người thuộc Gen Y và Gen Z (1997 - 2012).
Rủi ro đầu tư ngang đánh bạc
Hàn Quốc là đất nước sở hữu tốc độ internet nhanh nhất hành tinh. Bên cạnh đó, họ cũng là quốc gia có tỷ lệ giới trẻ sở hữu điện thoại thông minh cao nhất quốc tế. Từ năm 2019, số người trẻ dùng điện thoại thông minh ở đây đã là 96%.
![]() |
Tỷ lệ giới trẻ Hàn Quốc dùng điện thoại thông minh cao suýt soát 100% (Ảnh minh hoạ) |
Đối với các hệ thống cung cấp tiền ảo, Hàn Quốc là mảnh đất màu mỡ nhất. Nhờ thông thạo và nhanh chóng thích nghi với các tiện ích kỹ thuật số mới, giới trẻ Hàn Quốc không vấp bất cứ khó khăn nào trong việc tiếp nhận và tham gia đầu tư.
Chơi tiền ảo là một hình thức đầu tư mạo hiểm. Người tham gia dùng tiền thật, đặt cược vào sự gia tăng lợi nhuận của loại đồng tiền điện tử mà mình chọn. Nếu nó tăng giá, họ kiếm được lời và ngược lại, họ có khả năng mất trắng. Tiền ảo không có giá trị nội tại như tiền thật hay vàng bạc. Giá trị của nó có thể thấp đến vô cùng là bằng 0.
Ngay từ những năm đầu tiên, chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố "không có nghĩa vụ quản lý tiền ảo hay bảo vệ lợi ích của người chơi". Cho dù có hack sạch tài khoản, người chơi cũng phải "bấm bụng chịu". Thực tế, vào năm 2019, Hàn Quốc từng "dính" một vụ hack nghiêm trọng, thất thoát 48,5 triệu đô tiền ảo. Người ta suy đoán đủ các loại thuyết âm mưu, nhưng không có ai hay tổ chức nào bị tố cáo và xử lý.
Hệ thống ngân hàng quốc gia Hàn Quốc cũng cảnh báo, tiền ảo không có giá trị thực tiễn, không đồng ý nhận đổi sang tiền mặt. Dù vậy, vào năm 2018, Hàn Quốc bùng nổ cơn sốt tiền điện tử. Giới trẻ bất chấp mọi can ngăn và rủi ro, điên cuồng lao vào lĩnh vực đầu tư đầy mạo hiểm này.
![]() |
Hàng triệu thanh niên Hàn Quốc mất trắng vì tham vọng làm giàu bằng tiền điện tử. (Ảnh minh hoạ) |
Năm 2019, Hàn Quốc chứng kiến thời kỳ ảm đạm nhất của tiền ảo. Hàng loạt các loại tiền ảo đua nhau rớt giá và hàng triệu người chơi "khóc hết nước mắt" vì mất sạch tiền. Thế nhưng, sau năm 2020, cơn sốt tiền điện tử đột ngột quay trở lại. Nó phồng to tới nỗi, chính phủ phải lo ngại nguy cơ vỡ bong bóng.
Lối thoát duy nhất cho tầng lớp "thìa đất"?
Hàn Quốc là đất nước ưa… đánh cược. Trước khi có tiền ảo, người Hàn Quốc thịnh hành đầu tư chứng khoán. Vào năm 2017, tỷ lệ người Hàn Quốc chơi cổ phiếu là 1/10. Trung bình cứ trong 10 người thì có 1 người "đánh bạc" với cổ phiếu.
Chơi cổ phiếu yêu cầu "khoản tiền khá khá". Phần lớn người chơi ở Hàn Quốc là từ 50 tuổi trở lên, với tỷ lệ 46,3%. Lý do rất đơn giản, tuổi trẻ không sẵn tiền. Kể từ khi bước vào thế kỷ XXI, Hàn Quốc đã liên tục phải đối mặt với vấn đề thanh thiếu niên thất nghiệp. Những năm gần đây, tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp ở Hàn Quốc luôn trong khoảng 9-10%.
![]() |
Tỷ lệ giới trẻ Hàn Quốc thất nghiệp tăng dần đều qua các năm. |
Xã hội Hàn Quốc phân cấp giàu nghèo sâu sắc. Họ gọi những đứa trẻ sinh ra trong tầng lớp thượng lưu là "thìa vàng", trung lưu là "thìa bạc" còn nghèo là "thìa đất". Trong khi "thìa bạc", "thìa vàng" thừa hưởng cả đặc quyền giáo dục lẫn lập nghiệp, thì "thìa đất" gần như "không có bất cứ cơ hội làm giàu nào".
"Dù tôi có quần quật làm việc suốt 30 năm sau khi tốt nghiệp đi chăng nữa, liệu tôi có đủ tiền mua nhà, sắm xe hay không?". Đây là nghi ngại đầy cay đắng của hầu hết "thìa đất" lúc "bước chân vào đời". Câu trả lời là "không". Tiền lương chỉ vừa đủ cho giới trẻ Hàn Quốc chi trả các khoản sinh hoạt phí.
Tiền ảo xuất hiện ngay trong thời đại giới trẻ Hàn Quốc "thìa đất" nản chí nhất. Với thủ tục đăng ký đơn giản, trực tuyến và không giới hạn lượng mua thấp nhất, nó nhanh chóng trở thành "canh bạc" hợp pháp và thuận tiện, cho phép mọi điều kiện tài chính tham gia.
![]() |
Tiền ảo là cơ hội "một bước lên tiên" cho "thìa đất" (Ảnh minh hoạ) |
Mặc dù đầy rủi ro, nhưng tiền ảo cũng đem lại cơ hội đổi đời ngay trong chớp mắt. "Nguyên nhân chính khiến thanh thiếu niên, đặc biệt là các sinh viên đổ xô vào tiền điện tử là vì có khả năng kiếm được lợi nhuận khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn," - quan chức chính phủ Hàn Quốc thừa nhận.
"Tôi đã mất trắng 20.000 đô (tương đương 461 triệu VNĐ), nhưng không sao cả," – Oh Ye-won (Seoul) thú nhận. "Tôi tin vào giá trị của đồng tiền điện tử và sẽ lấy lại những gì đã mất thông qua vụ đầu tư khác".
Ước tính, trên 70% giới trẻ Hàn Quốc đầu tư tiền điện tử bị rơi vào tình cảnh thua lỗ và mất trắng. Nhưng giống như Ye-won, họ không vì thế mà buông bỏ "canh bạc" này. Tầng lớp "thìa đất" Hàn Quốc ảo vọng, tiền ảo là "lối thoát số phận nghèo duy nhất". Họ bất chấp "ngã đau", kiên quyết bám đuổi đến cùng.
Trước nguy cơ "vỡ bóng bóng tiền ảo", chính phủ Hàn Quốc bắt buộc phải vào cuộc. Hiện tại, họ đang lên nhiều dự luật đối với lĩnh vực tiền điện tử, dự kiến sẽ áp dụng kể từ đầu năm 2022.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Theinvestor)
Trong cùng ngày, nhiều nghệ sĩ Việt đăng bài quảng cáo cho một loại tiền ảo được cho là của một sàn đa cấp tiền ảo mà nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.
" alt=""/>Cơn bão tiền ảo của Gen Z Hàn Quốc: Đua nhau dốc sạch túi đầu tư bất chấp nguy cơ tán gia bại sản