Smart UPS và Back UPS là hai dòng lưu điện thông dụng giúp mang lại độ an toàn cao và tăng khả năng sẵn sàng cho hệ thống điện trong các doanh nghiệp. Bộ lưu điện Smart UPS bao gồm hai sản phẩm chính là là Smart UPS FAMILY và SMART UPS RT mang đến nhiều lựa chọn cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cá nhân.
" alt=""/>APC ra mắt giải pháp bảo vệ nguồn điện mớiXong xuôi, chị lau khô chân cho anh, rồi tiếp tục massage hai cẳng chân. Buổi tối của anh Liu tiếp tục bên ấm trà nóng mà người anh em đặc biệt cùng nhà mang vào. Cả hai người đàn ông trò chuyện rôm rả, chốc chốc lại ngó ra xem chị Zhou đang làm gì phía ngoài.
Anh Liu Haojin ở Chiết Giang (Trung Quốc) vốn làm nghề thợ mộc. Nhiều năm trước, anh kết hôn với chị Zhou và họ có với nhau một cô con gái.
![]() |
Bữa cơm tối của gia đình đặc biệt. |
Năm 2000, trong lúc đang làm việc, anh Liu không may bị rơi từ tầng 3 xuống và bị thương nghiêm trọng. Đưa chồng vào viện, chị Zhou bàng hoàng khi bác sĩ thông báo, người chồng sẽ không bao giờ đứng dậy được nữa. “Trời đất như hoàn toàn sụp đổ dưới chân tôi. Lúc đó, tôi tự hỏi mình phải làm gì đây?”, chị Zhou nhớ lại.
Sau tai nạn đó, anh Liu bị liệt nửa người, phải nằm im một chỗ. Anh thậm chí không thể tự chủ được vấn đề vệ sinh. Từ một người khỏe mạnh, là lao động chính trong gia đình, anh Liu phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều diễn ra trên chiếc giường chật hẹp.
Lúc này, kinh tế gia đình dồn lên đôi vai bé nhỏ của chị Zhou. Người phụ nữ này vừa phải vất vả kiếm tiền, vừa phải chăm chồng bại liệt và nuôi đứa con gái nhỏ. Nhìn vợ vì mình mà lao tâm khổ tứ, anh Liu nhiều lần có ý định tự tử. Cuối cùng, vì không muốn liên lụy đến vợ mình, anh Liu đã chủ động ly hôn dù còn rất yêu vợ.
![]() |
Chị Zhou không đành lòng bỏ rơi chồng để lo hạnh phúc riêng. |
Chị Zhou vốn là một người trọng tình nghĩa nên quả quyết với chồng rằng: “Em có thể đi bước nữa, nhưng nhất định sẽ đưa con gái và anh đi cùng”.
Ở cạnh nhà chị Zhou có một người đàn ông sống độc thân tên là Zhao Jinlong, người tỉnh An Huy. Thi thoảng, người đàn ông này có cùng chị Zhou ra ngoài hái chè. Dần dần, hai bên nảy sinh tình cảm. Năm 2005, cả hai quyết định đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, trước khi kết hôn, chị Zhou đưa ra điều kiện: “Anh lấy em thì bắt buộc phải sống cùng Liu Haojin và chăm sóc con của anh ấy”.
Zhao Jinlong không ngại ngần đồng ý. Đồng thời, anh hứa sẽ coi Liu Haojin như anh trai của mình và đối xử với con gái của Liu như con ruột của mình.
Lúc đầu, những người hàng xóm của Zhao không ngừng gièm pha với đủ mọi lời lẽ khó nghe. Họ thắc mắc: “Tại sao Zhao lại lấy cô ấy? Có mưu đồ gì ở đây chăng?” hay “Trên đời làm gì có chuyện một phụ nữ sống cùng hai người chồng?”.
![]() |
Hai người đàn ông coi nhau như anh em. |
Anh Zhao chỉ còn biết chọn cách im lặng. Sau này, chia sẻ trên chương trình truyền hình của Đài Thiên Tân, anh Zhao tâm sự rằng: “Vì tôi yêu cô ấy nên chút áp lực ấy không đáng gì”. Zhao bảo, ngay từ khi đồng ý với điều kiện của vợ, anh xác định sẽ cố gắng hết sức để đem lại một cuộc sống tốt đẹp cho cả gia đình. Và điều quan trọng là anh muốn cho Zhou thấy “lựa chọn của cô ấy hoàn toàn đúng đắn”.
Nơi vợ chồng anh Zhao và chị Zhou sinh sống là quê hương của các loại chè. Nhà nào cũng có những đồi chè xanh mượt. Cả hai đã quyết định đầu tư máy móc vào sản xuất. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, anh Zhao không chỉ trả hết nợ cũ vay chữa bệnh cho anh Liu mà còn dành dụm tiền xây dựng được một ngôi nhà ba tầng khang trang. Cuộc sống của gia đình đặc biệt này dần dần được cải thiện.
Anh Liu vô cùng cảm kích với những gì mà “người em” tên Zhao đã làm cho mình. Chia sẻ trên QQ, anh này nói rằng: “Nhiều lúc tôi nghĩ, anh ấy còn tốt hơn cả anh em ruột trong một nhà. Một người như anh ấy, trên đời này quả thực hiếm có. Trước đây, vì nằm trên giường suốt một thời gian dài nên mông của tôi bị hoại tử. Tôi phải nhập viện điều trị. Khoảng thời gian ấy, Zhao đã rất vất vả”.
![]() |
Nhiều người vô cùng ngưỡng mộ tình yêu anh Zhao dành cho vợ. |
Trong suốt 16 năm, hai người đàn ông đã thực sự coi nhau như anh em. Anh Liu sau khoảng thời gian bi quan tuyệt vọng đã dần vui vẻ trở lại. Anh đã có thể ngồi được xe lăn và tự di chuyển trong phạm vi ngắn. Dưới sự trợ giúp của hội người khuyết tật, anh Liu đã mở một quán trà nhỏ để buôn bán.
Chiều chiều, sau những giờ làm việc vất vả, vợ chồng anh Zhao lại đẩy xe lăn đưa anh Liu đi dạo, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.
Cư dân mạng Trung Quốc hết lời khen ngợi câu chuyện của gia đình đặc biệt này. Cũng có một số người ra đưa ý kiến trái chiều nhưng đa số đều chúc phúc cho họ. “Những người có thể chấp nhận nhau trong hoàn cảnh này quả thực rất hiếm. Họ là những con người lương thiện, giàu lòng hi sinh. 16 năm không phải là ngắn… Họ đã bỏ qua những lời đàm tiếu của người đời, nương tựa vào nhau cùng hướng tới những điều tốt đẹp”, trang Sina dẫn bình luận của một độc giả.
Hồng Anh (Theo Sina, QQ)
Gần 20 năm kể từ khi nghe tin chồng lâm bệnh, người phụ nữ quốc tịch Ukraina đã bán hết tài sản từ nhà cửa, xe hơi, nhẫn đính hôn... để về Việt Nam chăm chồng đột quỵ.
" alt=""/>Đưa chồng cũ của vợ về sống cùng, tận tình chăm sóc suốt 16 nămTrong lúc dạo chơi ở Busan, Đức An bị rơi ví xuống đường lúc nào không hay. Sau 24 giờ, chàng trai mới phát hiện sự việc. Ngay trong đêm, cảnh sát Hàn Quốc đã hỗ trợ tận tình, sử dụng xe chuyên dụng đưa nam du khách đi nhận lại ví.
Đồn cảnh sát - nơi Đức An trình báo sự việc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Câu chuyện tìm ví ở Hàn Quốc của chàng trai người Hà Nội vừa được chia sẻ trên mạng xã hội nhận về nhiều tương tác và bình luận.
Một số du khách chia sẻ, từng bị thất lạc đồ đạc ở Hàn Quốc và được cảnh sát nước này hỗ trợ tìm lại nhanh chóng. Nhiều người đưa ra lời khuyên, khi đi du lịch nước ngoài, nếu bị mất tư trang hay hộ chiếu nên trình báo cảnh sát để nhận được sự giúp đỡ một cách nhanh nhất.
Dùng Google dịch trình báo với cảnh sát
Chia sẻ với phóng viên Dân trí,Đức An cho biết, sau khi đến Busan, anh cùng bạn nhận phòng khách sạn, bắt đầu hành trình tham quan. Buổi tối, cả đoàn ra ngoài, thưởng thức ẩm thực đường phố.
Trong quá trình di chuyển, ví chứa 5 thẻ tín dụng, căn cước công dân và bằng lái xe... bị rơi ra khỏi túi áo của Đức An. Sau khi trở về khách sạn, nam du khách đến từ Việt Nam nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, không quan tâm đến chiếc ví.
"Sáng hôm sau, tôi cùng các bạn đi chơi Ulsan - thành phố cách Busan khoảng 50km. Chúng tôi thanh toán mọi thứ bằng quỹ chung của nhóm nên hoàn toàn không nghĩ đến ví.
Khoảng 19h, khi cả nhóm trở về khách sạn, tôi tá hỏa do không thấy ví dù đã tìm kiếm mọi ngóc ngách trong phòng. Nhân viên khách sạn cho biết, không tìm thấy ví bị đánh rơi trong quá trình dọn dẹp", Đức An nhớ lại.
May mắn, đối diện khách sạn có một đồn cảnh sát, Đức An quyết định trình báo sự việc dù không hy vọng có thể tìm được giấy tờ.
Do bất đồng ngôn ngữ, quá trình khai báo gặp nhiều khó khăn. Chàng trai đến từ Việt Nam phải dùng ngôn ngữ cơ thể và Google dịch để giao tiếp. Sau nhiều nỗ lực, nam nhân viên cảnh sát ngoài 50 tuổi hiểu sự việc và động viên Đức An yên tâm.
"Tiếp nhận thông tin xong, nam nhân viên cảnh sát liên tục gọi điện thoại cho các phường xung quanh để hỏi thông tin về chiếc ví. Sau cuộc điện thoại thứ 7, tôi được ra hiệu chuẩn bị đi theo hai cảnh sát khác để nhận lại ví", Đức An chia sẻ.
Nam nhân viên cảnh sát đã hỗ trợ Đức An tìm kiếm ví (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Xe chuyên dụng bật còi hụ, lao đi vun vút như phim
Sau 5 phút, hai nhân viên mặc đồng phục cảnh sát xuất hiện, đưa Đức An lên xe. Chiếc ô tô chuyên dụng được bật còi hụ, lao đi vun vút trong đêm với vận tốc gần 100km/h.
Xe được chia thành 2 khu vực, trước và sau ngăn cách bằng một tấm chắn. Từ hàng ghế phía sau, Đức An quan sát sự vội vã và tập trung cao độ của hai nhân viên cảnh sát.
"Cảnh tượng lúc đó giống hệt như các bộ phim mà tôi từng xem trên tivi", Đức An nhớ lại.
Sau quãng đường khoảng 5km, chiếc xe dừng trước một đồn cảnh sát ở phường khác. Tại đây, Đức An được xác minh thông tin và nhận lại ví bị đánh rơi.
"Sau khi xác nhận gương mặt của tôi với hình ảnh trên căn cước công dân và bằng lái xe là trùng khớp, họ làm thủ tục ký giấy tờ bàn giao. Quá trình tìm lại ví kéo dài trong một tiếng kể từ khi trình báo. Mọi chuyện diễn ra nhanh hơn suy nghĩ ban đầu", Đức An chia sẻ.
Trước đó, khi di chuyển trên đường, một người dân Hàn Quốc đã nhặt được ví của Đức An. Họ mang đến đồn cảnh sát với hy vọng sẽ sớm tìm lại được chủ nhân.
Nhận lại chiếc ví nhiều kỷ niệm, Đức An nói lời cảm ơn với nam nhân viên cảnh sát nỗ lực liên lạc với các phường khác. Người đàn ông Hàn Quốc đáp lại bằng cái bắt tay và nụ cười thân thiện như hiểu tâm ý của chàng trai đến từ Việt Nam.
Kỷ niệm mất ví và nhận lại ở Hàn Quốc giúp Đức An chú ý cẩn thận hơn khi du lịch (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Qua sự việc tìm ví giữa đêm tại Hàn Quốc, Đức An cho rằng, khi bị mất ví, nếu có thẻ tín dụng bên trong, cần khóa thẻ ngay, bằng cách gọi lên tổng đài hoặc thao tác trên ứng dụng của ngân hàng.
"Ví, hộ chiếu, các giấy tờ tùy thân là những vật dụng bất ly thân khi du lịch. Tôi khuyên mọi người cần bảo quản các đồ đạc này thật cẩn thận. Khi xảy ra thất lạc đồ đạc, đừng nên buông xuôi, phải trình báo với cảnh sát để họ giúp đỡ và truy tìm một cách nhanh nhất", Đức An khuyên.
Busan là thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc. Địa phương này nằm cạnh biển nên sở hữu những bãi biển đẹp, nổi tiếng như Haeundae, Gwangalli...
Khi đến đây, bạn có thể ghé thăm làng văn hóa Gamcheon. Trước đây, làng này là khu ổ chuột. Tuy nhiên, hiện nay, nơi đây đã được trang trí với các màu sắc và bích họa đẹp mắt trở thành địa danh thu hút du khách.
" alt=""/>Phút cảnh sát Hàn Quốc bật còi hụ, hộ tống khách Việt đi tìm ví như phimChúng tôi yêu nhau lúc cả hai vẫn còn ít tuổi. Tôi hoạt bát nhanh nhẹn còn anh trầm ngâm ít nói. Tôi liều lĩnh dám nghĩ dám làm trong khi anh lại là người luôn thận trọng. Hai đứa như hai cực trái dấu hút nhau.
Vì khác nhau nhiều nên khi yêu chúng tôi mê nhau như điếu đổ. Không có điều gì mà anh không làm cho tôi, từ đưa đón đi học, đi chơi, đi thư viện, đi mua sách, đi mua quần áo, cho đến chăm bẵm ở bên những khi tôi ốm.
Khi hai đứa vào đại học sống xa nhà, cũng là anh luôn ở bên tôi. Hai đứa với nhau đã như vợ chồng chỉ chờ ngày kết hôn. Anh hơn tôi 2 tuổi, ra trường trước nên quãng thời gian 2 năm cuối của tôi nếu nói do anh nuôi cũng không sai, vì tiền anh đi làm kiếm được dù ít ỏi cũng đều dành lo chi phí sinh hoạt của hai đứa nơi thành phố đắt đỏ.
Khi tôi ra trường, rồi đi làm, cuộc sống trong môi trường mới làm tôi choáng ngợp. Tất cả đều quá hào nhoáng. Tôi là người giao tiếp nhanh nhẹn và thích nghi tốt, tôi muốn hòa mình vào cuộc sống long lanh giữa những con người luôn ăn mặc đẹp, sang trọng khi đến công sở. Họ hẳn là có nhiều tiền lắm. Họ ăn, mặc, tiêu tiền thế cơ mà.
Nhìn lại cuộc sống mình và người yêu đang có, thôi thấy hai đứa cần phải cố gắng nhiều. Nhưng anh vẫn có một sức ỳ cực lớn, không nhúc nhích thay đổi, làm gì cũng thận trọng, tôi tính làm ăn gì anh cũng phân tích rồi cuối cùng là khuyên can không nên.
Cho tới khi tôi cùng một vài người bạn mới chung tay kinh doanh quán cà phê, thì tình cảm của tôi với anh đã nhạt hẳn. Khi ấy tôi nghĩ phi thương bất phú, một người chỉ muốn sống trong vùng an toàn như anh, không có máu liều của người làm kinh doanh thì đến bao giờ mới giàu nổi. Tôi đã nói lời chia tay anh khi gặp được đối tượng khác tôi cho là tốt hơn.
Ngày ấy anh không nói một lời, lẳng lặng bước ra khỏi cuộc sống của tôi. Thái độ của anh như vậy, có lẽ là oán trách, nhưng tôi kệ.
Một năm sau tôi mở quán thất bại nên đóng tiệm, đi lấy chồng giàu. Nghe nói anh vẫn vậy, vẫn sống độc thân.
Tôi cùng chồng đi trăng mật, đi du lịch khắp nơi, mua sắm ở những trung tâm thương mại bậc nhất, nghe nói anh vẫn đang loay hoay với một dự án nhiều tâm huyết.
Khi chồng tôi làm ăn thất bát, về nhà mắng chửi vợ là ăn hại, ăn bám, thì tôi nghe nói anh đang kêu gọi vốn cho dự án của mình.
Dường như anh rất chắc chắn với những gì đang làm, số vốn kêu gọi từ quỹ đầu tư nước ngoài anh gọi được tôi mới nghe qua đã choáng váng.
Đến bây giờ, khi tôi cùng chồng ly hôn, tôi một mình dắt con ra khỏi nhà mà trong tay không có chút tài sản nào vì chồng làm ăn thua lỗ hoặc đã tẩu tán hết, thì người cũ của tôi đã lấy vợ và họ vừa đón em bé đầu lòng.
Tôi gặp lại tình cũ trên đường, rất tình cờ trong một lần sang nhà mẹ đẻ. Tôi không có mặt mũi nào đối diện với anh. Sau khi ly hôn, tôi sống trong căn nhà nhỏ thuê được giá rẻ của một người bạn, gần chỗ bố mẹ đẻ để tiện nhờ cậy ông bà.
Thỉnh thoảng tôi vẫn cùng con về nhà mẹ nên mới vô tình gặp được anh. Thật trớ trêu là người đàn ông tôi từng chê sẽ không bao giờ giàu nổi thì bây giờ bước xuống từ xe Audi, vợ trẻ xinh, con đáng yêu, cả nhà đều đẹp và nhìn họ ngập tràn hạnh phúc. Trông anh vẫn điềm đạm như vậy, nhưng là anh ở một phiên bản đẳng cấp hơn, phong độ hơn. Còn tôi, tự dưng thấy thương hại bản thân mình.
Theo Dân trí
Không chỉ nợ số tiền 140 triệu, anh còn từng kết hôn dù cuộc hôn nhân ấy chỉ kéo dài hơn 2 tháng.
" alt=""/>Gặp lại tình cũ, tôi hối hận khi thấy cuộc sống của anh hiện giờ