Arinda Storm Weaver rất hiếm khi cắt móng chân và kết quả là cô có bộ móng siêu dài. Nó dài đến mức cô không thể đi giày hay đi nhanh.
Khi nhìn thấy bộ móng này của Arinda, nhiều người bị sốc nhưng nhiều người khác lại thích thú và họ sẵn sàng trả tiền để được xem các clip về bộ móng của cô.
Người phụ nữ 58 tuổi sống ở Columbus (bang Ohio, Mỹ) đã tính phí 15 đô la Mỹ (350 ngàn đồng) cho 1 clip 10 phút về móng chân của cô và kiếm nhiều tiền từ các video này đến mức cô đã bỏ nghề kế toán.
Trước đó, năm 2006, trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ 2 bầu ngực, Arinda đã đăng tải những tấm ảnh về các móng tay siêu dài của mình lên mạng xã hội. Chúng nhanh chóng thu hút được sự chú ý và cô nhận ra mình có thể kiếm tiền từ đây, đặc biệt là móng chân. Cô hiện được coi là một “hoa hậu” móng dài.
"Tôi bắt đầu nuôi móng chân vì phát hiện ra rằng có thể kiếm tiền từ chúng”, Adrian nói
Mặc dù kiếm được nhiều tiền từ bộ móng siêu dài nhưng kèm theo đó, cô cũng gặp phải những phiền toái.
“Tôi không thể đi giày thể thao hay giày cao gót. Móng chân quá dài cũng làm việc đi lại của tôi chậm chạp hơn và tất nhiên là tôi chẳng thể chạy”, Adrian cho biết.
Chia sẻ về vụ hủy hôn sát ngày cưới đang xôn xao trên MXH, cô dâu Phú Thọ đã đưa ra nhiều lý do và cho rằng việc chú rể ôm cô gái khác chỉ là giọt nước tràn ly.
" alt=""/>Kiếm bộn tiền nhờ nuôi móng chân siêu dàiCả hai đến với nhau sau một thời gian ngắn gặp nhau trên giảng đường. Trước đó, tôi có vài mối tình nhưng đều là tình yêu học sinh thoáng qua. Đến khi gặp em, tôi mới thấy đây chính là một nửa của mình.
Em xinh xắn, lương thiện, sinh ra trong gia đình có điều kiện, còn tôi là trai tỉnh lẻ, gia đình bình thường, không có gì nổi trội. Vậy mà điều đấy vẫn chẳng ngăn nổi chúng tôi gắn bó với nhau.
5 năm quen nhau, tình cảm sâu nặng nhưng khi ra trường, tình yêu của chúng tôi không vượt qua được rào cản.
Tôi tất tả đi xin việc nhiều nơi nhưng chưa chỗ nào được ưng ý. Trong khi đó, nhờ mối quan hệ của gia đình, em có việc làm rất ổn định.
![]() |
Mẹ em còn gặp riêng tôi. Bà nói, nếu không đem được hạnh phúc đến cho em thì nên giải thoát cho nhau vì “con gái có thì”. 2 năm sau, tôi vẫn chỉ là người làm công ăn lương trong khi em có nhiều người vây quanh, nhiều sự lựa chọn hơn… Gia đình em vốn đã không thích tôi nay càng ra sức cấm cản.
Uất ức vì bị xem thường và cũng vì thiếu sự tự tin vào bản thân, tôi chủ động nói lời chia tay em.
Em khóc rất nhiều. Nhưng cuối cùng, với sự lạnh nhạt của tôi và thái độ quyết liệt của gia đình, em chấp nhận chia tay.
Nửa năm sau, em lấy chồng. Chồng của em, tất nhiên, là con của một gia đình giàu có.
Gần ngày em cưới, tôi xin nghỉ việc ở Hà Nội, vào Sài Gòn lập nghiệp.
Nhiều năm vật lộn ở đất khách quê người, tôi cũng tạo cho mình được một sự nghiệp riêng. Tôi hùn vốn với 1 người bạn nữa thành lập công ty thương mại.
Chưa quá khá giả nhưng thời gian khó khăn về tiền bạc đã thực sự lùi xa.
Cũng ngần đó năm, tôi và em không còn liên lạc với nhau. Nhưng tôi vẫn theo dõi em thường xuyên qua mạng xã hội, bạn bè. Ngày em được bổ nhiệm một vị trí nho nhỏ trong cơ quan, ngày em sinh con gái, em tham gia một khóa học đàn… tôi đều biết.
Dù xa cách nhưng tôi vẫn luôn mong em được hạnh phúc. Tôi hiểu, tình cảm của mình dành cho em không bao giờ thay đổi.
Cuối cùng, cha mẹ thúc giục, tôi cũng kết hôn. Vợ tôi kém tôi 5 tuổi. Em là người hiền lành, yêu thương chồng con. Sau khi kết hôn sinh con, em không phải đi làm, chỉ ở nhà chăm sóc con và lo việc nội trợ.
Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá ra êm đềm. Tôi bận rộn với công việc, còn em tập trung chăm lo cho các con và gia đình. Tôi không có lời gì để chê trách em nhưng tận sâu thẳm trong lòng tôi biết, những gì tôi dành cho em không phải là tình yêu.
Hôn nhân của chúng tôi có lẽ vẫn yên ổn như thế nếu không có lần tôi ra Hà Nội công tác đúng vào dịp lớp đại học tổ chức họp lớp.
Những lần trước, vì sợ chặm mặt người yêu cũ nên tôi đều khước từ không đi. Nhưng lần này, những người bạn cũ biết tôi đang ở Hà Nội nên ra sức gọi điện, thúc giục và thật ra, cũng vì tò mò, tôi đã đến buổi họp hôm đấy.
Em vẫn vậy, hiền lành và có phần xinh đẹp hơn xưa. Chúng tôi có thời gian trò chuyện cùng nhau sau bao nhiêu năm im lặng. Em và chồng ly hôn cách đây 3 năm, giữa họ có một con chung và bé đang sống với em. Nhiều năm một mình, em vẫn chưa tìm cho bản thân người nào khác.
Nhìn vào ánh mắt em, tôi biết tình cảm của chúng tôi chưa hề phai nhạt. Sau buổi gặp hôm đó, tôi với em trò chuyện nhiều hơn. 1 tuần còn lại trong chuyến công tác tại Hà Nội, tôi liên tục xin được gặp mặt em. Thái độ ngần ngại ban đầu của em đã thay dần bằng sự cởi mở hơn. Chúng tôi đi ăn, đi uống cà phê… đến tất cả những nơi chúng tôi từng đi cùng nhau trước đây.
Trở về Sài Gòn, tâm trí tôi vẫn còn ở lại Thủ đô. Tôi thương vợ con nhưng trái tim tôi đã dành cho người con gái cũ ấy. Tôi có nên nói thật với vợ về tất cả bởi tôi không thể lừa dối em và lừa dối bản thân mình cả đời.
Tôi và người cũ chưa chắc đã quay về bên nhau nhưng vợ tôi xứng đáng có được người thật lòng yêu cô ấy, chứ không phải là một người chồng chỉ có tình thương và trách nhiệm.
Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Anh chồng tôi 40 tuổi vẫn ở nhà ăn bám, sẵn sàng xin tiền em dâu mua sắm. Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
" alt=""/>Có nên từ bỏ cuộc sống gia đình yên ổn để đến với tình yêu đích thực?Không ít người trong số đó đã hiến kế, hi vọng giúp chị Xuân tháo gỡ được vướng mắc, giữ gìn hạnh phúc gia đình và tình cảm mẹ chồng nàng dâu được hòa thuận.
![]() |
Nhiều độc giả phân tích, qua bài viết có thể thấy chị Xuân là người hiểu chuyện, biết điều khi đóng góp chi phí sinh hoạt, tiền điện cho bố mẹ chồng.
Biết bố mẹ chồng tiết kiệm, chị sẵn sàng bỏ tiền sắm sửa vật dụng cho gia đình, cải thiện cuộc sống cho văn minh, tiện nghi hơn.
Thấy mẹ chồng khó tính, đòi hỏi phải triệt để tiết kiệm, chị không trách cứ mà thấu hiểu cho tâm tư của bà.
Khi có kế hoạch lắp điều hòa, chị sẵn sàng lắp một chiếc ở phòng khách để phục vụ cho sinh hoạt chung của gia đình. Đây là lối hành xử đúng mực.
Tuy nhiên, vấn đề chị gặp phải là việc bố mẹ chồng tối nào cũng vào bật điều hòa, nằm cùng phòng hai vợ chồng và chị không biết tâm sự thế nào cho mẹ chồng hiểu.
Độc giả Hòa cho rằng, vợ chồng chị Xuân có thể đổi phòng cho bố mẹ nằm, còn anh chị dọn qua phòng ông bà ở, lắp thêm chiếc điều hòa nữa và nhận thanh toán tiền điện hàng tháng.
Còn độc giả Nguyễn Nam đưa ra lời khuyên, anh chị nên lắp thêm điều hòa ở phòng riêng của ông bà. Như vậy, hai vợ chồng vừa có không gian riêng tư mà vẫn giữ tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Bên cạnh những lời tư vấn về vấn đề lắp điều hòa, độc giả Anh Thư đưa ra lời nhắn nhủ, khuyên chị Xuân hãy xóa bỏ khoảng cách giữa nàng dâu - mẹ chồng, trò chuyện cho bà hiểu tâm tư, nguyện vọng của mình.
"Nếu mẹ chồng vẫn phản đối, chị hãy lựa những lúc mẹ vui vẻ, tâm sự để bà dần thay đổi tư duy. Bởi tính tiết kiệm của mẹ chồng chị đã ăn sâu vào tiềm thức, hành động của bà hàng chục năm nay, không dễ gì thay đổi ngay.
Ban đầu, mẹ chồng chị ra sức phản đối dùng điều hòa nhưng khi thời tiết nóng bức, thấy con dâu mời vào nằm cùng, bà cũng vào, rồi thấy lợi ích của chiếc điều hòa, bà đã thích sử dụng. Qua đó cho thấy, bà đã suy nghĩ thoáng hơn. Quan trọng là chị kiên trì, “mưa dầm, thấm lâu”, chắc chắn sẽ khả quan".
Việc chị Xuân ngại lên tiếng khi bố mẹ chồng vào phòng nằm cùng, gây bất tiện cho hai vợ chồng mình, độc giả Thanh Hải cho rằng, đây là điểm chị cần phải xem lại.
"Nhiều trường hợp, mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn vì ngại ngần, để lâu trong lòng, chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Điều tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn.
Nếu chưa biết cách mở lời ra sao, chị có thể nhờ chồng làm ‘thuyết khách’. Vì bao giờ con trai thủ thỉ tâm sự với mẹ cũng dễ hơn con dâu", độc giả Thanh Hải viết.
Phương án khác được độc giả Nguyễn Thân gửi đến tư vấn, là anh chị muốn thoải mái, nếu có điều kiện kinh tế, có thể ra ngoài thuê nhà sống. Với điều kiện, anh chị phải thuyết phục được chồng và bố mẹ chồng ủng hộ.
Bất kể mâu thuẫn, va chạm nào trong gia đình đều có cách hóa giải, miễn là chị thực sự muốn gắn kết, xây dựng tổ ấm hòa thuận.
Về khía cạnh hôn nhân, độc giả An Thịnh thẳng thắn nhận định: "Lỗi cũng là do bạn. Tại sao trước khi lấy bạn không tìm hiểu kĩ nếp sống gia đình nhà chồng để xác định tư tưởng trước. Bạn đã về làm dâu, nên cố gắng hòa hợp, thích nghi với nhà chồng, đừng mang tư tưởng, nếp sống cá nhân, rồi đòi hỏi mọi người phải chạy theo mình".
Từ ngày lắp điều hòa, tối nào bố mẹ chồng cũng vào phòng chúng tôi ngủ, nằm ké điều hòa cho mát. Tình huống này khiến tôi vô cùng khó xử.
" alt=""/>Chiêu độc đối phó khi mẹ chồng vào nằm ké điều hòa