Chiều 28/2, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt nội dung hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm: "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" và "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"".
Giới thiệu nội dung cuốn "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết cuốn sách dày 747 trang, hàm chứa nhiều nội dung rất quan trọng cả về tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến giới thiệu nội dung cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" (Ảnh: Hồng Phong).
Theo ông, đây cũng là "cẩm nang" cho cán bộ trong hệ thống Mặt trận, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên, nhân dân nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần. Trong đó, phần thứ nhất là bài viết tổng quan và 4 bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các hội nghị.
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, các bài viết, phát biểu này thể hiện tư duy chiến lược, nhất quán, xuyên suốt của Tổng Bí thư với nhiệm vụ phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phần thứ hai gồm 36 bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
34 bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, lời kêu gọi của Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các tầng lớp nhân dân, trong các chuyến thăm, làm việc tại cơ sở, được tập hợp trong phần thứ 3 của cuốn sách.
Ngoài ra, tác phẩm còn tuyển chọn 142 bức ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các giới, các tỉnh, thành trong cả nước.
Giới thiệu cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", Đại sứ, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), cho biết cuốn sách gồm hơn 800 trang với hơn 150 bài viết, 150 ảnh minh họa.
Đại sứ, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) giới thiệu cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" (Ảnh: Hồng Phong).
Nội dung sách cũng được chia làm 3 phần: Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đối ngoại Việt Nam vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; Dấu ấn đối ngoại, ngoại giao.
Đặc biệt, trong cuốn sách, Tổng Bí thư đã đúc kết hình tượng "cây tre Việt Nam".
Đầu tiên là "vững ở gốc"với 3 nội hàm chính. Một là kiên định nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ. Hai là lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế để tạo thế, lập thời.
Ba là kiên định phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tư tưởng soi đường, chỉ lối.
"Chắc ở thân"là những phương pháp tạo nên sức mạnh. Vấn đề này, theo bà Dung cũng có 3 nội hàm chính. Đó là, sức mạnh đoàn kết, trong đó đại đoàn kết trong nước là căn bản, đoàn kết quốc tế là nhân tố bổ trợ hết sức quan trọng với phương châm chủ đạo "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại".
"Uyển chuyển ở cành", theo lý giải, là phong cách, nghệ thuật ứng xử ngoại giao. Trong đó, nguyên tắc căn bản là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", phương pháp "ngũ tri" - "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế", "biết dừng, biết biến" của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể (Ảnh: Hồng Phong).
Đưa ra nhận định, Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể khẳng định đây là 2 cuốn sách rất tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông đề nghị các đảng ủy trực thuộc tiếp tục tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, sinh hoạt chuyên đề quán triệt nội dung 2 cuốn sách cho những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
"Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc nội dung cốt lõi trong hai tác phẩm, vận dụng vào công việc hàng ngày để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ", ông Thể quán triệt.
" alt=""/>Phổ biến sách của Tổng Bí thư về "ngoại giao cây tre" và đại đoàn kếtNếu bạn được yêu cầu ngồi trên bồn cầu gần 50 giờ để kiếm tiền, bạn có làm không? Hầu hết mọi người sẽ không làm. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người sẽ cân nhắc làm điều đó nếu lý do đủ hấp dẫn. Một giám đốc điều hành của một công ty Australia đã làm điều đó và huy động được 30 triệu USD.
CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốn đầu tư (Ảnh: DOTW).
Who Gives A Crap là tên của một công ty sản xuất giấy vệ sinh. CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong một nhà kho tồi tàn và từ chối di chuyển cho đến khi gom đủ đơn đặt hàng trước khi bắt đầu sản xuất. 50 giờ sau đó, công ty đã huy động được hơn 50.000 USD và giao sản phẩm đầu tiên vào tháng 3/2013.
Who Gives A Crap ra đời khi nhận thấy rằng 2,4 tỷ người, tức khoảng 40% dân số toàn cầu, chưa có nhà vệ sinh. Hàng năm có khoảng 289.000 trẻ em dưới 5 tuổi (tức khoảng 800 trẻ em mỗi ngày hay cứ 2 phút có một trẻ em) tử vong vì các bệnh tiêu chảy do ô nhiễm nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
Đó là những con số thực sự đáng sợ. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã bắt đầu sản xuất loại giấy vệ sinh mà họ gọi là "giấy vệ sinh tuyệt vời" và quyên góp 50% lợi nhuận cho các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu của họ là giúp mọi người có thể tiếp cận được với nước sạch và nhà vệ sinh cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh ở các nước đang phát triển.
Được thành lập vào năm 2012, Who Gives A Crap đã tự gây quỹ ngay từ khi bắt đầu. Đó là một điều cực kỳ bất thường đối với một công ty khởi nghiệp đang tăng trưởng cao. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, công ty vẫn tăng trưởng liên tục và đang trên đà đi lên.
Giấy vệ sinh của Who Gives A Crap đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia (Ảnh: DOTW).
Và lý do đằng sau đó không chỉ bởi vì giấy vệ sinh của họ đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia mà còn vì họ đã quyên góp một nửa lợi nhuận. Cho đến nay, Who Gives A Crap đã quyên góp hơn 10 triệu USD. Công ty có tham vọng sẽ quyên góp hàng tỷ USD.
"Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, chúng tôi cần mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, chúng tôi cần thêm vốn. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu tiếp thu ý tưởng của các nhà đầu tư", Simon Griffiths nói.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều gọi vốn đầu tư khi bị thua lỗ cho đến khi việc kinh doanh trở nên lớn mạnh hơn và hy vọng có lãi.
Nhưng bởi "chúng tôi quyên góp một nửa lợi nhuận nên chúng tôi muốn có lãi nhanh nhất có thể để quyên góp và chứng minh mô hình kinh doanh của mình có thể hoạt động", Simon nói.
Và sau 9 năm tự gây quỹ, mới đây Who Gives A Crap đã huy động được 30 triệu USD từ các nhà đầu tư như Verlinvest, The Craftory, Jamjar, Airtree, Grok Ventures, Giant Leap và Athletic Ventures.
" alt=""/>CEO công ty khởi nghiệp ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốnKhảo sát của phóng viên Dân trítính đến hết tháng 11 cho thấy có 11 ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ lãi suất trong tháng vừa rồi.
Danh sách tăng lãi suất tiết kiệm gồm nhiều nhà băng tư nhân như Kienlongbank, CBBank, SeABank, BAOVIET Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, IVB, VietABank, VIB, MB, Techcombank, ABBank, VietBank và chỉ có một nhà băng quốc doanh là Agribank. Mức tăng phổ biến từ 0,1%/năm đến 0,4%/năm.
Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4. Thời điểm đó, lãi suất cao nhất hệ thống cho kỳ hạn 12 tháng chỉ quanh 5%/năm, hiện lên cao nhất là 6,3%/năm. Hầu hết ngân hàng đều đang trả lãi suất từ 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhưng đa phần là ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.
MB, Agribank và VIB là các ngân hàng đã có 2 lần tăng lãi suất trong tháng 11. Riêng ABBank đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất với mức tăng các kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên ABBank cũng đã 2 lần giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trong các lần điều chỉnh này.
Chiều ngược lại, Bac A Bank giảm lãi suất trên diện rộng tại tất cả các kỳ hạn.
Một số ngân hàng tăng lãi suất song mức tăng hạn chế (Ảnh: Mạnh Quân).
Gửi ngân hàng nào nhận lãi 6%/năm?
Theo thống kê, có 11 ngân hàng đang áp dụng lãi suất huy động từ 6%/năm trở lên.
Trong số đó, lãi suất huy động cao nhất là 6,3%/năm, được ABBank áp dụng cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 24 tháng và IVB áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.
Cả 2 nhà băng trên cũng đang duy trì mức lãi suất huy động từ 6,1%/năm đến 6,2%/năm cho một số kỳ hạn gửi tiết kiệm khác. Trong đó, IVB niêm yết lãi suất 6,1%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng. ABBank niêm yết lãi suất 6,2%/năm cho kỳ hạn 15 và 18 tháng.
SHB áp dụng lãi suất huy động trực tuyến 6,1%/năm cho tiền gửi kỳ hạn từ 36 tháng trở lên, Saigonbank cũng áp dụng mức lãi suất này với cho kỳ hạn 36 tháng.
OceanBank và DongA Bank niêm yết lãi suất huy động 6,1%/năm cho tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn từ 18-36 tháng.
GPBank mới đây cũng đưa lãi suất huy động lên đến 6,05%/năm cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 13-36 tháng.
Các ngân hàng như BaoViet Bank, BVBank cũng niêm yết lãi suất 6%/năm cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 15-36 tháng. Trong khi đó, VietABank mới đây cũng đã nâng lãi suất kỳ hạn 36 tháng chạm ngưỡng 6%/năm.
11 ngân hàng đang áp dụng lãi suất huy động từ 6%/năm trở lên (Ảnh: Mạnh Quân).
Lãi suất huy động có thể tăng nhẹ
Tuần vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.
Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, đơn giản hóa thủ tục cho vay,... phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các tổ chức tín dụng tiếp tục chủ động thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng, gói tín dụng và các loại lãi suất cho vay khác (nếu có).
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết giai đoạn cuối năm, nhu cầu vốn của các ngân hàng ngày càng tăng cao để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Khi nhu cầu vay của người dân lớn thì vốn vay của các ngân hàng gặp tình trạng căng thẳng. Do đó, các ngân hàng cũng phải tích cực huy động, thu hút tiền gửi.
Phía Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn nên thời gian qua các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất ở các kỳ hạn dài.
Ông Thịnh cho rằng Chính phủ luôn muốn hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục và tăng trưởng nên đã yêu cầu Ngân hàng giảm tối đa chi phí để có thể giảm hoặc giữ ổn định lãi suất như hiện nay. "Lãi suất cho vay không tăng mà giảm ít, còn lãi suất huy động có thể tăng nhẹ hoặc giữ nguyên trong tháng cuối năm", ông nhận định.
" alt=""/>Gửi tiền ngân hàng nào nhận lãi cao nhất tháng 12?