![]() |
Chưa cần làm đến lễ thì lời thầy đã đủ để khiến hai đứa bỏ nhau rồi (Ảnh minh họa, nguồn: ngoinhachung.net) |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị đã yêu cầu các tỉnh trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình- nơi xảy ra gian lận điểm thi động trời năm 2018, báo cáo tình hình chuẩn bị tại địa phương.
![]() |
Họp trực tuyến về thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: moet |
Tại điểm cầu Sơn La, ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết sau khi có thông báo của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn thi, tỉnh đã thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ các quy trình.
Ông Thủy nhấn mạnh, trong mấy năm vừa qua Sơn La đều thực hiện đúng Quy chế thi và thông tư hướng dẫn về công tác thi. Năm nay, Sơn La có hơn 10.608 thí sinh dự thi với 433 phòng thi, 33 cụm thi, hiện đã được triển khai lắp camera đầy đủ.
“Bộ trưởng yêu cầu xác định rõ nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể, hai năm vừa rồi chúng tôi cũng làm rất chặt chẽ, đầy đủ, phân công trách nhiệm từng bộ phận, còn trách nhiệm đến đâu với từng cá nhân và tổ chức chúng tôi đang làm rất nghiêm túc”- ông Thủy nói.
Ông Thủy đề nghị Bộ GD-ĐT, căn cứ số thí sinh dự thi để ấn định số lượng cán bộ coi thi từ các trường, đồng thời làm rõ trách nhiệm của thanh tra Bộ và thanh tra trường gửi đến.
“Sơn La năm nay hứa quyết tâm thực hiện đúng quy chế thi THPT quốc gia”- ông Thủy khẳng định.
Trong khi đó, tại điểm cầu Hà Giang, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cũng cho biết đã thành lập ban chỉ đạo thi và làm việc với các trường đại học được Bộ phân công phối hợp tổ chức thi.
Ông Quý than cho rằng khăn nhất với Hà Giang là 11 địa bàn huyện rất phức tạp, vì vậy ngoài lập ban chỉ đạo thi cấp tỉnh sẽ có cấp huyện và giao nhiệm vụ đến từng người ở các địa bàn hỗ trợ cho thí sinh.
“Chúng tôi quán triệt rõ thành viên nào liên quan đến tiêu cực năm 2018 thì năm nay sẽ không được nằm trong ban chỉ đạo. Những giáo viên coi thi cũng được rà soát kỹ và chỉ chọn những giáo viên đảm bảo năng lực, đạo đức nghề nghiệp…”- ông Quý nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định: “Với bài học năm 2018, Hà Giang biết tiếp tục làm thế nào để tổ chức kỳ thi hiệu quả. Những tồn tại của năm 2018 sẽ không còn nữa”.
Ông Quý cũng đề nghị sau khi tổ chức kỳ thi phải đánh giá lại, bởi ở Hà Giang trong năm 2018 đã hết sức cố gắng từ các khâu chuẩn bị tới coi thi, chấm thi nhưng khi xảy ra nâng điểm thì rất khó. “Do đó cần đánh giá lại tìm ra những kẽ hở, bởi không có gì hoàn chỉnh. Hà Giang quyết tâm sẽ hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra”-.
Tại Hòa Bình, Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Trọng Đắc, cho biết tỉnh có gần 8.900 thí sinh dự thi. Công tác chuẩn bị theo đúng chỉ đạo của Bộ. Theo ông Đắc, sau hội nghị này tỉnh sẽ họp ban chỉ đạo, quát triệt nội dung sâu sát hơn. Ông Đắc đề nghị Cục khảo thí của Bộ có phương án ủng hộ Hòa Bình về chuyên môn, kỹ thuật tốt nhất.
Lê Huyền
" alt=""/>Lãnh đạo Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình hứa nghiêm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019"Nghiêm cấm việc giữ xe của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại",thông tư nêu rõ.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông.
Về các nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ có hay không có dấu hiệu tội phạm; có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm và các tình tiết khác…
Theo điều 18, thông tư quy định cán bộ cảnh sát giao thông hướng dẫn cho các bên liên quan đến vụ tai nạn đường bộ tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc, cán bộ cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết. Đồng thời, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
Đặc biệt, điều 15 thông tư 72/2024 nêu rõ trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn, nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết, thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ việc để điều tra. Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch dựng lại hiện trường và được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung dựng lại hiện trường gồm: Xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
Kết thúc dựng lại hiện trường, phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.
Minh Tuệ" alt=""/>Bộ Công an nghiêm cấm giữ xe nếu tài xế không có lỗi trong vụ tai nạn