 vừa hoàn thành học bổng Fulbright 2 năm ở Đức nhưng không vội vã trở về Mỹ.</p><p>“Tôi muốn đi du lịch vòng quanh thế giới. Vì vậy, tôi dốc hết tiền tiết kiệm, thu dọn hành lý và mua vé”, cô nói với <em>CNN Travel.</em></p><p>Trong khi lên kế hoạch và đếm ngược tới ngày khởi hành, Erickson tham gia kỳ nghỉ 1 tuần trên tàu do Hội Cựu sinh viên Fulbright tổ chức ở biển Baltic.</p><p>Cô là người Mỹ duy nhất trong số 25 cựu sinh viên, hầu hết đến từ Đức, lên con tàu gỗ Albatros rời cảng Kiel của Baltic vào tháng 9 năm đó. Trong nhóm này có Jürgen Guldner - kỹ sư 29 tuổi từng học tại ĐH California ở Berkeley (Mỹ).</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Jürgen Guldner và Nicole Erickson nên duyên nhờ cuộc gặp gỡ trên tàu cách đây 22 năm. Ảnh được chụp ở đây họ lần đầu gặp gỡ. |
Trên thực tế, rất nhiều du khách trên tàu đã biết nhau. Nhận ra mình lạc lõng, Erickson lập tức giới thiệu bản thân với mọi người. Cô bắt tay và cười tươi với Guldner.
“Tôi thích nụ cười, tính cách hướng ngoại và thân thiện của cô ấy”, Guldner nhớ lại.
Nhân duyên từ một quyển sách
Ngày đầu tiên của chuyến du ngoạn, Guldner ngồi tắm nắng trên boong tàu. Anh vừa mở cuốn sách Sophie's World của tác giả Na Uy Jostein Gaarder thì Erickson, đang đi dạo, dừng lại để trò chuyện với anh.
Thật trùng hợp, cô cũng mang theo cuốn tiểu thuyết này cho chuyến đi.
Hai người nhanh chóng thấy tâm đầu ý hợp và kể cho nhau nghe về cuộc sống học tập ở Mỹ, Đức cùng những dự định trước mắt. Erickson hào hứng kể cho anh chàng mới quen về chuyến đi vòng quanh thế giới.
Đó không phải là tình yêu sét đánh, theo Erickson. Nhưng có điều gì đó thôi thúc khiến cả hai thấy đối phương đặc biệt.
Cuộc sống trên tàu Albatros rất thư giãn và hòa đồng. Các du khách luân phiên trực đêm và chia nhau nấu nướng, dọn dẹp. Mỗi tối, họ uống bia và dạo chơi trên boong.
 |
Guldner và Erickson tình cờ mang theo cùng một cuốn sách lên tàu. Sự trùng hợp này khiến họ nhanh chóng thấy gắn kết. |
Erickson và Guldner nhanh chóng kết thân, đặc biệt là sau khi chàng trai Đức giúp cô gái Mỹ khi bị say sóng.
“Trong buổi tối lẽ ra tôi phải trực ca đêm, anh ấy không đánh thức mà làm thay tôi. Đó là một trong những điều lãng mạn nhất mà tôi nghĩ anh ấy đã làm cho mình trên tàu”, cô nhớ lại.
Khi con tàu cập cảng cuối cùng ở thành phố Aarhus của Đan Mạch, Erickson cảm thấy vui, buồn lẫn lộn.
Cô thực sự thích Guldner nhưng sắp bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới trong vòng 2 năm.
Erickson phải đến Frankfurt để bắt đầu chặng đầu tiên của cuộc hành trình, trong khi Guldner dự định về nhà ở Munich. Guldner xin nghỉ làm thêm vài ngày để dành thời gian bên Erickson ở Frankfurt.
Đến ngày khởi hành của Erickson, Guldner lái xe đưa cô đến sân bay. Họ nói lời tạm biệt. Dù email hồi đó vẫn còn sơ khai, cô hứa sẽ giữ liên lạc.
Xa cách và đoàn tụ
Trong chuyến khám phá Ai Cập và Kenya, cứ mỗi một tuần, Erickson đến quán cà phê Internet để viết thư cho mọi người. Mỗi khi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp lạ thường, cô thường nghĩ về người đàn ông mình gặp trên tàu.
Tháng 12, vài tháng sau cuộc phiêu lưu, Erickson trở lại Frankfurt một thời gian ngắn trên đường đến Ấn Độ vào dịp Giáng sinh. Cô có cuộc hội ngộ ngắn ngủi với Guldner.
Chàng kỹ sư tận dụng cơ hội đưa Erickson đi tham quan thành phố quê hương Munich. Chẳng bao lâu, Erickson lại khởi hành, cả hai tiếp tục trò chuyện qua email.
“Tôi ước mình có thể tham gia cùng cô ấy, nhưng tôi phải làm việc. Tôi chỉ mới bắt đầu sự nghiệp”, Guldner nói.
 |
Trên hành trình đi vòng quanh thế giới, Erickson gặp Guldner ở Australia. Họ dành 3 tuần để đi du lịch và tìm hiểu về nhau nhiều hơn. |
Guldner và Erickson tìm cách gặp nhau ở Australia, khi anh được mời tham dự một đám cưới ở Đài Loan (Trung Quốc). Hai người đã dành 3 tuần để khám phá đất nước này. Họ tận hưởng những chuyến đi bộ đường dài, cắm trại qua đêm dưới các vì sao, leo núi và tìm hiểu nhau nhiều hơn.
Sau đó, hai người tìm cách đoàn tụ ở New Zealand, nhưng như mọi khi, Guldner phải trở về Đức.
Khi chuyến đi vòng quanh thế giới của Erickson kết thúc vào năm 2001, cô quyết định ở lại New Zealand 6 tháng, làm việc liên quan đến đảm bảo an toàn cho các thợ lặn.
Năm 25 tuổi, Erickson cố gắng tìm hiểu điều cô muốn làm tiếp theo. Cô chưa bao giờ cảm thấy mình phù hợp với cuộc sống ở Mỹ, mà nghĩ về châu Âu và nước Đức nói riêng.
Sau cuộc gọi với Guldner, Erickson dọn đến sống cùng anh trong căn hộ nhỏ ở Munich. Cả hai đều hào hứng với bước tiến mới này, nhưng tính cách khác biệt của họ cũng dẫn đến những cuộc cãi vã. Tuy nhiên, họ không bao giờ nghĩ đến việc chia tay.
Tháng 9/2002, khoảng 1,5 năm kể từ khi Erickson chuyển đến Đức, Guldner bất ngờ cầu hôn bạn gái.
Đám cưới cổ tích
Tháng 8/2003, đám cưới của Erickson và Guldner diễn ra tại lâu đài cổ tích gần Coburg, miền Trung nước Đức. Bạn bè và gia đình của họ từ Đức, Mỹ và khắp nơi trên thế giới đến dự.
Guldner nhớ lại: “Chúng tôi đã dành ít nhất nửa năm để đi đến các lâu đài vào cuối tuần để tìm một nơi hoàn hảo”.
Trước đám cưới, hai người tự tay thiết kế nhẫn cưới cho nhau với dòng chữ: “Hai cuộc đời, một hành trình”.
Con gái của Erickson và Guldner chào đời một năm sau đó. Họ cân nhắc việc đặt tên con là Sophie, theo tên Sophie’s World -cuốn sách đưa họ đến với nhau trên con tàu. Cuối cùng, cái tên Lucia được chọn.
 |
Erickson và Guldner kết hôn tại Đức, sau 4 năm gặp gỡ, tìm hiểu nhau. |
Sau một thời gian sống ở Đức, gia đình Erickson và Guldner chuyển tới Mỹ sinh sống để tiện cho công việc.
Đó là trải nghiệm văn hóa thú vị bởi Erickson là người Mỹ nhưng chưa bao giờ thực sự sống ở quê hương khi trưởng thành. Trong khi đó, Guldner đã dành khoảng thời gian đáng kể những năm đôi mươi học ở đó.
Họ có thêm con trai Oliver và chuyển trở lại Đức sau vài năm.
Những năm gần đây, gia đình 4 người thích đi du lịch khắp thế giới cùng nhau. Erickson hiện là chuyên gia dinh dưỡng về ung thư còn Guldner vẫn là kỹ sư. Hai con của họ đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Năm nay, do dịch Covid-19 bùng phát, cặp vợ chồng không thể rời khỏi nước Đức.
Họ vẫn giữ liên lạc với nhiều người trên con tàu vào mùa hè năm 1999. Một đôi khác cũng gặp nhau trong chuyến đi đó và kết hôn, nhưng đã chia tay.
 |
Tổ ấm của Erickson và Guldner ở hiện tại. |
Erickson và Guldner đều cảm thấy khó tin khi họ đã ở bên nhau hơn 20 năm.
“Hồi đó, cả hai chúng tôi đều không nghĩ lâu dài và coi đó là cuộc phiêu lưu thú vị hơn”, Guldner nói.
Cả hai vẫn sống theo phương châm rằng "cuộc sống là cuộc hành trình" mà họ cam kết đồng hành cùng nhau.
Theo Zing

Giám đốc từng qua 'một lần đò' cưới vợ xinh sau 2 tháng hẹn hò
Vừa rời trường quay, cặp đôi nhanh chóng tổ chức buổi hẹn hò đầu tiên. Sau 2 tháng, hai người từng trải qua "một lần đò” quyết định đến với nhau khiến ai cũng bất ngờ.
" alt=""/>Cô gái yêu và cưới người tình cờ gặp trên tàu 22 năm trước

 |
Nước sạch về làng giúp bà con ổn định cuộc sống sinh hoạt và sản xuất |
2 năm, 20.000 dân hưởng 7 công trình “khơi nguồn nước sạch”
Cứ đến mùa khô, người dân tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các địa phương thiếu nước sạch lại sống trong lo âu khi tình trạng hạn hán quay trở lại. Lượng mưa ít cộng thêm thời tiết nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các sông suối, hồ thủy điện liên tục rơi vào tình trạng khan hiếm.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nước có sẵn ở địa phương do được xây dựng từ lâu hay bị hư hại trong thiên tai nay đã xuống cấp, hiệu suất hoạt động kém, gây không ít cản trở tới đời sống sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng của bà con nơi đây.
Là thương hiệu bia “đậm tình” luôn thấu hiểu và đồng hành cùng người dân miền Trung, từ năm 2019, Huda đã khởi động chương trình dài hạn mang tên “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương”, với mong muốn san sẻ bớt gánh nặng nước sạch với bà con các địa phương.
Sau hành trình 2 năm gặt hái nhiều thành công ngoài mong đợi, 7 công trình nước sạch lần lượt đi vào hoạt động đã đem lại những đổi thay rõ rệt cho đời sống của hơn 20.000 người dân miền Trung.
 |
Nước sạch về làng giúp người dân tăng gia sản xuất, đời sống kinh tế ngày một ổn định |
Khi địa phương đón nước sạch từ dự án của Huda, người dân nơi đây ai cũng vui mừng, phấn khởi vì từ nay sẽ không còn phải lo lắng, chắt chiu từng giọt nước như trước kia nữa.
Chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa (Quảng Trị) chia sẻ: “Có nước về thì chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn, mình có thể trồng thêm một số cây ăn quả như chôm chôm, vải thiều cho con cái”.
Với nguồn nước sạch đảm bảo, người dân cũng an tâm cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Bác Phạm Thành Tựu, người dân thuộc xã Mỹ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho hay: “Dự án về hỗ trợ, gia đình hết sức phấn khởi vì có nước chủ động quanh năm, tạo điều kiện đời sống vật chất ổn định, cải thiện sinh hoạt của từng gia đình, mức sống được nâng cao. Gia đình chúng tôi hết sức vui mừng”.
2021, ‘Khơi nguồn nước sạch’ về 5 tỉnh miền Trung
Trải qua hành trình 2 năm triển khai, chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” của thương hiệu bia “đậm tình” đã nhận được sự tham vấn, hỗ trợ của các chuyên gia, cùng sự đồng hành của chính quyền địa phương. Chương trình ngày càng được bà con trên khắp dải đất quê hương đón nhận và tin tưởng.
Năm 2021, Huda sẽ tiếp tục triển khai chương trình năm thứ 3 với những giải pháp thiết thực, kịp thời, kỳ vọng sẽ giúp thêm hàng ngàn hộ dân miền Trung cải thiện đời sống sinh hoạt và sản xuất, nhất là trong bối cảnh mùa khô hạn ở Trung bộ đang đến gần.
Thời gian thi công và lắp đặt công trình dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2021 tại các địa phương thiếu nước sạch của 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
 |
Chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” tiếp tục triển khai năm thứ 3, kỳ vọng giúp thêm hàng ngàn người dân tiếp cận nguồn nước mát lành |
Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển tại miền Trung, Huda tự hào là người con luôn đồng hành và sát cánh cùng sự phát triển bền vững của mảnh đất nghĩa tình thông qua nhiều hoạt động cộng đồng giàu ý nghĩa, đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống bà con.
Với các công trình và dự án nước sạch đã và đang đi vào hoạt động, thương hiệu bia “đậm tình” lại một lần nữa khẳng định sự thấu hiểu sâu sắc, tình cảm trân trọng và cam kết gắn bó lâu dài đối với sự phát triển giàu đẹp của quê hương miền Trung.
Huda là thương hiệu trực thuộc công ty TNHH bia Carlsberg Việt Nam, một thành viên của tập đoàn Carlsberg Đan Mạch. "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda thực hiện từ năm 2019, với mong muốn san sẻ gánh nặng thiếu nước sạch mà người dân miền Trung phải đối mặt hàng ngày. Trong 2 năm đầu triển khai, 7 dự án đã được hoàn thành giúp hơn 20,000 người dân miền Trung tiếp cận được nước sạch. Năm 2021, chương trình bước sang năm thứ 3 với thêm 5 dự án triển khai tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, kỳ vọng giúp thêm hàng ngàn người tiếp cận nước sạch, từ đó tạo điều kiện để bà con ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương", truy cập: https://carlsbergvietnam.vn/vi/csr/hudavimientrung/ |
Doãn Phong
" alt=""/>Huda đưa nước sạch về làng, dân miền Trung không ngại hạn mặn