iPhone X không có nút Home,ấtnútHomerồilàmsaođểchụpmànhìnhtrêtrực tiếp giá vàng hôm nay và vì thế nhiều fan táo khuyết không biết làm sao để có thể chụp ảnh màn hình.
Loạn giá iPhone 8 và iPhone X sắp về thị trường Việt Nam
iPhone X không có nút Home,ấtnútHomerồilàmsaođểchụpmànhìnhtrêtrực tiếp giá vàng hôm nay và vì thế nhiều fan táo khuyết không biết làm sao để có thể chụp ảnh màn hình.
Loạn giá iPhone 8 và iPhone X sắp về thị trường Việt Nam
Chỉ dẫn địa lý “Sơn La” cho sản phẩm cà phê được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý số 00056 ngày 05/7/2017.
Đây là sản phẩm thứ 3 của tỉnh sau chè Shan tuyết Mộc Châu và xoài tròn Yên Châu được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đưa Sơn Là trở thành một trong những địa phương có nhiều chỉ dẫn địa lý nhất cả nước.
![]() |
Ông Đinh Hữu Phí trao Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La cho lãnh đạo tỉnh Sơn La. |
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - cho rằng sản phẩm cà phê Sơn La được công nhận chỉ dẫn địa lý là sự ghi nhận của Nhà nước đối với một sản phẩm đặc sản của tỉnh, là cơ sở giúp doanh nghiệp, người dân bảo vệ và phát triển những giá trị về chất lượng, nguồn gốc, góp phần nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường cho sản phẩm cà phê đặc sản của tỉnh Sơn La.
“Tuy vậy, đây chỉ là bước khởi đầu, vì vậy hoạt động quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La cần được quan tâm đẩy mạnh và tập trung hỗ trợ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần xem xét để có những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn lực để quản lý các chỉ dẫn địa lý nói chung và chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La nói riêng một cách hiệu quả nhằm phát huy được hết giá trị của chỉ dẫn địa lý” - ông Đinh Hữu Phí nói.
Ông Cầm Ngọc Minh – Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết sau 20 năm đầu tư phát triển cây cà phê, mặc dù trải qua những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, sương muối, biến động của thị trường, nhưng với sự quyết tâm của tỉnh, nỗ lực của các ngành chức năng và người dân, vùng cà phê của tỉnh ta đã phát triển thành vùng khá tập trung.
“Cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một bộ phận người dân trồng cà phê không những xoá được đói, giảm được nghèo, mà còn vươn lên giàu có, nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/ hộ/ năm” - ông Cầm Ngọc Minh nhấn mạnh.
Được biết, định hướng phát triển cây cà phê Sơn La đến 2020 là tiếp tục tập trung điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng quy mô diện tích một cách hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến; xây dựng xuất xứ nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.
![]() |
Người dân trồng cà phê ở Sơn La. |
Cà phê “Sơn La” có lịch sử nguồn gốc từ năm 1945, khi người dân địa phương xin về trồng tại vườn nhà, sau đó được chuyển lên trồng ở các sườn đồi. Trải qua hơn 70 năm hình thành, phát triển đến nay cà phê Sơn La trở thành một đặc sản của Sơn La và từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, tính đến tháng 9/2017, diện tích cà phê Arabica toàn tỉnh đạt 12.696 ha, với sản lượng khoảng trên 10.000 tấn, đứng thứ 2 trong các địa phương trồng cà phê Arabica (cà phê chè) của Việt Nam.
Trên 90% tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung tại thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu. Sản phẩm cà phê nhân của Sơn La đã được xuất khẩu đến Mỹ, EU, Nhật Bản và một số nước khác.
Thu Hiền
" alt=""/>Công bố chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê Sơn LaTại buổi lễ, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC bày tỏ: “CMC cũng đã có nhiều sản phẩm CNTT đạt danh hiệu này trong suốt lịch sử của giải thưởng. Năm nay, chúng tôi tự hào đóng góp sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây - CMC Cloud. CMC tự hào là công ty tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây, một trong những công nghệ “hạt nhân” quan trọng của cách mạng công nghệ 4.0. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng của sản phẩm, để ngày một phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, tạo ra giá trị hữu ích cho khách hàng, đúng với mục đích tôn chỉ của chương trình Vietnam Value”.
CMC Cloud được CMC Telecom - công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng công nghệ mở ứng dụng Infrastructure as Code. Đây cũng là công nghệ tiên tiến được Microsoft, AWS, IBM và Google sử dụng.
Toàn bộ hệ thống vật lý được đầu tư thiết bị hiện đại hàng đầu từ Dell, IBM Power; đặt tại 3 Data Center đạt chuẩn Tier III của CMC Telecom với chứng chỉ bảo mật PCI DSS.
Một "local Cloud" như CMC Cloud nắm nhiều lợi thế riêng, đó là sự thấu hiểu "khẩu vị" của doanh nghiệp nội địa. Đại diện CMC Telecom đánh giá, doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ trong nước sẽ được đảm bảo, dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng, dễ dàng hỗ trợ và được hỗ trợ 24/7. Hơn nữa, ưu thế của doanh nghiệp trong nước như CMC Telecom là có hạ tầng gần với khách hàng để xử lý nhanh, giảm tối đa độ trễ.
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc sáng tạo của CMC Telecom chia sẻ: "Nhận thấy xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây từ nhiều năm trước, CMC Telecom đã nhanh chóng đón đầu và phát triển CMC Cloud - một hệ sinh thái mở, hỗ trợ kết nối linh động đa nền tảng cho doanh nghiệp Việt. Các giải thưởng CMC Cloud giành được là sự ghi nhận của các tổ chức trong nước và quốc tế đối với nỗ lực sáng tạo, thế mạnh về công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh nổi bật của CMC Telecom trên thị trường. Đồng thời điều này khẳng định định hướng phát triển đúng đắn và vị trí tiên phong về dịch vụ Cloud của CMC Telecom trong thời gian qua".
Thúy Ngà
" alt=""/>Nền tảng Cloud của CMC nhận giải Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022Lại thêm một mất mát lớn của văn chương Việt Nam, sau sự ra đi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 2 năm trước, hay nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang gần đây. Họ là những nhà văn trong số hàng đầu của văn chương Việt Nam thế kỷ XX .
Nhà văn Lê Lựu sinh ở Khoái Châu, Hưng Yên, gốc nông dân, gốc lính ngay từ khi còn rất trẻ đã có những tác phẩm được coi là kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh như truyện ngắn Người cầm súng(1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976).
Nhưng khẳng định vị trí vững chắc của Lê Lựu trên văn đàn Việt Nam phải là bộ ba tiểu thuyết Chuyện làng Cuội(1991), Sóng ở đáy sông(1994) và nhất là Thời xa vắng (1986) - "một cuốn phim đời mang dấu ấn đau thương của thời đại", theo cách gọi của nhà văn Phạm Ngọc Tiến.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đánh giá, với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng củaThời xa vắng đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954.
Thời xa vắng là cuốn sách ông "viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời". Thời xa vắng cũng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên, trong đó diễn viên Ngô Thế Quân thủ vai Sài.
Những người cùng sống với ông ở nhà số 4 Lý Nam Đế (Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ) cho rằng cuộc đời thật của Lê Lựu còn sinh động, còn đau khổ gấp nhiều lần nhân vật Giang Minh Sài của ông.
Lê Lựu từng có thời gian sang học ở Nga và cũng là nhà văn cựu chiến binh Việt Nam đầu tiên đi Mỹ để nói chuyện văn chương cùng những cựu binh Mỹ năm 1988, theo lời mời từ phía Mỹ. Văn chương của ông ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội, đến đồng nghiệp, đến người cầm bút trẻ và đặc biệt được đón nhận từ người đọc. Tên nhân vật Giang Minh Sài, một thời được đồng nghiệp gán cho ông: Ông Sài, nhưng cũng nhiều người ở nông thôn được gọi là Sài, là Núi. NSƯT Xuân Bắc (thủ vai Núi trong Sóng ở đáy sông) cũng được gọi là Núi hồi phim đang chiếu.
Khi đất nước vừa mở cửa, ông cũng là người tiên phong thành lập Trung tâm Văn hóa doanh nhân. Ông không là doanh nhân nhưng hiểu doanh nhân cần gì. Họ có đời sống kinh tế khá giả nhưng họ thích và muốn có thêm hiểu biết và giao lưu văn hóa...
Có lần do công việc, chúng tôi gặp nhau ở TP.HCM. Tôi mời ông và Trần Đăng Khoa đi ăn tối. Ông bảo, có 3 thôi à? Rủ thêm ai nữa đi. Tôi hỏi: Em muốn mời chị Trà Giang được không ạ? - Ôi giời, thế thì còn gì bằng.
Tháng trước đó tôi vừa đến nhà chị, xem tranh chị vẽ. Chị dạo ấy mới học nhưng đã vẽ nhiều tranh, có bức rất sinh động, cảm xúc màu của chị rất tốt... Tôi gọi điện, nói với NSND Trà Giang rằng: Em mời chị, có nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng đi ạ. Trà Giang bảo:Chị ăn rồi nhưng chị sẽ đi cùng mọi người cho vui.
Chị Trà Giang tới, chị gầy so với trước nhưng vẫn vô cùng xinh đẹp. Lê Lựu có vẻ xúc động, bối rối. Trà Giang, sang trọng và kiều diễm, ăn nói nhỏ nhẹ. Lê Lựu ngày thường hóm hỉnh và hay nói hôm nay bỗng rụt rè.
Trà Giang nhạy cảm, hiểu cái lúng túng của người lần đầu gặp chị. Chị tìm cách xóa đi sự căng thẳng đó nên cười nói tự nhiên, chân thành và giản dị. Nhưng Lê Lựu thì vẫn bối rối.
Chúng tôi đi bộ trên đường Phạm Ngọc Thạch. Đến ngõ 47, ngõ nhà Trịnh Công Sơn, Lê Lựu nghe tôi nói thế thì bảo vào thắp hương cho nhạc sĩ. Trở ra, tôi sợ Lê Lựu đói, bảo rẽ vào quán gần đó nhưng ông gạt đi vì nghe Trà Giang ăn rồi. Thấy hàng ngô luộc, ông mua 4 bắp, đưa mỗi người một bắp...
Chân thật đến đáy như vậy đấy, là Lê Lựu.
Lúc này, khi nghe tin ông vừa rời cõi thế, bỗng nhớ văn chương của ông và nhớ cái cảnh 4 người chúng tôi đi trên đường phố hoa lệ cầm 4 cái ngô. Anh "Sài" ăn ngon lành, xong, thấy chị Trà Giang vẫn cầm bắp ngô, anh đấm đấm vào vai chị: Chê à?
Mộc mạc, thật thà, nông dân chính hiệu thế mà văn thì hay búa bổ. Đấy là Lê Lựu. Tiễn ông và nhớ thương vô cùng.
Hôm nay 10/11/2022, ngày tiễn nhà văn Lê Lựu, NSND Trà Giang đang ở Hà Nội dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội. Chị vừa nhắn tin, hỏi tôi còn nhớ kỷ niệm đó không.
Nhà văn Trần Thị Trường
" alt=""/>Nhớ câu hỏi hài hước 'chê à' của Lê Lựu với Trà Giang