Siêu xe hiện đại giá vài triệu đô cũng đủ làm người nghe trầm trồ, nhưng xe hơi cổ lại có nhiều chiếc chạm đến mức giá trên vài chục triệu đô. Nhưng điều gì lại làm chúng có giá đến vậy?
Bugatti Type 57SC Atlantic Coupe 1938 - một trong những chiếc xe "kỳ cục", đặc biệt và đắt nhất trên thế giới với trị giá 40 triệu USD.
Bugatti Type 57SC Atlantic Coupe 1938 là một bước tiến lớn vào thời điểm ra đời nó mang phong cách thiết kế thanh lịch đầy nghệ thuật, xe được trang bị động cơ siêu nạp 8 xi-lanh kết hợp với hộp số sàn 4 cấp, công suất 210 mã lực. Khả năng tăng tốc lên 100 km/h sau gần 10 giây, tốc độ tối đa 200 km/h. Hiện chúng chỉ còn 4 chiếc nguyên bản duy nhất trên thế giới.
Đây là chiếc Ferrari 250 GTO Berlinetta đời 1962, nó được bán với mức giá ngất ngưởng là 38.115.000 USD. Đây là chiếc xe được sản xuất để tham dự Giải vô địch GT thế giới năm 1963 (1963 FIA World GT Championships) và giành chiến thắng tại giải này cũng như tại sự kiện được tổ chức năm sau. Chỉ có duy nhất 39 xe được sản xuất và đây là một trong những xe còn được giữ gìn nguyên vẹn và có bề dày thành tích nhất với dòng xe này
Chiếc Ferrari 275 GTB/4 NART Spider trên có giá bán kỷ lục 27.500.000 USD, là 1 trong 10 chiếc duy nhất còn lại của dòng xe này trên thế giới. Đây là chiếc xe đã xuất hiện cùng Steve McQueen trong tác phẩm điện ảnh The Thomas Crown Affair…
Xe hơi cổ mắc vì chúng được sản xuất với số lượng có giới hạn chỉ vài chục chiếc cho một dòng xe và không phải tất cả những chiếc được sản xuất đều vẫn còn tồn tại. “Xe càng lâu đời thì chúng càng mắc”, điều đó là đúng nhưng vẫn chưa đủ, điều tạo nên giá trị cho chúng chính là sự “nguyên bản” và tình trạng vận hành. Độ nguyên bản và tình trạng vận hành càng tốt thì giá của xe càng cao.
Xe còn nguyên bản nghĩa là vẫn còn giữ được lớp sơn như khi nó mới được tạo ra, mọi bộ phận từ con ốc nhỏ nhất cũng phải được toàn nguyên, cả động cơ cũng vậy, nó phải giữ nguyên tất cả những gì thuộc về nó. Không còn gì là cổ nữa cả khi chúng là những đứa “con lai”, một lớp sơn mới nhoáng không vết trầy xước, động cơ được thay thế, chạy ngon lành nhưng như vậy tính nguyên bản bị mất đi trừ khung xe… tuy tốt và đẹp nhưng không quý.
Giá của một chiếc xe cổ có thể được thay đổi do câu chuyện gắn liền với nó. Nhiều chiếc xe hơi cổ được thay đổi giá bán ngay giờ phút chót do chủ sở hữu là một nhân vật nổi tiếng. Chiếc Mercedes W196 đời 1954 số 00006 được bán với mức giá kỷ lục là 29.600.000 USD. Đây chính là chiếc xe đua đã từng giúp tay đua huyền thoại F1 Juan Manual Fangio mang lại chiến thắng giải đua công thức 1 đầu tiên cho hãng Mercedes tại Grand Prix Đức năm 1954.
Cũng cùng năm đó, tay đua 5 lần vô địch F1 và chiếc xe đăng quang ở giải đua Grand Prix Thụy Sỹ. Vẫn còn giữ nguyên những vết trầy xước, Mercedes W196 R 1954 mang một số công nghệ tiên tiến ở thời điểm ra đời như hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp, khung gầm dạng ống, phanh ở 4 góc, truyền động van Desmodromic.
Hay chiếc Mercedes-Benz 540K Special Roadster đời 1936 được bán với mức giá 11.770.000 USD. Đây là chiếc xe hiếm hoi nằm trong top 10 xe được bán đấu giá cao nhất thế giới tính cho đến thời điểm hiện tại mà không phải một sản phẩm mang thương hiệu xe đua của Ferrari. Chiếc xe Mercedes-Benz 540K Special Roadster đẹp tuyệt vời này là xe được đặt hàng riêng với những chi tiết biến tấu vô cùng độc đáo.
Một điều thú vị đáng chú ý theo báo cáo của Công ty tư vấn Knight Frank trong năm 2014 thì thị trường xe hơi cổ tăng vọt giá trị hơn 500% chỉ trong 10 năm qua. Trước tình trạng kinh tế bất ổn nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư vào xe hơi cổ là một quyết định khá thông minh của nhiều triệu phú.
Bởi vốn dĩ chúng hầu như không bao giờ rớt giá, vậy xe cổ không chỉ trở thành thú vui sưu tầm mà nay còn là một món đồ tốt để kinh doanh. Nhiều ý kiến chủ quan cho rằng việc kinh doanh xe như vậy làm mất đi giá trị của chiếc xe, nhưng thực tế giá trị chúng vẫn nguyên vẹn.
Xe hơi cổ đẹp và giá trị, nó khẳng định từng bước tiến phát triển của khoa học công nghệ, đánh dấu những cột mốc quan trọng trên những chặng đường chúng đi qua, đó là lý do vì sao chúng vẫn luôn được giữ gìn hay thậm chí là “tôn thờ”.
(Theo Duyên Dáng Việt Nam)
" alt=""/>Những chiếc xế cổ giá triệu đôTừ hôm nay, "Thuyền trưởng VNPT" Trần Mạnh Hùng về nghỉ theo chế độ.
Ngày 6/8/2013, Bộ TT&TT bổ nhiệm ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Viễn thông Hà Nội phụ trách chức vụ Tổng giám đốc VNPT, Đây là quyết định đầy ngỡ ngàng khi VNPT đột ngột thay lãnh đạo giữa dòng. Thời điểm đó, ông Trần Mạnh Hùng được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc nhất của VNPT và được giới truyền thông nhận định là con người có tính cách cởi mở và có tầm nhìn. Ông Trần Mạnh Hùng cũng được các đối thủ của VNPT đánh giá cao. Với quyết định này, rất nhiều người tỏ ra tin tưởng rằng ông Trần Mạnh Hùng sẽ chèo lái được "con thuyền" VNPT đang được cho là cồng kềnh và kém hiệu quả. Việc bổ nhiệm nhân sự mới diễn ra trước thời điểm trình phương án tái cơ cấu VNPT.
Phát biểu tại lễ bàn giao lúc đó, ông Trần Mạnh Hùng cho biết, tình hình sản xuất của VNPT không được thuận lợi. Tuy nhiên, theo ông Trần Mạnh Hùng, cách làm của người đi sau kiểu "bắn đại bác vào quá khứ" không phải là cách làm thông minh mà phải kế thừa những mặt tích cực phát huy lên mức cao hơn nữa để đáp ứng được việc cạnh tranh trên thị trường.
Sau khi được giao phụ trách chức vụ Tổng giám đốc VNPT, ông Trần Mạnh Hùng đưa ra chiến lược của VNPT gồm 6 chữ: “Chuyên biệt, khác biệt và hiệu quả”. Trong bài phát biểu lên dây cót tinh thần cho nhân viên VNPT để bước sang giai đoạn mới, ông Hùng đã thẳng thắn: “Đa số các đơn vị khi tổng kết ít nói đến những tồn tại của mình, cùng lắm chỉ nói đến bài học kinh nghiệm chứ không nói đến tồn tại. Các cụ xưa nói: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Nhưng chúng ta cũng phải thay đổi cách suy nghĩ: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa không đậy lại”. Chúng ta phải nói đến cái xấu để sửa mình. Nếu có bệnh, nhưng không nói thì khó sửa. Người có bệnh nhưng vẫn nói khỏe thì rất khó chữa. Khi nói đến tồn tại thì sẽ có giải pháp khắc phục”.
Với vai trò của mình, ông Trần Mạnh Hùng đã thổi được luồng gió mới vào những người trong VNPT, khiến họ vững tin và không tự ti trước các đối thủ để có thể cạnh tranh.
" alt=""/>Từ hôm nay, 'Thuyền trưởng VNPT' Trần Mạnh Hùng về nghỉ theo chế độ![]() Đây là loại Honda ST1300, dung tích xi lanh 1.261 cm3, sản xuất tại Mỹ. Kích thước cơ bản của xe: dài 2.282 mm, rộng 935 mm, cao 1.332 mm. Chiều cao yên của xe đạt mức 790 mm và trọng lượng 286 kg. Xe này có giá bán tại thị trường nước ngoài khoảng 18.000 USD (gần 380 triệu đồng). Tuy nhiên, theo giới thạo xe, khi về đến Việt Nam, xe này có giá khoảng gần 800 triệu đồng (chưa kể các phụ tùng chuyên dụng lắp thêm). Honda ST1300 ABS là môtô phân khối lớn thuộc dòng Sport Touring. Giới chơi môtô gọi xe này là “quái vật đường trường”. Xe sử dụng động cơ V4 với 4 van trên mỗi xilanh xếp hình chữ V, DOHC, hộp số 5 cấp. Hệ thống làm mát của xe bằng chất lỏng, phun xăng điện tử, sản sinh công suất tối đa 117 mã lực tại vòng tua 8.000 vòng/phút. Hệ thống phanh với công nghệ chống bó cứng (ABS). Để phục vụ cho nhiệm vụ dẫn đường, dàn xe này được lắp thêm còi hú chuyên dụng. Bộ đèn quay ở mũi. |
Hai ống xả hầm hố. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Dàn môtô đặc chủng phân khối lớn của cảnh sát Đà Nẵng