Theo người đứng đầu Sở VHTT, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám đang phải đối mặt với sự xâm lấn, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của một số người dân. Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị cảnh quan, môi trường, kiến trúc, đến hoạt động thu hút khách du lịch.
![]() |
Hồ Văn trên phố Quốc Tử Giám, trước cửa khu di tích Văn Miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy đường. Đây vốn là một bộ phận trong công trình kiến trúc chung của Văn Miếu - Quốc tử Giám. Ảnh: Zing |
Vụ việc được phát hiện là vào ngày 13/9. Một số người dân lén lút chở vật liệu xây dựng vào gò Kim Châu-Hồ Văn để xây dựng không phép điện thờ. Dù đã bị nhắc nhở nhưng tới đêm 13/9 một số người dân còn tổ chức hô thần nhập tượng, nhảy đồng tại đây.
Sau khi phát hiện sự việc, Sở thông báo và đề nghị UBND quận Đống Đa giúp đỡ và xử lý. "Thực trạng này xảy ra do một phần do lịch sử để lại, chúng tôi đã gửi văn bản chờ UBND Thành Phố Hà Nội có ý kiến chỉ đạo", ông Động cho biết.
Phóng viên đã đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, liên hệ với ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc trung tâm VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám để được tiếp cận với hiện trường. Tuy nhiên, ông Kiêu cho biết hiện khu vực này đã được phong toả, "cửa đóng then cài" nên không thể vào được.
"Trước đây, tại gò Kim Châu đã tồn tại một bát hương thờ, do cụ Hội - một người dân sống gần đó lập ra hương khói cho những người từng chết đuối tại đây được siêu thoát. Ngày rằm mùng một cụ ra đó để thắp hương, tiện dọn dẹp cho sạch sẽ. Cụ Hội không có hoạt động gì thể hiện mê tín dị đoan. Mỗi khi ra thắp hương đều xin phép Ban quản lý", ông Kiêu chia sẻ.
Ông Kiêu cũng cho biết, UBND đã thành phố Hà Nội có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt dẹp tình trạng xâm lấn di tích, lén lút xây miếu thờ tại gò Kim Châu trong Hồ Văn, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong tuần tới, các ban ngành sẽ làm việc để làm rõ sự việc này và sẽ có kết quả thông báo với cơ quan báo chí trong thời gian sớm nhất.
T.Lê
" alt=""/>Văn Miếu bị xâm phạm: Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám bị xâm phạmPickleball là môn thể thao đang tạo nên trào lưu mới (Ảnh: Getty).
Pickleball vốn là môn thể thao cường độ vừa phải, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, các chuyển động nhanh, thay đổi đột ngột khi chơi có thể tạo áp lực lớn lên hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người đã có tiền sử bệnh lý. Vào mùa đông, nhất là trời tối thời tiết lạnh giá càng làm tăng nguy cơ này.
BS Mạnh cũng phân tích nguyên nhân có thể gây đột quỵ khi chơi pickleball:
- Tăng huyết áp đột ngột: Các pha bóng yêu cầu di chuyển nhanh hoặc thực hiện động tác bất ngờ có thể gây tăng huyết áp đột ngột, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người không thường xuyên vận động.
- Thiếu máu não tạm thời (TIA): Khi vận động mạnh, nếu máu không được cung cấp đủ cho não, tình trạng thiếu máu não tạm thời có thể xảy ra, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Tăng nguy cơ do thời tiết lạnh: Trời rét, đặc biệt vào buổi tối, khiến mạch máu dễ co thắt, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hoặc vỡ mạch. Người chơi pickleball ngoài trời trong điều kiện thời tiết lạnh, không khởi động kỹ hoặc không giữ ấm, dễ bị tác động bởi yếu tố này.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm cần đặc biệt chú ý
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Đột quỵ không xảy ra bất ngờ mà thường có những dấu hiệu cảnh báo sớm. Theo BS Mạnh, người chơi cần lưu ý các cảnh báo đỏ sau:
- Chóng mặt, mất thăng bằng: Đột ngột cảm thấy đầu óc quay cuồng, không thể đứng vững.
- Đau đầu dữ dội: Cơn đau đến đột ngột, kéo dài, có thể kèm buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Yếu hoặc tê một bên cơ thể: Mất cảm giác hoặc không thể điều khiển tay, chân, thường chỉ ở một bên.
- Khó nói hoặc nói lắp: Cảm thấy môi lưỡi cứng, không thể nói rõ ràng.
- Mờ mắt hoặc mất thị lực: Thị lực giảm đột ngột hoặc mất tạm thời, thường ở một bên mắt.
"Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, cần dừng ngay hoạt động và yêu cầu hỗ trợ y tế", chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo BS Mạnh, nhiều người trẻ chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, lối sống thiếu vận động, căng thẳng, chế độ ăn không lành mạnh cũng khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa.
Pickleball tuy không phải môn thể thao nặng, nhưng với những ai chưa quen vận động hoặc có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nguy cơ vẫn hiện hữu.
"Đột quỵ không chỉ là câu chuyện của người già. Bất kỳ ai cũng cần lắng nghe cơ thể và nhận diện các nguy cơ để phòng ngừa tốt nhất", BS Mạnh chia sẻ.
Khuyến cáo để chơi thể thao an toàn trong mùa đông
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ khi chơi thể thao nói chung, pickleball nói riêng, đặc biệt vào những ngày trời lạnh, BS Mạnh khuyến cáo:
- Khởi động nhẹ nhàng trong ít nhất 10-15 phút để làm nóng cơ thể, giúp mạch máu giãn nở và giảm nguy cơ co thắt khi vận động.
- Khi chơi pickleball ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối, người chơi cần mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm cổ, tay và chân. Có thể sử dụng quần áo thể thao giữ nhiệt để hỗ trợ.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường hoặc người lớn tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chơi thể thao. Nên đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Pickleball là môn thể thao giải trí, không nên gắng sức. Hãy nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc khó thở.
- Tránh chơi vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu có thể, hãy chọn chơi vào ban ngày hoặc trong nhà có điều kiện nhiệt độ ổn định.
- Tránh mất nước và đảm bảo cơ thể không bị lạnh từ bên trong. Nước ấm giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
" alt=""/>Vụ đột quỵ khi chơi pickleball: Bác sĩ cảnh báo 3 nguy cơ giấu mặt