Theo báo cáo của Accenture và Girls Who Code, có tới hơn 50% phụ nữ làm trong ngành công nghệ được khảo sát từ bỏ công việc của mình trước tuổi 35. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với các ngành khác.
Những số liệu trên cho thấy trong lĩnh vực công nghệ, tình trạng bất bình đẳng về giới vẫn diễn ra khá trầm trọng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty có sự đa dạng về lực lượng lao động sẽ hoạt động sáng tạo và hiệu quả hơn.
Có nhiều rào cản đối với phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ như ít có cơ hội thăng tiến so với đồng nghiệp nam hay tác động của văn hóa làm thêm giờ,...
Xuất thân từ một kỹ sư phần mềm, bà Nguyễn Trần Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu (Tổng Công ty Viễn thông Viettel) cho rằng, rào cản của phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ còn đến từ sự thiếu tin tưởng của cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nam giới.
“Đây cũng là lý do tôi quyết định mang WiD về Việt Nam để lan tỏa thông điệp về việc trao quyền, trao cơ hội nhiều hơn cho những người phụ nữ làm công nghệ, giúp họ tự tin hơn trong con đường nghiên cứu chuyên sâu của mình”, bà Nguyễn Trần Ngọc Linh chia sẻ.
Tại hội thảo Women in Data Science 2023, các chuyên gia đã đưa ra nhiều định hướng giúp các bạn nữ nắm bắt được những xu hướng mới trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình; đồng thời cổ vũ, khơi gợi và tiếp thêm niềm tin cho họ trong việc theo đuổi ngành khoa học dữ liệu.
Cuối chương trình là lễ trao giải cho các đội thi Việt Nam tham dự WiDS Datathon 2023 - cuộc thi thường niên do WiDS tổ chức. Năm nay, WiDS Datathon 2023 thu hút hơn 600 đội tham gia.
Trong số này, đội thi đến từ trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội với 4 thành viên gồm: Trần Thuỳ Dương (SN 2003), Trần Văn Đức (SN 2002), Nguyễn Thái Bình (SN 2000) và Trần Thùy Dung (SN 2003) đã xếp hạng 13, lọt top 2% thế giới.
Theo Shanghaiist, cầm theo một chiếc ô, cậu bé nhảy từ ban công tầng 5 của căn hộ đang sinh sống tại thành phố Changsha, tỉnh Hồ Nam xuống đất.
Thật không may, đời thực không giống phim nên cậu bé rơi thẳng xuống đất gãy xương, gồm cả xương mác phải.
![]() |
(Ảnh: Shanghaiist) |
Trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc cho rằng không phải truyền hình làm cậu bé gặp nạn. “Phim hoạt hình không phải vấn đề. Chính cha mẹ mới là vấn đề”. Một người khác bình luận “cậu bé mới 6 tuổi và cha mẹ đã để con ở nhà một mình”.
Lê Nguyễn
" alt=""/>Học theo phim, bé trai cầm ô nhảy từ tầng 5 xuống đấtChồng tôi làm kiến trúc sư, thu nhập khá, mỗi tháng trừ các khoản chi tiêu anh cũng để dành được 30 triệu.
Ngày mới cưới, anh công khai số tiền kiếm được nhưng thẳng thắn trao đổi, anh sẽ quản lý số tiền đó, lo việc đại sự. Mỗi tháng chồng sẽ đóng 5 triệu lo chi phí sinh hoạt gia đình cùng vợ.
Khi chồng đề nghị như vậy, tôi gật đầu ủng hộ. Dù sao, tôi là người độc lập về kinh tế, lương lậu cũng vào dạng cao.
Căn nhà hai vợ chồng ở là chúng tôi tự góp tiền mua, sửa chữa. Chồng tôi tính tình hơi khô khan, quyết đoán nhưng bù lại rất quan tâm, chiều chuộng vợ.
Do hai quê ở xa, cách Hà Nội khoảng 300 km, ngay từ đầu tháng 12 âm, chồng tôi đã tính toán sẽ mua quà về biếu hai bên nội, ngoại sớm. Cận Tết đỡ cập rập.
Tôi hăm hở lên danh sách mua sắm quà, đưa chồng xem. Tôi dự tính ngoài khoản tiền biếu mỗi bên 5 triệu, sẽ mua thêm bánh kẹo, bia, nước ngọt và một số thực phẩm nhập ngoại khác.
Chồng cầm bảng danh sách, lướt qua rồi bất ngờ gạt phắt đi. Anh nói, việc của tôi là dưỡng thai, anh sẽ tự sắp xếp.
Tôi nghe chồng bảo vậy, rất tin tưởng, bởi anh thường chỉn chu, kỹ tính trong mọi việc, chắc chắn sẽ làm ổn thỏa hơn vợ.
Một hôm, tôi đi làm về sớm, thấy chồng bê từ ô tô vào nhà thùng lớn, thùng bé bánh kẹo, hồng sâm, yến sào... Trong đó có cả nồi cơm điện Nhật xịn và 2 chai rượu ngoại. Chồng cho biết đó là quà biếu Tết nhà nội.
Nhìn hóa đơn mua hàng anh để trên bàn, tôi cầm lên đọc, số tiền anh mua sắm quà cáp lên tới hơn 20 triệu đồng.
Thấy chồng chu đáo, mua cho mẹ chiếc áo len, khăn quàng cổ, mấy đứa cháu ở nhà vài bộ quần áo mới, tôi rất vui. Tôi nghĩ bụng, kiểu gì chồng cũng mua biếu bên ngoại tươm tất như thế.
Chồng còn thông báo, nhà nội dưới quê mới sơn lại, anh sẽ gửi thêm cho bố mẹ 20 triệu. Tất nhiên tôi vui vẻ đồng tình.
Tôi cho rằng, con cái làm ăn khá giả, việc chăm sóc, phụng dưỡng như vậy là việc cần làm.
Trước ngày về, chồng kiểm đi, kiểm lại số quà của nhà nội, ghi tên, đánh dấu ngoài thùng.
Thế nhưng, tôi vẫn chưa thấy anh đả động gì đến việc mua sắm cho nhà ngoại. Tôi sợ chồng bận rộn nên quên, liền nhắc nhở. Chồng bảo tôi đừng lo, anh đã chuẩn bị xomg.
Lúc này tôi choáng váng khi thấy anh rút chai rượu vang giá 200 nghìn đồng và một hộp đựng 6 quả lê Hàn Quốc đặt lên bàn.
Chồng còn cho biết, mới được nhận phong bì 3 triệu cảm ơn của gia đình anh thi công nội thất. Chồng nói, sẽ biếu bố mẹ vợ số tiền đó.
Tôi tỏ ý không hài lòng vì cách ứng xử của chồng. Chồng tôi giải thích, bố mẹ sinh được mỗi cậu con trai, mất bao nhiêu công chăm sóc, nuôi dưỡng anh thành tài. Giờ hai người già yếu, ở một mình, anh càng phải bù đắp.
Trong khi đó nhà vợ, ông bà ngoại đều là cán bộ về hưu, lương hàng tháng chi tiêu thoải mái. Con cái đông, lại thành đạt, nhất là anh cả tôi đang làm giám đốc một xí nghiệp lớn, tiền bạc không thiếu.
Theo chồng, bố mẹ tôi quá thừa mứa vật chất, không cần phải biếu xén nhiều.
Nghe anh nói mà tôi tức nghẹn. Tôi không có ý tính toán thiệt hơn với nhà chồng nhưng quả thực, cư xử của anh làm tôi thất vọng tràn trề.
Bố mẹ nào chẳng vất vả nuôi dạy con nên tôi cho rằng việc biếu Tết là phải công bằng. Không thể một bên thì quà cáp trĩu tay một bên thì xuề xòa được.
Tôi giận dữ, lớn tiếng nói sẽ tự mua đồ biếu bố mẹ mình. Chồng tôi chẳng vừa, thể hiện thái độ thô lỗ, ném vỡ tan chai rượu. Từ hôm đó đến nay, hai vợ chồng vẫn chiến tranh lạnh.
Theo độc giả, có phải tôi đã hẹp hòi, ích kỷ quá không? Xin hãy cho tôi lời khuyên?
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Biếu Tết: Vợ nổi đóa thấy chai rượu chồng mua biếu Tết bố vợ