Trận siêu quyền anh thống nhất các vô địch hạng nặng boxing đã sắp diễn ra, tay đấm Anthony Joshua (AJ) sẽ đối đầu với một Joseph Parker. Một kẻ đang thống trị 3 danh hiệu WBA, IBF, IBO còn một gã "bặm trợn" đang nắm trong tay danh hiệu WBO danh giá.
Cuộc đấu của những vị vua của làng quyền Anh. Trước trận đấu này, một kẻ trị vì danh hiệu WBC hạng nặng - Deontay Wilder tiếp tục thách thức trực tiếp Anthony Joshua. Anh khẳng định vị thế của bản thân khi anh bảo vệ danh hiệu danh hiệu hoành tráng lần thứ 7 với chiến thắng KO Luis Ortiz. Một chiến thắng nữa để tiếp tục làm người hâm mộ rằng ai sẽ kế vị Hoàng đế của làng quyền anh.
" alt=""/>0h đêm nay, Thể thao TV trực tiếp trận siêu quyền anh hạng nặngHội thảo quản trị tháng 4/2018 với chủ đề “Mật mã BFR Bài học từ đất nước Malaysia” vừa được Viện Quản trị Kinh doanh FSB - Đại học FPT tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo quản trị là hoạt động được tổ chức định kỳ hàng tháng với mục đích tạo cơ hội cho các học viên MBA, MiniMBA của Viện FSB và các thành viên Cộng đồng Doanh nhân Fbiz gặp gỡ những người thầy lớn, học được những bài học lớn.
Thu hút sự tham gia của hơn 100 nhà quản lý đến từ nhiều doanh nghiệp khách nhau trong cộng đồng doanh nhân F.Biz, hội thảo quản trị tháng 4 của Viện FSB do Chủ tịch FPT Trương Gia Bình làm diễn giả đề cập đến một chủ đề hoàn toàn mới - phương pháp quản trị BFR (Big Fast Results) đã được Malaysia áp dụng thành công.
Chia sẻ về câu chuyện đổi mới của Malaysia - đất nước đang đứng thứ 23 trên thế giới về GCI (chỉ số cạnh tranh toàn cầu) trong khi 9 năm về trước họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và khủng hoảng. Câu chuyện của ông Bình chia sẻ xoay quanh mật mã “BFR” mà tác giả của nó đã “tiết lộ” với ông trong một chuyến công tác tại Malaysia.
Ông Bình cho hay, 9 năm về trước, khi Malaysia đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, dân chúng mất niềm tin, vấn nạn tham nhũng, tắc đường diễn ra liên miên đe dọa sự phát triển của đất nước thì một người bạn của Thủ tướng Malaysia đã hiến kế cho ông. Đó là một kế sách giúp đất nước thay đổi một cách tích cực và nhanh chóng, được gọi tắt là BFR.
“Tất cả chỉ nằm trong một câu hỏi duy nhất “Làm sao để người dân Malaysia được hạnh phúc, vui sướng?”, ông Bình nói. Chỉ có trả lời cho câu hỏi này mới có thể thay đổi được tình hình của đất nước. Trước tiên, để làm được điều này thì rất cần có sự quyết tâm và thống nhất cao độ của người thực hiện. “Chỉ có khát khao và quyết tâm cao để hành động thì mới có thể thành công”, ông Bình khẳng định.
Theo ông Bình, việc đầu tiên mà Chính phủ Malaysia đã làm đó là “định hướng chiến lược”. Họ tập trung vào các chương trình chuyển đổi quốc gia, biến đổi về kinh tế; đảm bảo an toàn, an ninh xã hội để người dân có cuộc sống sung túc, bình yên hơn. Bên cạnh đó, họ còn xử lý tình trạng tắc đường một cách triệt để và xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, kết nối các vùng với nhau để rút ngắn khoảng cách địa lý, phát triển giao lưu, thương mại.
Để hiện thực hóa được những chiến lược đó, Chính phủ Malaysia đã lên kế hoạch một cách chi tiết và cụ thể. “Bộ hồ sơ chuẩn bị cho chiến dịch thay đổi này của Malaysia dài tới hơn 1m”, anh Bình cho biết. Kế hoạch đưa ra càng chi tiết thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao. Thực tế chứng minh là Malaysia đã thành công trong công cuộc thay đổi đất nước.
" alt=""/>Chủ tịch FPT mong phương pháp BFR giúp Malaysia thành công được áp dụng tại Việt NamNhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ của chúng ta với tất cả các phương tiện truyền thông, dù là phim ảnh, truyền hình hay radio, đều có tính cộng sinh: Mọi người thích chúng vì họ nhận được sự hài lòng khi xem chúng – với những lợi ích như thư giãn, kết nối bạn bè. Càng nhiều người sử dụng, sự hài lòng càng cao.
Với Facebook, Twitter, Google – và thực tế là tất cả các nền tảng truyền thông tương tác - ngoài việc cung cấp nội dung, nó còn mang đến khả năng tương tác, đáp ứng một số nhu cầu bẩm sinh của con người.
Các công cụ tương tác trong Facebook cung cấp các cách thức đơn giản thu hút sự tò mò của bạn, truyền bá những suy nghĩ, hình ảnh của bạn, duy trì mối quan hệ và hoàn thành khao khát được nhìn nhận của mỗi người. Các phương tiện truyền thông xã hội tận dụng những đặc điểm và xu hướng tâm lý phổ biến để khiến bạn luôn luôn online và tiết lộ nhiều hơn về bản thân. Đây là lý do tại sao việc từ bỏ Facebook lại khó khăn đến như vậy.
Càng nhấp chuột trên mạng xã hội, các mối quan hệ trực tuyến của bạn càng mạnh mẽ. Nhấn nút 'Thích', bình luận ảnh của bạn bè, gửi lời chúc sinh nhật và gắn thẻ người khác chỉ là một số cách Facebook cho phép bạn tham gia vào "mạng xã hội". Tất cả những mối liên hệ nhỏ bé, thoáng qua này giúp người dùng duy trì mối quan hệ với một số lượng lớn mọi người, một cách tương đối dễ dàng.
Bạn càng tiết lộ, cơ hội thành công càng cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiến lược "tự tiết lộ" là tính năng chìa khóa khi sử dụng Facebook. Người dùng hình thành nhận dạng trực tuyến của họ bằng cách tiết lộ họ đã đi đến một buổi hòa nhạc nào đó và đi với ai, điều này khiến họ được ủng hộ, tung hô trong cộng đồng, bạn bè mà họ tham gia. Bằng cách này, bạn có thể tự quản lý hình ảnh trực tuyến và những ấn tượng của người khác về bạn, điều gần như không thể làm trong cuộc sống thực với mức độ kiểm soát và chính xác như vậy. Trên môi trường trực tuyến, bạn luôn luôn chủ động xây dựng phiên bản hoàn hảo về bản thân.
Bạn càng nhấp chuột nhiều, càng dễ dàng theo dõi người khác. Khả năng theo dõi này chính là một trong những điều hài lòng quan trọng nhất mà người dùng thu nhận được từ Facebook. Hầu hết mọi người thích thú tìm kiếm người khác trên mạng xã hội, thường là tìm kiếm lén lút. Nhu cầu tâm lý theo dõi bắt nguồn từ sâu thẳm và thúc đẩy bạn theo kịp các loại tin tức trong ngày, để rồi trở thành nạn nhân của FOMO (the fear of missing out - nỗi lo sợ bị bỏ lỡ). Ngay cả những người cao tuổi vốn ghét tiết lộ quá nhiều về bản thân, cũng sử dụng Facebook để theo dõi người khác.
Càng tiết lộ, giá trị xã hội của bạn càng lớn. Nó có thể giúp một người bạn học cũ tìm thấy bạn và kết nối lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng Facebook hiệu quả có thể nâng cao vốn xã hội, cho dù bạn là sinh viên đại học hay là một công dân cao cấp muốn gắn kết với các thành viên trong gia đình hoặc nối lại mối quan hệ với những người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Hoạt động tích cực trên các phương tiện truyền thông xã hội có liên quan đến sự gia tăng lòng tự trọng và sức khoẻ chủ quan.
Bạn càng click nhiều trên mạng xã hội, mạng lưới của bạn càng lớn. Khi bạn nhấp chuột để chia sẻ tin bài trên mạng xã hội hoặc thể hiện sự chấp thuận với một sản phẩm hoặc dịch vụ, là bạn đang góp phần tạo ra sự hỗ trợ đồng thời. Các số liệu cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ của người dùng, chẳng hạn như dấu tích 5 sao đối với một sản phẩm trên Amazon sẽ khiến nó trở nên thuyết phục, một phần bởi vì chúng đại diện cho sự đồng thuận giữa nhiều ý kiến. Bằng cách này, bạn trở thành một phần của các cộng đồng trực tuyến hình thành ý tưởng, sự kiện, phong trào, câu chuyện và sản phẩm - điều này cuối cùng có thể nâng cao cảm giác bạn thuộc về một tổ chức, cộng đồng.
Dù đó chỉ là một dòng tweet, cập nhật trạng thái hoặc bài đăng chi tiết, bạn đều có thể thể hiện bản thân trên phương tiện truyền thông xã hội. Sự tự biểu hiện này chính nó có thể tăng thêm sức mạnh, mỗi cái "like" hay khuôn mặt cười, đều có thể nâng cao ý nghĩa bản thân.
Các tính năng của mạng xã hội mang đến cho chúng ta quá nhiều hài lòng, và chúng rất quan trọng, khiến không ai có thể dễ dàng từ bỏ mạng xã hội.
Trong khi hầu hết mọi người than thở về các thuật toán khai thác thông tin cá nhân thì thực tế họ đều ngầm hiểu rằng chia sẻ dữ liệu cá nhân là một điều cần thiết giúp nâng cao trải nghiệm. Các thuật toán thu thập thông tin cũng là các thuật toán thúc đẩy bạn xã hội hơn, dựa trên sở thích, hành vi và mạng lưới bạn bè. Nếu bạn không có Facebook, bạn vẫn chưa "xã hội hóa". Facebook là một chất bôi trơn xã hội quan trọng trong thời đại của chúng ta, thường xuyên gợi ý đưa thêm bạn bè vào vòng kết nối và thông báo cho bạn khi bạn bè đã nói hoặc làm điều gì đó để gây hứng thú cho người dùng.
Facebook biết rất rõ điều này. Bạn hãy thử xóa tài khoản Facebook của mình thì biết. Tác giả bài viết trên trang Live Sciencecho biết khi một trong số bạn bè của ông cố gắng hủy tài khoản Facebook, cô ấy đã nhận ra độ tổn thất lớn như thế nào – tài khoản bị vô hiệu hóa, tất cả những kí ức bay biến, mất liên lạc với hơn 500 người bạn.
" alt=""/>Vì sao xóa Facebook lại khó đến vậy?