Chúng ta thường biết đến một nguyên tắc trong thi đua khen thưởng là thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Chỉ có những ai không hiểu gì về nghệ thuật, hoặc cố tình không muốn hiểu về nghệ thuật mới không biết nghệ thuật có hai loại: sáng tác và biểu diễn. Đối với biểu diễn, chúng ta có danh hiệu NSND, NSƯT cho tài năng biểu diễn của nghệ sĩ. Còn đối với sáng tác, đó là giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước cho thành tựu sáng tạo của tác giả.
Nghệ sĩ là một danh hiệu danh giá. Xã hội tôn vinh nghệ sĩ bằng nhiều hình thức. Không ai mong muốn nghệ sĩ tìm mọi cách để chạy chọt kiếm cái danh cho chính mình. Làm cách đó chính là hạ thấp hình ảnh, vị trí của người nghệ sĩ trong lòng công chúng. Tuy nhiên, bất kỳ ai làm việc trong ngành văn hóa đều hiểu rõ, mỗi đợt đến dịp xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là một đợt cao trào của kiện tụng. Nhiều hội thi, hội diễn chủ yếu phục vụ mục đích “mưa” huy chương tạo điều kiện phong tặng nghệ sĩ.
Trong hồi ký Đi tìm một vì sao của ông Phạm Quang Nghị, Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trang 476 có đưa ra những trăn trở : “Qua các lần bình xét, trao giải, trong đội ngũ văn nghệ sĩ luôn có những ồn ào, so bì, thắc mắc? Có một điều chắc chắn, việc bình xét, dù là có các cấp hội đồng, nhưng kết quả không bao giờ cũng là khách quan, kịp thời, đúng đắn. Tốt hơn nên để cho công chúng và thời gian đánh giá, tôn vinh những giá trị trường tồn, đích thực của các tác giả và tác phẩm. Những người thực tài sẽ có thực danh”.
Nhiều nghệ sĩ nói với tôi rằng, họ rất ngạc nhiên khi các nghệ sĩ sáng tác lại mong muốn danh hiệu NSND, NSƯT cho mình. Nếu nghệ sĩ biểu diễn cần có tài năng, thời gian để kết tinh thì nghệ sĩ sáng tác được đánh giá qua công trình, tác phẩm và như thế tài năng không đợi tuổi. Một bức ảnh đẹp, một cuốn chuyện, một công trình kiến trúc đẹp hay không ai xét người chụp ảnh hay tác giả có bao nhiêu năm cống hiến trong nghề!
Nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nhưng công chúng không biết họ là ai và có đóng góp gì cho xã hội liệu việc vinh danh có hợp lý không? Vì thế, chúng ta cần có những đánh giá tác động xã hội với việc phong tặng NSND, NSƯT cho các lĩnh vực mới này.
Tôi nghĩ rằng, hầu hết nghệ sĩ trong lĩnh vực sáng tác nói chung, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học không phải là những người đề cao danh hiệu. Với họ, những công trình, tác phẩm có ý nghĩa, giá trị, được xã hội và công chúng đánh giá cao, khiến họ tự hào, có ý nghĩa hơn rất nhiều so với danh hiệu này hay danh hiệu khác.
Đúng là, trong quá trình xét giải thưởng những năm vừa qua, có thể có những trường hợp không đúng, nhưng đó không phải là lý do để thay đổi bản chất của sự việc. Tôi tán thành việc trao danh hiệu cho nghệ sĩ vì khác với nhiều quốc gia khác, nghệ sĩ Việt Nam có những trách nhiệm xã hội nặng nề. Việc tuyên dương, trao thưởng là cách chúng ta khuyến khích nghệ sĩ truyền cảm hứng tốt đẹp, tích cực nhiều hơn cho xã hội, phụng sự nhiều hơn cho đất nước. Tuy nhiên, việc trao giải cần đúng người, đúng việc, xứng đáng với tài năng thì danh hiệu sẽ giúp cho xã hội hình thành nên những tấm gương tốt, tạo điều kiện phát triển văn hóa, đạo đức cho con người.
TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
" alt=""/>Nghệ sĩ Việt Nam có những trách nhiệm xã hội nặng nềNhờ hình thể đẹp, Daya tham gia nhiều sự kiện thời trang, quần áo, váy dạ hội của cô là chủ đề được khán giả quan tâm.
Zendaya nổi tiếng nhất với phim “Spider-Man: No Way Home” và “The Greatest Showman” và đang xây dựng hình tượng thời trang đẳng cấp. Ngoài diễn xuất, Zendaya biết ca hát, nhảy múa,… Cô còn viết sách, làm người mẫu và là gương mặt đại diện cho tổ chức từ thiện phi lợi nhuận Convoy Of Hope.
Sau khi tham gia vũ trụ điện ảnh Marvel, sự nghiệp Zendaya ngày càng khởi sắc. Năm 2021, ngoài "Spider-Man: No Way Home", Zendaya còn tham gia bom tấn giả tưởng Dune cùng Timothée Chalamet.
Đ.N
" alt=""/>Zendaya 'SpiderĐào tạo lấy bằng cấp thôi chưa đủ
Tính đến hết quý I/2016, cả nước có 1.072,3 nghìn người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp, trong đó có tới hơn 178 nghìn người tốt nghiệp đại học trở lên.
Thực tế, việc tuyển sinh ồ ạt, đào tạo đại trà, phương pháp chậm đổi mới, quản lý chất lượng đào tạo yếu kém và lỏng lẻo… cùng nhiều nguyên nhân khác khiến cho nhiều cứ nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong khi doanh nghiệp vẫn khát nhân sự.
![]() |
Công tác chuyển dịch lao động từ nhà trường tới môi trường việc làm rất quan trọng. Việc đào tạo đại trà lạc hậu thường không đảm bảo cho sinh viên kịp thời thích ứng khi chuyển dịch từ sinh viên thành nhân viên, đáp ứng được tiêu chuẩn nghề nghiệp của xã hội.
GS.Eugene H.Levy - Cựu Hiệu trưởng Đại Học Rice, Texas, Mỹ, hiện là thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo nhận định: “Một xã hội hiện đại, tiên tiến phải đảm bảo đào tạo tốt nguồn nhân lực đảm nhiệm được nhiều vị trí và nhiều loại hình nghề nghiệp, đáp ứng được tiêu chí của một giám đốc - một nhà lãnh đạo tài năng. Xã hội hiện đại ấy phải dám cởi mở, dám chấp nhận những ý tưởng sáng tạo về xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Qua thực tế tại Mỹ và Đại học Tân Tạo tại Việt Nam, Mô hình Giáo dục Khai phóng đã đáp ứng được những yêu cầu trên”.
Giáo dục theo chuẩn quốc tế giảm gánh nặng xã hội
Số liệu thống kê năm 2015 cho thấy, việc đào tạo và định hướng theo mô hình khai phóng (Liberal arts) đã giảm hoàn toàn nguy cơ thất nghiệp.
![]() |
Tại ĐH Tân Tạo - trường đại học đầu tiên áp dụng mô hình giáo dục khai phóng ở Việt Nam, 100% sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 8-20 triệu/tháng, trong đó 89% làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia như: Unilever, LG, PWC Vietnam, Pepsi, Wall street English center, Odyssey Resources Vietnam... trong khi đa số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chỉ đạt được mức lương từ 2-5 triệu/tháng (Theo thống kê của JobStreet.com công bố tại Hội thảo “Nhân lực mới ra trường - Việt Nam và Khu vực quý 4/2015”).
Phạm Hoàng Mẫn - sinh viên duy nhất giành được học bổng Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Mỹ của Tổng thống Obama trong đợt tháng 9/2015 chia sẻ: “May mắn được học tập theo mô hình khai phóng ở Đại học Tân Tạo, Tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản và toàn diện về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,… được tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới tại trường, nên dù là một thành viên nhỏ tuổi nhất, Tôi không bị bỡ ngỡ mà còn hòa nhập tốt khi giao lưu, trao đổi cùng các thành viên đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ các nước Đông Nam Á”.
Thành công đến từ nền tảng vững chắc
Thùy Dương - một cô gái nhỏ nhắn vừa tốt nghiệp Đại học Tân Tạo đã trúng tuyển vị trí trợ lý cho CEO người Mỹ của Công ty CP Đầu tư Tân Đức. Nói về kinh nghiệm và bí kíp vượt qua rất nhiều đối thủ nặng ký khác, cô cựu sinh viên khoa kinh tế bật mí: “Vừa mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi vẫn muốn thử sức ở vị trí trợ lý cho CEO lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà xưởng khu công nghiệp. Do ý thức được rằng mình đã may mắn được hưởng thụ một nền giáo dục đặc biệt mà không phải ai cũng đủ can đảm và may mắn có được, tôi tự tin về những kiến thức, những trải nghiệm mà các giáo sư, tiến sĩ trong Trường đã truyền đạt lại cho chúng tôi bằng tất cả tâm huyết và kinh nghiệm của họ. Họ vẫn luôn là bệ phóng giúp chúng tôi bứt phá bằng chính sự tự tin vào năng lực cá nhân, biết cách tiếp tục hoàn thiện và nhân nó lên để chạm tới thành công”.
Chất lượng đào tạo của trường Đại học Tân Tạo - trường Đại học phi lợi nhuận áp dụng mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ đầu tiên tại Việt Nam chính là ở nền tảng giúp khơi gợi và thúc đẩy sự phát triển năng lực cá nhân. Giúp sinh viên có kiến thức toàn diện, trở thành những công dân quốc tế.
Đầu tư bài bản cho nền tảng chất lượng
Trường Đại học Tân Tạo giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, theo chương trình đào tạo cập nhật từ ĐH Rice, một trong những trường ĐH danh tiếng của Mỹ và thế giới. Do đó, sinh viên Đại học Tân Tạo được hưởng một nền giáo dục toàn diện.
Với đội ngũ giảng viên hầu hết là giáo sư, tiến sĩ người nước ngoài hoặc người Việt Nam được đào tạo và đã có kinh nghiệm giảng dạy ở các trường uy tín tại nước ngoài. Đại học Tân Tạo không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các trường trong khu vực và thế giới; luôn đổi mới các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo phù hợp với sự thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế, giúp sinh viên không chỉ học trong trường mà còn có thể tiếp tục tự học trọn đời.
Và 100% sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên có được việc làm với mức thu nhập cao ngay từ khi chưa nhận bằng tốt nghiệp là minh chứng cho chất lượng đào tạo đỉnh cao của ngôi trường đại học chất lượng Mỹ này.
Ngọc Minh
" alt=""/>Mô hình giáo dục mới giúp 100% SV có việc làm