Chuyển đổi số, AI: Thời cơ và thách thức mới
Chủ tịch CMC khẳng định, Việt Nam đang bước vào một thời kỳ đặc biệt với những thay đổi lớn lao về công nghệ. Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo không chỉ là xu thế mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Ông nhận định: “Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà là một cuộc cách mạng toàn diện, từ thể chế đến cách thức sản xuất”.
Trong bối cảnh này, Hội doanh nhân Tư nhân nhận thấy rằng, chuyển đổi số và chuyển đổi AI đóng vai trò trọng yếu trong cuộc cách mạng về xây dựng lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất mới phục vụ phát triển đất nước.
Trong vài năm qua, AI đã chứng minh được tiềm năng to lớn khi đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.
Theo các chuyên gia, AI được dự báo sẽ đóng góp tới 15.700 tỷ USD, chiếm gần 14% GDP toàn cầu vào năm 2030. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy AI không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà còn là động lực phát triển dài hạn và bền vững cho nền kinh tế thế giới.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch CMC đã đưa ra 5 kiến nghị cụ thể gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các cấp lãnh đạo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và AI tại Việt Nam:
Thứ nhất, hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số: Cần có các chính sách hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ nắm bắt cơ hội từ các công nghệ mới.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Để đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất số, cần tập trung vào việc đào tạo chuyên sâu về kỹ năng số và trí tuệ nhân tạo.
Thứ ba, đổi mới thể chế để phù hợp với nền kinh tế số: Các cải cách thể chế và pháp luật cần được đẩy mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ.
Thứ tư, hỗ trợ tài chính và hợp tác công nghệ: Tăng cường tiếp cận vốn và hỗ trợ tài chính cho các dự án đổi mới sáng tạo, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu.
Thứ năm, tin tưởng và giao trọng trách cho doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân cần được tin tưởng và trao nhiều trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.
Doanh nhân tư nhân là những người tiên phong áp dụng công nghệ số
Theo các báo cáo, kinh tế tư nhân hiện đóng góp 45% GDP và 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động. Kinh tế tư nhân chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp của các khối tư nhân chiếm khoảng 34%. Đặc biệt, đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Tập đoàn CMC, doanh nhân tư nhân không chỉ là những người dẫn dắt quá trình cải tiến sản xuất, mà còn là những người tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới như AI và chuyển đổi số.
Ông nhấn mạnh vai trò của Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam trong việc kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân thực hiện chuyển đổi số. Điều này không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, là nền tảng để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia tiên tiến trong thời đại công nghệ.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, cộng đồng doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là doanh nhân tư nhân, đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong kỷ nguyên số và chuyển đổi công nghệ.
Vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ của lực lượng doanh nhân sẽ là yếu tố quyết định để dân tộc Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong tương lai.
Việt Nam cần có thêm nhiều doanh nghiệp như CMC
Tại buổi gặp gỡ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm biểu dương và ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn công nghệ CMC.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, với chuyển đổi số, điều quan trọng là dữ liệu. Mọi hoạt động đều cần có dữ liệu. Mỗi doanh nghiệp cần đặt dữ liệu làm trọng tâm trong ứng dụng và lĩnh vực kinh doanh của mình. Thế nhưng, nếu mỗi doanh nghiệp tự xây dựng trung tâm dữ liệu riêng, chi phí sẽ rất lớn và gây nhiều khó khăn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho hay, nếu thuê trung tâm dữ liệu như của Tập đoàn CMC, chi phí cho trung tâm dữ liệu có thể sẽ giảm từ 10 triệu USD xuống chỉ còn 1 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp như CMC tại Việt Nam hiện vẫn còn khá ít.
“Chúng ta cần phát triển thêm nhiều doanh nghiệp như CMC, vì tiềm năng phát triển của ngành này là rất lớn mà chúng ta chưa thể lường hết”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định.
Chưa dừng lại ở đó, một số đại lý bán lẻ phân phối Toyota khác còn đẩy mạnh số tiền chênh cao ngất ngưởng, lên tới trên 25% giá bán niêm yết của xe.
Mức giá đắt đỏ nhất được trang Carscoops ghi nhận tại Mỹ là đại lý Concord Toyota tại California với giá bán 97.345 USD trong khi giá niêm yết của chiếc xe chỉ là 76.345 USD. Như vậy, giá bán tới tay khách hàng bị đội lên tới 21.000 USD, tương đương khoảng 500 triệu đồng.
Tình trạng bán hàng chênh giá cao không chỉ có ở riêng mẫu xe của Toyota mà xuất hiện ở nhiều mẫu xe khác như Dodge Challengers, Ford Mustang hay Hyundai Ioniq 5, cũng như nhiều loại xe tầm trung được yêu thích khác.
Trước đó, tháng 12/2023, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), đã thông báo ban hành “Quy tắc chống lừa đảo bán lẻ ô tô” (CARS) nhằm chấm dứt tình trạng các đại lý ô tô tăng giá hoặc áp đặt các khoản chi phí vô lý lên sản phẩm nhằm thu lợi bất chính từ khách hàng. Quy tắc này có hiệu lực kể từ tháng 7/2024. Dẫu vậy, tình trạng nêu trên có vẻ như vẫn không được khắc phục và vấp phải nhiều phản ứng mạnh mẽ từ các đại lý bán lẻ ô tô.
Tại Việt Nam, việc các đại lý bán chênh giá cao hay bán "bia kèm lạc" thông qua hình thức ép mua thêm phụ kiện xe cũng là hiện tượng phổ biến trên thị trường ô tô mùa cao điểm. Tuy nhiên, các hãng xe gần như đứng ngoài cuộc.
Theo Carscoops
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Toyota Land Cruiser 2024 bị đại lý bán chênh 'cắt cổ' tới 21.000 USDNhu cầu đối với chứng chỉ phi công drone đang tăng lên khi người lao động và tân cử nhân Trung Quốc theo đuổi các công việc mới nổi liên quan đến hoạt động của máy bay không người lái, trong bối cảnh Bắc Kinh khuyến khích nền kinh tế tầm thấp, vốn được coi là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung tâm nơi Wuhen đang theo học do Global Hawk UAV điều hành. Theo nhà sáng lập Yu Jingbing, số lượng học viên tăng vọt trong năm qua. Ông dự đoán học viên năm 2024 sẽ cao gấp đôi so với năm ngoái. Thậm chí, số lượng nhiều đến nỗi họ không có đủ thầy hướng dẫn.
Trung tâm đào tạo Zhifei ở Thượng Hải cũng chứng kiến lượng học viên tăng mạnh kể từ mùa hè. Theo một nhân viên, hầu hết đều muốn có chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu đối với một số vị trí nhất định trong quân đội hoặc trong các cơ quan chính phủ. Những tổ chức này đang tích cực ứng dụng máy bay không người lái trong các lĩnh vực như quản lý đô thị.
Bên cạnh đó, nhu cầu còn bùng nổ do các doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự vận hành các ứng dụng mới của drone trong hậu cần, du lịch, khảo sát trên không và thanh tra năng lượng. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực tài chính và bất động sản cũng góp phần vào xu hướng này vì họ muốn nhảy việc và cần phải có giấy phép thích hợp.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã rơi vào tình trạng sụt giảm kéo dài và ngành tài chính cũng đang phải vật lộn với nợ xấu tăng cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung.
Trong cuộc họp báo tháng 10, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Li Chunlin cho biết, nền kinh tế tầm thấp, thường bao gồm các hoạt động có người lái và không người lái ở độ cao tối đa 1.000m, đang thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động lành nghề.
Thuật ngữ kinh tế tầm thấp được đưa vào báo cáo công việc chính phủ của Thủ tướng Lý Cường hồi tháng 3 và nhắc đến như ngành công nghiệp mới nổi chiến lược. Nó dự kiến tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo động lực cho nền kinh tế.
Trung Quốc chỉ có 225.000 người được cấp phép chính thức vận hành UAV vào cuối tháng 6, theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC). Tuy nhiên, có tới hơn 2 triệu UAV được đăng ký với CAAC vào cuối tháng 9, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Trung Quốc, Wang Changshun, tiết lộ tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm 28/10. Nếu tính cả những thiết bị chưa được đăng ký, ít nhất 3 triệu UAV đang được sử dụng trong nước.
"Chúng tôi hiện đang rất cần các chuyên gia được cấp phép, những người không chỉ có thể lái máy bay không người lái mà còn có khả năng sửa chữa và bảo trì chúng", Yu nói.
Trung Quốc tăng cường giám sát lĩnh vực drone trong những năm gần đây, đồng thời công nhận vai trò của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quy định có hiệu lực vào đầu năm yêu cầu các nhà khai thác máy bay không người lái nhỏ, vừa và lớn phải có giấy phép hàng không dân dụng, trừ khi điều khiển các mô hình nhẹ dưới 120m trong không phận không hạn chế.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Phi công UAV thiếu hụt trầm trọng