Nhận định, soi kèo Dinamo Batumi vs Gareji Sagarejo, 23h00 ngày 29/4: Đạp đáy bám đỉnh
1. Những thất bại liên tiếp làm cơ hội đua tranh ngôi vô địch V-League của CLB TPHCM hẹp đi rất nhiều. Bởi thế cuộc đối đầu với Hà Nội FC như là trận chung kết, giống như ở mùa giải trước cho cả hai chứ chẳng riêng gì đội chủ sân Thống Nhất.Cuộc thư hùng này kéo 2 vạn CĐV đến sân Thống Nhất, và chừng đó lý giải nhiều người ví von như trận “derby” mới của bóng đá Việt Nam.
Thế nhưng, trái với kết quả ở mùa giải trước, CLB TPHCM của HLV Chung Hae Seong lại thua thảm với tỉ số khó tin 0-3, kèm theo đó là sự giận dữ về tiếng còi của trọng tài Trần Văn Trọng.
 |
CLB TPHCM thất bại không phải vì trọng tài |
2. Thất bại của thầy trò HLV Chung Hae Seong trước Hà Nội FC thực tế không ngạc nhiên nếu như nhìn vào thế trận trên sân. Đương nhiên, nó cũng có thể khác đi nếu đội chủ nhà được hưởng phạt đền ở 1 trong 2 tình huống gây tranh cãi.
Thế nhưng, nhìn lại toàn cục thì rõ ràng CLB TPHCM “non” hơn so với Hà Nội FC, kể cả khi đội khách vắng tới gần nửa đội hình chính và buộc phải tung những lão tướng như Tấn Tài, Tấn Trường vào sân.
Chơi có vẻ lấn lướt, nhưng thực tế đoàn quân của HLV Chung Hae Seong lại rơi vào đúng ý đồ mà người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến tính toán. Thực tế, nói về số cơ hội nguy hiểm, hay sự đa dạng hơn trong lối chơi thì Hà Nội FC mới là những người nhỉnh hơn.
 |
mà còn vì những trụ cột như Phi Sơn (10) xuống phong độ nghiêm trọng |
Chẳng những thế, độ máu lửa ngoài Công Phượng và một số ít cái tên khác thì CLB TPHCM cũng kém xa so với đối thủ để thất bại khiến HLV Chung Hae Seong mất ghế.
3. Trong 5 trận gần nhất, CLB TPHCM chỉ 1 thắng, 1 hoà, 3 trận còn lại đều thua khiến con đường đua đến chức vô địch trở nên xa hơn bao giờ hết.
Và khi kết quả không được như ý với nhà tài trợ, chuyện thay tướng hay HLV Chung Hae Seong mất ghế là đương nhiên. Nhưng nhìn sâu xa hơn, dường như ở CLB TPHCM đang có sóng ngầm để từ một ứng viên vô địch trở thành đội bóng tầm thường.
 |
HLV Chung Hae Seong không còn kiểm soát được tình hình nội bộ khiến CLB TPHCM khủng hoảng nghiêm trọng |
Nhìn lại chặng đường kể từ khi bóng đá trở lại sau dịch Covid-19, khá nhiều trụ cột ở CLB TPHCM bất ngờ xuống phong độ một cách đáng ngạc nhiên như Phi Sơn hay Xuân Nam hay Hữu Tuấn.
Không còn ai nhận ra một Phi Sơn chơi rất hay hoặc thấy được “sát thủ mới” được kỳ vọng sẽ thay được Anh Đức trên tuyển Việt Nam là Xuân Nam như hồi đầu mùa.
Xuống phong độ là một chuyện, tinh thần cũng bất ổn và kèm theo cả những trục trặc trong chuyện ai có tiếng nói quyết định trong việc tuyển chọn ngoại binh cũng là lý do khiến CLB TPHCM không còn là một khối.
Điển hình như việc tiền vệ Lima bất ngờ chia tay sau vòng 3 V-League rõ ràng không phải là điều mà ông Chung Hae Seong mong muốn. Những vết rạn cứ toang ra và sau đó với sự xuống phong độ của hàng loạt trụ cột, thất bại liên tiếp khiến mọi chuyện ở CLB TPHCM thêm trầm trọng dẫn đến sự khủng hoảng như đã thấy.
Xem highlights TP.HCM 0-3 Hà Nội:
M.A
" alt=""/>Từ ứng viên thành tầm thường, CLB TPHCM vì đâu nên nỗi
Không may gặp tai nạn khi chỉ còn cách Tết Tân Sửu 3 tuần, anh Đặng Quang Trung (38 tuổi) bị gãy nhiều đốt sống cổ, dập tủy, dẫn đến liệt nửa thân dưới. Do tổn thương quá nặng, anh được chuyển từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, vợ anh Trung lặng người nhớ lại: “Những ngày cuối năm, vợ chồng tôi háo hức lắm, nghĩ là sắp được về quê với các con nên thường động viên nhau cố gắng làm việc. Ấy vậy mà tai họa tự nhiên đổ ập, cả tháng nay chúng tôi cứ chuyển hết bệnh viện này sang bệnh viện kia.
Từng có thời điểm bác sĩ bảo tôi gọi điện báo người nhà chuẩn bị tinh thần, một mình tôi ở bệnh viện ngất xỉu mấy lần vì không thể chịu đựng nổi”.
Đứng nhìn chồng căng người để thở, chị Tuyết không cách nào giúp đỡ, chỉ biết ngậm ngùi xót xa.
 |
Anh Trung từng nhiều lần được các bác sĩ kịp thời cứu về từ "cõi chết". Người đàn ông mới 38 tuổi khát khao được sống để về với các con. |
Bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống (Bệnh viện phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp) chia sẻ với VietNamNet, ngoài chấn thương cổ, anh Trung còn bị viêm phổi nặng. Tủy cổ bị tổn thương, một phần cơ hô hấp bị liệt nên anh không thể khạc nhổ đờm như người bình thường. Mỗi lần đờm kéo lên là khó thở.
Sau khoảng một tháng điều trị, sức khỏe của anh Trung đã hồi phục so với trước, tuy nhiên tình trạng viêm phổi vẫn nghiêm trọng nên bác sĩ chưa thể đưa ra tiên lượng. Sắp tới, anh sẽ còn phải nằm viện lâu dài để tập cai máy thở và phục hồi các chức năng.
Quê ở Diễn Châu, Nghệ An, vợ chồng anh Trung không đủ kế sinh nhai, phải kìm lòng gửi 3 đứa con nhờ bà ngoại chăm sóc, đi làm phụ hồ ở khắp các tỉnh thành. Đợt này, mới vào làm tại Bình Thuận chưa đầy 1 tháng thì xảy ra chuyện.
Ba đứa con thơ, lớn nhất học lớp 2, nhỏ nhất mới 2 tuổi. Chúng còn quá non nớt, chẳng biết rằng cha mình đã nhiều lần “thập tử nhất sinh”.
“Nhìn 3 đứa khóc ròng để giữ đồ ăn ngon, rồi gọi ba mẹ nhanh về ăn Tết, lại nhìn sang chồng đang nằm một chỗ, liệt đôi chân, đến cử động cánh tay còn khó khăn, không thể nói chuyện, tôi như đứt từng khúc ruột”, chị Tuyết đau đớn khóc nấc lên.
 |
"1 tháng ròng sống trong thấp thỏm, tôi cầu mong anh được thương xót, trợ giúp để có thể trở trở về với gia đình", chị Tuyết khẩn cầu. |
Trước đây, cuộc sống khó khăn, tiền công phụ hồ của 2 vợ chồng dành để nuôi 3 con nhỏ, lại phụ thêm chút ít cho người cha bị ung thư tụy nên tháng nào cũng hết sạch. Thậm chí họ còn không mua bảo hiểm y tế, muốn tiết kiệm 800 nghìn đồng ấy cho các con. Chẳng ngờ anh Trung gặp tai nạn nghiêm trọng đến vậy.
Chỉ trong một tháng, tiền viện phí và sinh hoạt đã lên tới 200 triệu đồng. Ngoài số tiền do họ hàng, người quen giúp đỡ, chị Tuyết đã phải vay gần 150 triệu đồng để điều trị cho chồng. Chị Tuyết không biết lúc nào mời có thể trả được nợ, chỉ hy vọng còn nước còn tát, mong giữ lại người cha cho 3 đứa con.
“Số anh ấy rõ khổ, mẹ mất khi mới lên 2 tuổi. Năm 8 tuổi bị tai nạn dập nát mất mấy ngón chân. Hồi thanh niên, đi làm công nhân thì bị máy cuốn đứt 3 ngón tay phải. Giờ lại bị gãy đốt sống cổ, tôi không biết anh có thể vượt qua như những tai nạn trước đó được hay không”. Chị Tuyết lo lắng cho anh, cho cả tương lai của mình cùng 3 đứa con nhỏ dại.
Để có thể phục hồi, anh Trung còn cần được điều trị tích cực trong khoảng thời gian dài, tuy nhiên, chị Tuyết đã cạn kiệt sức lực, chẳng còn ai dám cho chị vay mượn tiếp nữa. Cái Tết năm nay đối với gia đình chị thật lạnh lẽo, khốn cùng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thị Tuyết; Địa chỉ: Xóm 6, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; Điện thoại: 0325014018.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.042 (anh Đặng Quang Trung)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Sát Tết, người đàn ông gặp tai nạn nguy kịch, con thơ khóc ròng đòi bố
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết, trường bắt đầu tuyển sinh để đào tạo đại học vào năm 2016. Đến tháng 7/2020, sinh viên đại học khóa 1 của trường đã hoàn thành chương trình đào tạo và đạt được nhiều kết quả khả quan sau 2 tháng tốt nghiệp.Cụ thể, tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học khóa 1 là 408 em, trong đó ngành Công nghệ may là 291; ngành Quản lý công nghiệp chuyên ngành Merchandiser là 75; ngành Công nghệ Sợi, Dệt là 42.
Kết quả khảo sát sinh viên đại học khóa 1 theo hình thức trực tuyến với tổng số có 371 sinh viên tham gia (chiếm 90% sinh viên tốt nghiệp) cho thấy, hiện số sinh viên khóa 1 của trường sau 2 tháng tốt nghiệp đã làm việc ở 199 doanh nghiệp khác nhau.
85,4% sinh viên đại học khóa 1 đã có việc làm và ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất là ngành Công nghệ may (chiếm 88,1%).
“Đây là tỷ lệ có việc làm rất cao trong bối cảnh chịu sự tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra”, ông Hiệp nói.
 |
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong một giờ học về Đồ họa thời trang. |
Nếu xét về vị trí làm việc, trong tổng số sinh viên đại học khóa 1 đã đi làm thì 3% làm việc tại các vị trí quản lý; 77,3% làm việc tại các vị trí cán bộ kỹ thuật; 19,7% làm việc tại các vị trí khác.
“Như vậy hơn 80% sinh viên đại học khóa 1 đang làm việc tại vị trí quản lý, kỹ thuật chủ chốt trong các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, mới chỉ sau 2 tháng tốt nghiệp những cũng đã có 7,9% sinh viên khóa 1 tự tạo việc làm (khởi nghiệp)”, ông Hiệp chia sẻ.
 |
Các sinh viên tốt nghiệp khóa 1 của Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Hiệp cũng cho hay, mức thu nhập bình quân của sinh viên đại học khóa 1 của trường là 6,4 triệu đồng/tháng. Sinh viên có thu nhập cao nhất là 30 triệu đồng/tháng thuộc về ngành Quản lý công nghiệp chuyên ngành Merchandiser. Thu nhập cao nhất của ngành công nghệ Sợi dệt là 15 triệu/tháng và của ngành Công nghệ may là 13 triệu/tháng.
Theo ông Hiệp, tỷ lệ sinh viên có thu nhập trên 12 triệu đồng chiếm 1,5%; từ 8-12 triệu đồng là 8,7%; từ 5-8 triệu đồng là 64,8%; dưới 5 triệu là 25%, chủ yếu rơi vào các sinh viên trong tháng đầu thử việc.
Ông Hiệp cho rằng, mức thu nhập của sinh viên đại học khóa 1 của trường sau 2-3 tháng tốt nghiệp thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp liên quan đến khâu thiết kế, quản trị và thiết lập hệ thống cho doanh nghiệp dệt may.
 |
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên khóa 1 đạt loại giỏi của Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội. |
Tới dự buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao nỗ lực của nhà trường trong việc quyết tâm xây dựng một trường đại học chuyên ngành dệt may định hướng ứng dụng, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với doanh nghiệp.
“Hôm nay, tôi vui mừng khi thấy có tới 362 doanh nghiệp dệt, may, sợi trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như các Tổng Công ty May 10, May Bắc Giang, May Hưng Yên, Việt Tiến… từ trên 20 tỉnh, thành khắp 3 miền về để đón nhận hơn 400 cử nhân mới của trường. Sự đón nhận nồng nhiệt của cộng đồng doanh nghiệp với các sản phẩm đào tạo của nhà trường là minh chứng rõ ràng nhất cho chủ trương đào tạo theo nhu cầu của thị trường mà nhà nước đặt ra và khuyến khích các đơn vị đào tạo tổ chức thực hiện”, ông Hiển nói.
Thanh Hùng

ĐH Dược Hà Nội ra quy định mới khiến sinh viên khó đạt bằng giỏi
Quy định mới về việc đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ đang khiến nhiều sinh viên của Trường ĐH Dược Hà Nội hoang mang.
" alt=""/>Sinh viên dệt may 'đắt như tôm tươi', lương cao nhất tới 30 triệu/tháng