Hôm 22/11 vừa qua, U22 Thái Lan xác nhận tình trạng chấn thương nghiêm trọng của Ekanit Panya, cần phải phẫu thuật.Theo chẩn đoán y tế ban đầu, quá trình phẫu thuật khiến Ekanit phải nghỉ thi đấu trong khoảng 3 tháng.
 |
Chấn thương của Ekanit Panya (phải) khiến người Thái lo lắng |
Điều này có nghĩa ngoài việc làm khán giả ở SEA Games 30, Ekanit còn vắng mặt ở giải U23 châu Á 2020 mà Thái Lan là chủ nhà, cũng như khó kịp dự khai mạc Thai League 2020 với Chiangrai United.
"Thật không may, Ekanit Panya không thể tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019", tờ Thai Rath chạy dòng tít.
"U22 Thái Lan nhận hung tin. Ngôi sao của Chiangrai United chấn thương đầu gối phải, không thể cùng đội bước vào chiến dịch 'săn vàng' ở SEA Games 30".
Ekanit Panya là cầu thủ người Thái Lan có thành tích ghi bàn tốt nhất Thai League 2019. Anh có 10 pha lập công, giúp Chiangrai United qua mặt Buriram United để giành chức vô địch.
Sự xuất hiện của HLV Akira Nishino đưa Ekanit lên một tầm cao mới, biến anh thành nhân tố chủ lực của đội tuyển Thái Lan, và được kỳ vọng tỏa sáng tại SEA Games 2019.
"Hung tin với U22 Thái Lan. Ai có khả năng thay thế Ekanit ở SEA Games 30?", tờ SMM Sport đặt câu hỏi.
"Ekanit phải nghỉ khoảng 3 tháng. Điều này gây tổn thất lớn cho U22 Thái Lan không chỉ ở SEA Games 30, mà còn giải U23 châu Á trên sân nhà vào tháng Giêng 2020".
Tờ Siam Sport cũng thể hiện sự bất an khi Ekanit phải rút lui khỏi đội U22.
"Một thiệt hại quá lớn cho U22 Thái Lan. Ekanit phải nghỉ 3 tháng, khiến 'Voi chiến' gặp khó khăn trên đường bảo vệ danh hiệu HCV".
Ngoài ra, chấn thương nặng lần này có thể ảnh hưởng đến cơ hội sang Nhật Bản của Ekanit Panya. Thời gian qua, một số CLB J League tiếp cận anh để đưa ra đề nghị chuyển nhượng.
Video Việt Nam 0-0 Thái Lan:
Thiên Thanh
" alt=""/>Mất Ekanit Panya, U22 Thái Lan đá sao ở SEA Games 30?
Cụ thể, đối tượng tuyển sinh của Trường ĐH Y Hà Nội là thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với phạm vi tuyển sinh trong cả nước.Trường sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và có tổ hợp 3 bài thi/môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.
Không sử dụng kết quả điểm thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.
Trường ĐH Y Hà Nội sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (nếu có) sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào đối với khối ngành sức khỏe.
Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành đào tạo như sau:
Với 1.120 tổng chỉ tiêu (dự kiến), trường dành tối đa 25% chỉ tiêu cho học sinh tuyển thẳng, công bố kết quả tuyển thẳng trước 17h ngày 20/8/2020.
Trường ĐH Y Hà Nội tuyển thẳng đối với những học sinh sau:
Về hồ sơ tuyển thẳng, thí sinh phải nộp các giấy tờ về Sở GD-ĐT trước 20/7/2020, Sở sẽ chuyển về cho trường gồm:
+ Phiếu đăng ký tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).
+ Bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.
+ Bản phô tô có công chứng học bạ THPT gồm: Lớp 10, lớp 11, học kỳ I lớp 12.
+ Báo cáo đề tài đạt giải (Tiếng Việt: đối với những thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia; Tiếng Anh: đối với những thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế).
Về ưu tiên xét tuyển (áp dụng cho các thí sinh không đạt điều kiện tuyển thẳng hay không dùng điều kiện tuyển thẳng), thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh sẽ được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.
Cụ thể: Giải Nhất cộng 5 điểm; giải Nhì cộng 4 điểm; giải Ba cộng 3 điểm; giải Khuyến khích cộng 2 điểm; thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh cộng 1 điểm.
Hồ sơ ưu tiên xét tuyển, thí sinh nộp về sở GD-ĐT tạo trước 20/07/2020, gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).
+ Bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.
+ Giấy chứng nhận tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy sẽ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Trường ĐH Y Hà Nội.
Thanh Hùng

Học phí trường Y tăng vọt, có ngành tăng gấp 5
Học phí dự kiến ở nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y sẽ tăng vọt trong năm học mới, có ngành lên tới hơn 70 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Trường ĐH Y Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2020
Cô gái tên là Đặng Lê Huỳnh Trang (SN 2001, trú tổ 11, thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), Trang bị bệnh xuất huyết não đang nằm điều trị tại BV TƯ Huế. |
Em Đặng Lê Huỳnh Trang bị bệnh xuất huyết não |
Sáng 13/9, chúng tôi tìm đến nhà Trang tại thôn Việt Sơn... Đập vào mắt chúng tôi là căn nhà cấp 4 cũ kĩ, rêu phong, bên trong không có đồ đặt gì giá trị.
Trong nhà ông Đặng Quốc Tuấn (SN 1978, bố bé Trang) đang thở bằng máy oxy.
Thấy chúng tôi, ông gượng vẻ mệt mỏi cho chia sẻ, tôi có 3 người con gái, Trang là chị cả.
“Nhiều năm nay, tôi bị bệnh nhiễm chất độc phổi, bụi phổi nên phải ở nhà, không thể lao động. Thời gian gần đây, bệnh tình của ông trở nặng, phải trợ thở bằng máy khiến mọi thứ càng thêm khó khăn” - ông Tuấn nói.
Mọi gánh nặng gia đình, cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên đôi vai vợ ông Tuấn là bà Lê Thị Hương.
Cuối năm học vừa qua, hạnh phúc vỡ òa khi nghe tin Trang thi đỗ vào 3 trường ĐH gồm Kiến trúc TP.HCM, Công nghệ TP.HCM và ĐH Duy Tân Đà Nẵng.
Nhưng vì gia cảnh khó khăn, không có khả năng trang trải việc học, Trang đành phải xếp lại sách vở. Gác lại ước mơ, em vào TP.HCM làm việc phụ mẹ lo cho hai đứa em ăn học và người cha bị đau ốm...
 |
Trước đó, do không còn hy vọng sống, gia đình xin bệnh viện đưa em về nhà |
“Thấy giấy báo từ các trường gửi về báo tin con Trang đậu ĐH tôi tự hào lắm. Thương con, nhưng gia đình quá khó khăn, tôi thì bệnh mấy năm nay, mẹ nó thì kiếm tiền nuôi 2 em. Nên đành phải chấp nhận để Trang đi làm kiếm tiền phụ giúp nuôi 2 em”, ông Tuấn mếu máo.
Vào TP.HCM, do không đủ 18 tuổi, Trang xin vào phụ bán hàng tại một quán sinh tố với thu nhập 18.000 đồng/giờ làm việc.
Chết lặng khi nhận tin dữ
Ngày 6/9 vừa qua, trong lúc đang làm việc tại quán, Trang bất ngờ ngất xỉu, em được đưa vào cấp cứu, điều trị tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
“Nhận tin con bị bệnh nặng phải nhập viện cấp cứu, vợ chồng tôi như chết lặng. Các bác sĩ cho biết, Trang bị xuất huyết não, liệt nửa người, phải thở bằng máy. Cơ thể của con tôi không hấp thụ được thuốc, chỉ có 1-2% là sự sống”, ông Tuấn nhớ lại.
Đến ngày 9/9, bệnh tình Trang tiếp tục chuyển xấu, không thích ứng được thuốc. Dù chưa hết hy vọng, nhưng gia đình đã xin chuyển em về quê ngay trong đêm.
Hôm đưa Trang về quê nhà, dù còn vài ngày nữa em mới tròn tuổi 18 (sinh nhật Trang vào ngày 14/8 Âm lịch). Nhưng bạn bè của Trang xin tổ chức sinh nhật cho em vì sợ em không gắng gượng nổi đến ngày sinh thật của mình.
Buổi sinh nhật hôm đó có bánh, có hoa, có đầy đủ mọi người nhưng thay vì nụ cười thì đổi lại là những giọt nước mắt xót thương cho cô gái trẻ. Trên chiếc giường đặt giữa căn nhà cấp bốn chật hẹp, cô gái trẻ nằm bất động...
“Từ khi đưa từ bệnh viện về nhà con tôi khá hơn, có sự sống, người hồng trở lại. Thấy bạn bè, người thân đến tổ chức sinh nhật Trang như khỏe ra, tim đập nhanh, nước mắt chảy, chân tay cử động. Đang nằm, tự nhiên Trang mở mắt nhìn mọi người. Khi tôi hỏi, ba đưa con ra Huế để tiếp tục điều trị thì Trang nắm chặt tay tôi ra hiệu đồng ý”, ông Tuấn khóc nghẹn.
Cha chỉ khóc bên giường bệnh vì nhà không còn gì để bán
 |
Cô gái trẻ Đặng Lê Huỳnh Trang đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc - BV TƯ Huế |
Ngay trong đêm 10/9, gia đình đưa Trang ra Huế. Hiện Trang đang nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc- BV TƯ Huế.
“Tài sản nào có giá trị trong nhà vợ chồng tôi đều bán hết, tôi còn đi vay mượn thêm của người thân, hàng xóm để chữa trị cho con cũng không đủ. Không biết giờ lấy đâu ra số tiền lớn để tiếp tục chạy chữa cho con nữa”, ông Tuấn chỉ biết khóc.
Theo bà Lê Thị Hương, người đang chăm sóc cho Trang tại bệnh viện, những ngày qua tình hình sức khỏe của Trang có chuyển biến tốt hơn, Trang có thể mở mắt và nắm tay.
“Trang được các bác sĩ cho chụp cắt lớp CT và tiêm thuốc mỗi ngày. Tình hình cụ thể về sức khỏe và khả năng cứu sống bé thì các bác sĩ chưa trả lời. Gia đình chúng tôi đang cố hết sức để Trang có thể khỏe mạnh lại. Dù phải bán nhà, tôi cũng cố để cứu con gái” - bà Hương tâm sự.
Anh Phan Văn Đức, Bí thư Đoàn thôn Châu Lâm (xã Bình Trị) cho hay, hoàn cảnh gia đình bé Trang hết sức khó khăn.Những ngày qua, thông qua Facebook, anh kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, góp tiền để họ trợ cho gia đình và tiền chữa trị cho em Trang.
“Giờ đây, gia đình Trang đã khánh kiệt trong khi số tiền để chữa trị cho em chắc chắn sẽ rất lớn nên hơn lúc nào hết, gia đình đang rất cần sự giúp đỡ, ủng hộ của mọi người để em có thêm động lực, kiên trì vượt qua bệnh tật để tiếp tục sống”, anh Đức kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Lê Bằng – Nguyễn Hiền
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp ông Đặng Quốc Tuấn (tổ 11, thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam) ĐT: 0852 826 938 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.313 em Đặng Lê Huỳnh Trang Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Cô gái đỗ 3 trường ĐH khiến cha mẹ chết lặng khi bệnh viện trả về