Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị 29/CT-TTg về việc xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.
Theo đó, Chỉ thị mới của Thủ tướng nêu rõ: Hiện nay, tình trạng phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh vận tải.
Để xử lý dứt điểm tình trạng này và nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục thông báo danh sách phương tiện cơ giới đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định cho Bộ Công an, Công an các địa phương và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, yêu cầu các đơn vị đăng kiểm trên cả nước tăng cường phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương trong công tác thống kê, kiểm soát, xử lý đối với tất cả các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định trên địa bàn.
Các lực lượng chức năng của Bộ Công an tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định vẫn tham gia giao thông; đồng thời rà soát, kiểm tra, đôn đốc, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển kiểm soát theo quy định đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng do cơ quan đăng kiểm cung cấp.
Để tổng kiểm tra phương tiện hết niên hạn sử dụng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức để người dân, doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm.
" alt=""/>Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công khai biển xe 'quá đát'Trích dẫn từ nguồn tin giấu tên, báo cáo cho biết, công ty con của Webedia là Bang Bang Management đã đàm phán xong thỏa thuận với ông chủ Behdad Jaafarian của Tema HUMA.
Jaafarian đã bị cấm sở hữu các đội tuyển thuộc hệ thống giải đấu của Riot Games do ông đã không thanh toán tiền lương tối thiểu cho các tuyển thủ. Suất tham dự giải Thách Đấu Châu Âu của Team HUMA đã được rao bán từ hồi giữa tháng 8.
Một tuần trước, PSG tuyên bố rằng, họ đã thiết lập quan hệ đối tác với Webedia, chủ sở hữu của CLB thể thao điện tử Millenium. Tổ chức không tiết lộ thêm họ sẽ tham dự vào giải đấu hay bộ môn nào trong thời gian sắp tới.
PSG là CLB bóng đá mới nhất lấn sân eSports. Trước đó, FC Schalke 04đã mua một suất dự LCS Châu Âu và rồi đội tuyển của họ đã phải xuống hạng. Nhiều CLB bóng đá đã cho thấy sự quan tâm của họ với thể thao điện tử, nhưng hầu hết các bước đi đầu tiên đều rất thận trọng, như ký kết hợp đồng với các game thủ FIFA 16.
June_6th(Theo thescore esports)
" alt=""/>CLB bóng đá nhà giàu nước Pháp bước chân vào lĩnh vực eSportsTrong thông tin phát ra tối qua, 16/8/2017, Kaspersky cho biết, tháng 7/2017, một tổ chức tài chính là đối tác của hãng đã tiếp cận với nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu Kaspersky Lab. Các chuyên gia bảo mật của tổ chức tài chính này lo lắng về các yêu cầu DNS (tên miền máy chủ) đáng ngờ bắt nguồn từ một hệ thống liên quan đến việc xử lý các giao dịch tài chính.
Các cuộc điều tra tiếp theo cho thấy nguồn gốc của những yêu cầu là phần mềm quản lý máy chủ được sản xuất bởi một công ty hợp pháp và được hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới trong các ngành tài chính, giáo dục, viễn thông, sản xuất, năng lượng và vận tải sử dụng. Đáng lo ngại là nhà cung cấp không hề thiết lập phần mềm thực hiện những yêu cầu này.
Các phân tích sâu hơn của Kaspersky Lab cho thấy, những yêu cầu đáng ngờ thực sự là kết quả hoạt động của một mô-đun độc hại ẩn bên trong một phiên bản gần đây của phần mềm hợp pháp này. Sau khi cài đặt bản cập nhật phần mềm bị lây nhiễm, mô-đun độc hại sẽ bắt đầu gửi truy vấn DNS tới các tên miền cụ thể (máy chủ lệnh và điều khiển) với tần suất 8 giờ/lần.
Yêu cầu sẽ chứa thông tin cơ bản về hệ thống nạn nhân (tên người dùng, tên miền, tên máy chủ lưu trữ). Nếu kẻ tấn công xem hệ thống này là “thú vị”, máy chủ lệnh sẽ trả lời và kích hoạt một nền tảng backdoor đầy đủ chính thức âm thầm triển khai bên trong máy tính bị tấn công. Sau đó, theo lệnh từ những kẻ tấn công, nền tảng backdoor sẽ có thể tải về và thực thi mã độc hại hơn.
Sau khi phát hiện, Kaspersky Lab đã thông báo cho NetSarang - nhà cung cấp phần mềm bị lây nhiễm và nhà cung cấp này đã kịp thời gỡ bỏ mã độc và phát hành bản cập nhật cho khách hàng.
" alt=""/>Phát hiện mã độc ẩn trong phần mềm quản lý máy chủ của NetSarang