Tận dụng nội dung người dùng sản xuất
Trước chiến dịch “Shot on iPhone”, Apple đã nổi tiếng là thương hiệu gắn liền với cách tân, giấc mơ, niềm cảm hứng, hi vọng và trí tưởng tượng. Công ty thể hiện luôn quan tâm đến trải nghiệm khách hàng hơn là mục tiêu doanh số. Những năm gần đây, tâm lý học truyền thông đã thay đổi, một trong số các lý do là tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến cách một cá nhân thu thập thông tin và giao tiếp. Những dịch vụ giải trí cũng phát triển theo, Internet và mạng xã hội chuyển hướng chú ý của mọi người khỏi quảng cáo truyền thống.
Ngày nay, với luồng thông tin khổng lồ và vô vàn lựa chọn, các nhà tiếp thị rất khó để lôi kéo được đối tượng mục tiêu. Họ dùng đến một phương pháp là tiếp thị nội dung, trong đó doanh nghiệp tiếp cận khán giả thông qua blog, sự kiện, website, hình ảnh… Tuy nhiên, Apple lại khiến ý tưởng mới lạ hơn với “Shot in iPhone”. Thay vì sản xuất nội dung cho khách hàng, Apple sử dụng nội dung của họ dưới hình thức ảnh và video ngắn. Do camera trên các mẫu iPhone cũ bị chỉ trích về chất lượng hình ảnh, “táo khuyết” đập tan mọi lời chê bằng khả năng chụp ảnh của iPhone 6 thông qua chiến dịch. Nó chỉ tập trung vào tính năng chụp ảnh nên dường như hướng đến những người dùng hình ảnh để nâng cao nhận diện cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội.
Apple khuyến khích mọi người tham gia chiến dịch và đăng ảnh, tạo ra một xu hướng mới. Trong khi chiến dịch lan truyền nhờ hashtag “#shotoniphone”, bản thân người dùng iPhone 6 nói riêng và iPhone nói chung hình thành cảm giác “đặc quyền” là một phần của xu hướng, từ đó đóng góp nhiều nội dung hơn. Không chỉ có vậy, những hình ảnh của họ không chỉ được chia sẻ trong mạng lưới cá nhân mà có cơ hội nằm trong thư viện thế giới của Apple, xuất hiện trên các bảng hiệu lớn khắp nơi. Vì vậy, bất kể là nhiếp ảnh gia “tay ngang” hay chuyên nghiệp, ai cũng muốn tham gia.
Một số người dùng thường đặt câu hỏi về tính trung thực và độ tin cậy của các thông điệp quảng cáo hiện đại vì họ tin rằng ý định của các công ty chỉ đơn giản là lợi nhuận. Vì lý do này, nhiều khách hàng có xu hướng phản ứng tích cực hơn với một quảng cáo chân thực từ người dùng sản phẩm hàng ngày – cơ sở hình thành “Shot on iPhone”.
Hơn nữa, Apple hiểu rằng các chiến lược tiếp thị của đối thủ đang khiến người dùng choáng ngợp và muốn mang đến “lối thoát” cho họ trong thế giới ngập tràn quảng cáo. Apple hướng suy nghĩ của người dùng đến niềm vui của chụp lại khoảnh khắc, khác hoàn toàn những quảng cáo hướng người dùng đến việc mua hàng. Ngoài ra, có thể hãng đã xem xét các nghiên cứu gần đây, chỉ ra người dùng hạnh phúc hơn từ trải nghiệm hơn là của cải vật chất. Do đó, Apple tập trung quảng cáo trải nghiệm mà iPhone mang lại thay vì bản thân thiết bị. Mục đích cuối cùng của họ vẫn là bán sản phẩm nhưng thông điệp quảng cáo tập trung vào những cuộc phiêu lưu mà người dùng trải qua và nhờ có camera chất lượng, họ sẽ ghi lại và chia sẻ những khoảng khắc ấy.
6 năm, 23 triệu tấm ảnh
Kết quả của chiến dịch có thể đo lường một cách dễ dàng bằng những tấm ảnh kèm hashtag trên mạng xã hội. Chỉ riêng trên Instagram, đã có hơn 23 triệu bài đăng công khai. Apple đã điều chỉnh chiến lược để phù hợp với cá tính thương hiệu, nơi trải nghiệm khách hàng đặt lên hàng đầu.
Đối với chiến dịch “Shot on iPhone”, Apple đã kết hợp khéo léo giữa tiếp thị trực tuyến và truyền thống. Theo TBWA Media Arts Lab, hơn 24.000 lãnh đạo nhắc đến chiến dịch và 95% mang tính tích cực. Apple không dừng lại ở iPhone 6 mà tiếp tục duy trì chiến dịch ở các đời iPhone tiếp theo, cho thấy số liệu của chiến dịch rất khả quan. Apple chứng minh máy ảnh iPhone không chỉ tốt lên từng ngày mà ảnh chụp từ iPhone cũng có ý nghĩa hơn cả ngàn lời nói. Nói cách khác, chiến dịch “Shot on iPhone” đề cao sự đơn giản nhưng sáng tạo vì hình ảnh có tính biểu cảm hơn nhiều so với lời nói, đặc biệt khi chúng là tác phẩm của chính người dùng.
Ông Myhren thừa nhận, “Shot on iPhone” là ý tưởng “đơn giản tới nực cười”, dựa trên hành vi mà họ chứng kiến hàng ngày trên mạng xã hội: đó là đăng ảnh kèm theo hashtag. Khi phóng to những bức ảnh ấy lên để treo ngoài trời, Apple vừa trình diễn được tính năng chụp ảnh iPhone lẫn những người đang dùng nó và trở thành cảm hứng cho các tác giả khác. Công ty cũng lồng ghép “Shot on iPhone” với các sự kiện quan trọng như khi Australia bỏ phiếu chấp thuận hôn nhân đồng tính, Ngày Quốc tế Thiếu nhi… Nhờ ngày càng phổ biến, “Shot on iPhone” mở rộng sang các nền tảng khác như TikTok, Instagram Stories, phim ngắn, phim ca nhạc…
Thực tế, Apple có cách dùng mạng xã hội tương đối khác các công ty khác. Chẳng hạn, trên hai trang Twitter và Facebook chính thức, “táo khuyết” không đăng gì về sản phẩm dù đôi khi vẫn chạy quảng cáo. Họ cũng không đăng nhiều nội dung mạng xã hội và hầu hết đều dựa vào nội dung của người dùng. Trang Instagram của Apple thuần túy là ảnh trong chiến dịch “Shot on iPhone”.
Dù không thể so sánh được với “Think Different” – chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất lịch sử Apple, “Shot on iPhone” cũng gây tiếng vang. Chiến dịch “Shot on iPhone” nhận giải thưởng danh giá Outdoor Lions Grand Prix của Liên hoan Sáng tạo quốc tế Cannes Lions. Apple tạo ra một cộng đồng người dùng gắn kết. Người dùng không chỉ chụp ảnh mà trở thành một phần của thương hiệu. Khi nhìn thấy ảnh hay video của mình được đăng tải, họ cảm thấy như đang đóng góp một phần công sức cho thành công của công ty. Apple và người dùng về cơ bản như hòa làm một. Hơn hết, nội dung của người dùng sáng tạo dẫn tới sự tin cậy và tín nhiệm. Nó có ảnh hưởng lớn hơn và tương tác cao hơn so với hình ảnh do doanh nghiệp tự sản xuất.
Cùng với chiến dịch “Shot on iPhone” năm 2015, Apple đã bán được hơn 231 triệu iPhone, cao hơn năm trước đó 62 triệu máy. Tất nhiên, chênh lệch 62 triệu không phải chỉ nhờ vào chiến dịch nhưng không thể phủ nhận “Shot on iPhone” có tác động lớn. Mọi người trên thế giới nói về cuộc thi, người dùng iPhone tham gia trong khi những người khác dõi theo và thậm chí trở thành người dùng Apple. Apple là một trong các hãng công nghệ giá trị nhất, họ làm được như vậy một phần nhờ nỗ lực tiếp thị dựa trên chính người dùng của mình.
Du Lam
Sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu quý 1/2022 giảm sút, song sự ảnh hưởng lên các hãng lại không đồng đều.
" alt=""/>Từ ý tưởng nực cười đến chiến dịch quảng bá thành công cho iPhoneElon Musk thông báo rằng thỏa thuận mua lại Twitter sẽ tạm hoãn cho đến khi ông nhận được con số chính xác về số lượng tài khoản giả mạo có trên nền tảng.
Ngay sau thông báo, cổ phiếu của Twitter đã giảm mạnh 18% xuống còn 37,1 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ khi ông Musk tiết lộ số cổ phần trong công ty này vào đầu tháng 4.
“Thỏa thuận với Twitter tạm thời bị hoãn để thống kê các tài khoản spam/giả mạo chiếm ít hơn 5% người dùng trên nền tảng”, ông Musk viết trên Twitter.
Trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng 5, Twitter đã ước tính rằng mức trung bình các tài khoản giả mạo hoặc spam chiếm dưới 5% số người dùng hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền (mDAU) trong quý đầu tiên.
Elon Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới và đề cao chủ nghĩa tự do ngôn luận, đã tuyên bố một trong những ưu tiên của ông là xóa "chương trình thư rác" khỏi nền tảng này.
Trước đó, ngày 25/4, Twitter thông báo sẽ bán mình cho Elon Musk. Theo thỏa thuận, Musk sẽ mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu, tương đương 44 tỷ USD. Musk sẽ phải trả khoản phí chia tay trị giá 1 tỷ USD nếu dừng thỏa thuận mua Twitter.
Ngày 10/5, tỷ phú Elon Musk thông báo rằng ông sẽ bỏ lệnh cấm của Twitter nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi thương vụ mua lại hoàn tất. “Lệnh cấm vĩnh viễn nên chỉ dành riêng cho các tài khoản là bot, hoặc tài khoản lừa đảo, spam. Tôi nghĩ rằng việc cấm Donald Trump là không đúng, tôi sẽ đảo ngược lệnh cấm này vĩnh viễn”, Musk nói tại hội nghị FT Live’s Future of the Car.
Twitter hiện không trả lời bình luận. Đại diện của Elon Musk hoặc Tesla cũng không đưa ra phản hồi.
Hương Dung(Tổng hợp)
" alt=""/>Elon Musk ‘quay xe’ tạm hoãn mua TwitterTháng 12 (Âm lịch) chúng tôi sẽ về chung nhà. Đây là một cảm giác vô cùng háo hức. Chúng tôi đã gắn bó với nhau 3 năm và trong khoảng thời gian đó, Hà đồng điệu với tôi gần như trong mọi mặt. Chúng tôi có duyên phu thê, tôi nghĩ thế vì tên đệm của tôi là Hà (Nguyễn Hà Trung - PV).
Chúng tôi có chung sở thích và đôi khi còn “điên” giống nhau. Bạn gái tôi có biệt danh Hà “điện” tức là điên nặng. Nếu tên Trung Ruồi không bị phổ cập trên báo chí nhiều có khi bạn bè tôi vẫn gọi tôi là Trung “điện” - cũng là Trung điên nặng.
![]() |
Trung Ruồi sẽ rước nàng về dinh ngày 5/1/2020. |
- Yêu một diễn viên hài, chắc bạn gái anh hài lòng lắm vì sẽ vui vẻ suốt ngày?
Không chứ (cười), dù tôi diễn hài cho khán giả nhưng Hà mới là người hài hước nhất nhà. Hôm nào đi làm căng thẳng, về nhà là Hà tìm cách chọc cười tôi. Chúng tôi thường luyên thuyên với nhau bằng thứ ngôn ngữ thế giới không có. Nhiều khi ai đi qua nghe không hiểu tưởng 2 đứa thần kinh. Có thể 2 đứa cùng là nghệ sĩ nên thích kiểu lập dị đó và Hà rất đồng cảm với mình trong những lần "bị điên".
Ngoài là diễn viên tôi còn viết kịch bản, nên đôi khi muốn tìm một cảm hứng mới ở những thời điểm không tưởng. Chẳng hạn 2h sáng muốn phi xe máy lên Tam Đảo, hay đi lang thang vào thời gian mọi người không tưởng tưởng được, nhưng chỉ cần gọi, Hà sẽ đi cùng tôi.
Nhiều lúc chúng tôi trêu nhau người ngoài tưởng đóng phim hài. Có lúc Hà còn cầm cả quả dừa đuổi theo ném tôi khiến xung quang nghĩ 2 đứa đánh nhau to.
![]() |
Cả hai yêu thích sự hài hước nên bộ ảnh cưới cũng thể hiện rõ tính cách đó. |
- Khi công khai hạnh phúc của mình bên một cô gái xinh đẹp, bên cạnh lời chúc phúc, Trung có sợ mất một lượng fan đáng kể bởi giờ mình là “người đã có chủ”?
Thường tôi chỉ thấy các ca sĩ và người hoạt động nghệ thuật là trai xinh gái đẹp mới sợ điều đó. Còn tôi dù có chủ hay chưa có chủ các bạn nữ cũng chẳng thèm tơ tưởng đâu (cười). Có khi khán giả còn mừng cho tôi vì dù gì, xấu thế còn có người "rước" ấy.
Có khi người thiệt thòi là Hà ấy chứ. Đồng ý lấy tôi khi bạn bè cô ấy toàn lấy chồng giàu, chồng doanh nhân còn tôi chỉ là nghệ sĩ nghèo. Được cái, Hà lại không quan tâm điều người khác có gì, tôi trân trọng điều đó.
3 năm yêu nhau, tôi thấy chúng tôi đã tìm hiểu xong và đi tới hôn nhân. Với lại, những lần yêu trước, tôi yêu thường không quá 1 năm, yêu Hà và 2 đứa chịu đựng tính “điên” của nhau như thế 3 năm tôi nghĩ không còn cần tìm hiểu nữa, cưới thôi.
- Tự nhận mình xấu lạ, làm thế nào Trung Ruồi lại có thể cưa đổ cô gái xinh đẹp như vậy?
Có tuyệt chiêu gì đâu, mọi thứ cứ tự nhiên ấy mà. Có khi 2 đứa điên gặp nhau thành điện hút nhau. Cầu hôn tôi còn bị chê nữa là, làm gì có tuyệt chiêu để cưa.
Mẹ tôi giục cưới lâu lắm rồi nhưng chúng tôi cứ chần chừ vì công việc. Một hôm mẹ tôi gọi nhắc quyết liệt hơn mọi lần trước. Thế tôi quay sang bảo: “Hà ơi, cuối năm nay cưới thôi không mẹ mắng chết”. Hà quay sang bảo tôi cầu hôn gì mà lãng xẹt, nhưng cô ấy đồng ý.
![]() |
Là diễn viên hài vô cùng hoạt ngôn nhưng Trung Ruồi bảo anh cầu hôn lãng xẹt. |
- Cuộc sống của cặp vợ chồng nghệ sĩ sẽ vất vả vì phải di chuyển nhiều, Trung đã chuẩn bị tinh thần như thế nào?
Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần từ lâu vì thế Hà đã nghỉ ở nhà hát Nghệ thuật đương đại để kinh doanh. Hà hy sinh để mình tôi theo đuổi nghệ thuật. Hà cũng sẽ đi diễn nhưng là diễn tự do nên có thể thu xếp thời gian nếu như tôi đi diễn xa. Cặp vợ chồng nào lúc đầu cũng có khó khăn cả. Chúng tôi chỉ biết động viên nhau thôi và người này hiểu, thông cảm cho công việc của người kia.
Tôi là nghệ sĩ rất ít ăn diện, đi chơi nên cũng tích góp được chút ít và năm vừa rồi cũng mua được căn hộ nhỏ cách nhà mẹ 3km để Hà về có một tổ ấm riêng đỡ chạnh lòng với bạn bè.
- Một cái Tết không còn cô đơn, Trung chắc phải huỷ các lịch diễn để đưa nàng về dinh và đi chơi chứ?
Vì lịch nhận show của tôi có từ rất lâu trong khi để chọn được ngày tổ chức đám cưới đẹp lại phải nhờ bố mẹ. Chính vì thế, tôi cưới xong là đi diễn luôn. Tôi cũng có nhiều kế hoạch cho công việc như làm các sản phẩm của mình đưa lên YouTube riêng,... Đưa nàng đi chơi thì có nhưng tạm thời tôi cứ AQ thế này: cứ được ở cùng nhau ngày nào cũng là Tết, đi đâu không quan trọng.
Tình Lê
Mới đây, nghệ sĩ Nguyễn Hà Trung (Trung Ruồi) khoe hình ảnh vợ sắp cưới vô cùng xinh đẹp.
" alt=""/>Trung Ruồi: ‘Vợ sắp cưới điên và lập dị giống tôi’