Trên màn ảnh chỉ có Lâm và Dương trong khung hình nhưng thực tế họ bị cả đoàn phim đông đúc vây quanh, từ đạo diễn tới quay phim, nhân viên ánh sáng, hậu kỳ... Hoàng Hà có vẻ ngại ngùng khi phải diễn trong tình trạng bị Quốc Anh bế lên và ôm chặt. Nhiều khán giả nói vui rằng rất may Hoàng Hà thấp bé nhẹ cân nên Quốc Anh không quá vất vả trong cảnh quay này.
Dù lần đầu kết hợp với nhau trên màn ảnh và chênh lệch tuổi cũng như chiều cao nhưng Quốc Anh và Hoàng Hà đã tạo thành một cặp đôi đẹp với diễn xuất ăn ý và tự nhiên khiến khán giả yêu thích. Tuy nhiên vì Hoàng Hà thấp hơn Quốc Anh tới 31cm nên họ gặp khó khi phải diễn cảnh hôn nhau.
Đoàn phim luôn phải chuẩn bị một cái bục để nữ diễn viên sinh năm 1996 đứng lên sao cho lên hình không quá chênh lệch với Quốc Anh và cũng để họ diễn cảnh tình cảm dễ hơn. Nam diễn viên sinh năm 1998 chia sẻ việc anh cao hơn Hoàng Hà chỉ gây khó cho quay phim khi bắt hình còn anh rất thích vì nó tạo nên hình ảnh đẹp lãng mạn như trên phim Hàn Quốc.
Quỳnh An
Clip: VTVGo
Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư có tiên lượng khá tốt. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, ung thư đại tràng có thể di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi, não, xương.
Ung thư ở đại tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, bệnh có một số dấu hiệu cảnh báo như máu và đàm nhớt lẫn trong phân, phân dẹt hơn bình thường và kèm mùi tanh, đại tiện lắt nhắt, táo bón hoặc tiêu chảy. Người bệnh cũng có thể suy nhược, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.
Bạn có thể phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách thay đổi lối sống như không hút thuốc lá, hạn chế thức uống chứa cồn, hạn chế thịt chế biến sẵn. Chế độ ăn nên có nhiều chất xơ và lượng đạm phù hợp. Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý và tập luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Năm 2014, đang là kỹ sư xây dựng trong một công ty tại TPHCM với mức lương 8-10 triệu đồng, anh Tô Vũ Thành Tín (33 tuổi, ở thôn Vạn Hội 1, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) quyết định nghỉ việc về quê lập nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ.
Anh Tô Vũ Thành Tín, được mệnh danh là "vua chim" (Ảnh: Doãn Công).
"Ở TPHCM có nhiều cơ hội việc làm, lương cũng ổn hơn nhưng ngược lại chi phí đắt đỏ, xa quê hương. Khi đó cha mẹ ở quê lớn tuổi nên tôi quyết định về quê lập nghiệp và tiện chăm sóc", anh Tín nói.
Tháng 8/2014, sau khi về quê, anh Tín vay mượn 70 triệu đồng xây dựng chuồng trại với diện tích 500m2 để nuôi chim trĩ.
Ban đầu anh mua trên 60 con chim trĩ sắp sinh sản và 100 con 2-3 tháng tuổi với mục đích gối đầu. Nhưng người tính không bằng trời tính, tháng 11/2014, khí hậu lạnh khiến đàn chim trĩ 2-3 tháng tuổi chết gần hết.
Chim công má vàng có giá trị kinh tế cao (Ảnh: Doãn Công).
"Tôi làm đủ cách, thắp điện sưởi ấm, cho uống nước ấm nhưng không ổn. Đêm nào cũng phải ngủ ngoài chuồng, đặt báo thức dậy để tản đàn cho chim khỏi chết ngạt. Vậy mà sáng nào cũng chết cả chục con, chim chết liên tục trong 1 tháng, tôi chỉ biết khóc", anh Tín nhớ lại.
Năm 2015, anh Tín thêm một phen "lên bờ xuống ruộng" khi bầy chim trĩ đang đẻ bỗng lăn đùng ra chết. Sau này anh mới biết do không tiêu hóa, chim trĩ ăn quá nhiều sỏi nên chết nghẹn.
Đến tháng 11/2016, một trận lũ lớn bất ngờ khiến hàng nghìn con chim trĩ chết chỉ còn 40-50 con, trên 3.000 trứng trong lò ấp ngập nước, hư hỏng.
Anh Tín một thời "lên bờ xuống ruộng" vì nuôi chim trĩ thương phẩm (Ảnh: Doãn Công).
"Lúc đó tôi muốn bỏ cuộc bởi bao công sức, tiền của bỗng chốc tan biến. Tôi bình tâm suy nghĩ lại, không thể vì khó khăn mà đầu hàng nên vợ chồng quyết tâm làm lại", anh Tín nói.
Năm 2019, khi gia đình anh Tín phát triển thêm các dòng trĩ 7 màu, chim công đang cho thu nhập ổn định thì dịch Covid-19 bùng phát nên buộc phải bán tháo, giảm đàn để duy trì.
Quyết định bỏ phố về quê nuôi chim trĩ, loài chim còn lạ lẫm ở Bình Định đã khiến nhiều người hoài nghi về sự thành công, anh Tín lại bị cho là "khùng" khi bỏ tiền mua loài ong dú mà trước đó chưa thấy ai nuôi để lấy mật.
Theo anh Tín, năm 2016, trong lần cùng bạn bè vào núi chơi đã phát hiện tổ ong dú, thấy loài ong tí hon nên bắt về nhà nuôi cho vui. Cũng năm đó, anh Tín về quê vợ ở huyện Vân Canh (Bình Định) chơi, tình cờ nghe người dân nói có một tổ ong dú trong gốc cây đã hàng chục năm. Nghe vậy, anh Tín nhờ người này vào rừng lấy tổ ong về bán cho mình.
Anh Tín lên mạng tìm hiểu, mới biết mật ong dú có giá trị như một loại dược liệu. Từ đó, anh bắt đầu đặt mua ong dú về nuôi.
Tổ ong được anh Tín đóng kín chỉ để 1 lỗ nhỏ cho ong ra vào (Ảnh: Doãn Công).
Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ong cứ ở trong tổ một thời gian là bay đi hết. Anh Tín đã mất gần 100 triệu đồng tiền "học phí" kinh nghiệm nuôi ong dú.
Sau nhiều năm thử nghiệm với mô hình nuôi ong dú, đến nay, anh Tín đã sở hữu hơn 400 thùng ong. Bình quân mỗi thùng lấy được 0,5 lít mật, mỗi năm anh Tín chỉ thu khoảng 200 lít mật.
Hiện, giá mật ong dú 1,6-1,8 triệu đồng/lít, trong khi ong nuôi không phải cho ăn đường hay bột như một số loài ong mật khác. Kiểu "làm chơi ăn thật", mang về cho anh hơn 270 triệu đồng mỗi năm.
Theo anh Tín, hiện tổng đàn chim trĩ, công và gà cảnh của gia đình anh đã lên đến 2.500 con và hơn 400 tổ ong dú. Trong đó, ngoài giống trĩ thường còn có chim trĩ 7 màu, đặc biệt chim công xanh Ấn Độ, công má vàng, công trắng và công ngũ sắc có giá trị cao.
Anh Tín phát triển nhiều dòng chim trĩ 7 màu, gà xuất xứ từ nước ngoài (Ảnh: Doãn Công).
Các sản phẩm mật ong dú Thành Tín và sản phẩm thịt, trứng chim trĩ đều được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Hiện chim trĩ thịt được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh Bình Định thu mua. Đặc biệt, từ khi tham gia Hợp tác xã nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân, các sản phẩm được hợp tác xã bao tiêu và phân phối đến hệ thống siêu thị trong, ngoài tỉnh.
Anh Tín cho biết, với mô hình trên, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi ròng gần 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) đánh giá cao mô hình nuôi chim trĩ, trĩ 7 màu, chim công, gà cảnh và ong dú của anh Tô Vũ Thành Tín, đã mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với các mô hình chăn nuôi khác ở địa phương.
Bên cạnh đó, anh Tín sẵn sàng giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ, bán giống giá rẻ hơn thị trường cho những người có nhu cầu. Ngoài ra, anh Tín còn tạo việc làm thường xuyên, thời vụ cho nhiều lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
Năm 2024, anh Tô Vũ Thành Tín là 1 trong 3 gương nông dân trẻ nhất tỉnh Bình Định được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba với mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định.
" alt=""/>Bỏ việc kỹ sư ở TPHCM về quê, trở thành tỷ phú nhờ chim và ong