Ukraine được cho là sẽ duy trì kiểm soát một phần tỉnh Kursk của Nga đến đầu năm sau (Ảnh: NBC).
Một binh sĩ Ukraine đang tham chiến ở tỉnh biên giới Kursk của Nga ngày 2/12 chia sẻ với BBCqua văn bản rằng: "Tình hình ngày càng xấu đi".
Những tin nhắn mà BBCnhận được từ binh sĩ Ukraine qua Telegram cho thấy "một bức tranh ảm đạm về một trận chiến mà họ không hiểu rõ và lo sợ mình có thể thua".
"Họ nói về điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu ngủ kinh niên do Nga ném bom liên tục, bao gồm cả việc sử dụng bom lượn nặng 3.000kg đáng sợ. Họ cũng đang rút lui", BBCcho hay.
Một số binh sĩ cho rằng sứ mệnh ban đầu nhằm chuyển hướng nguồn lực của Nga khỏi chiến trường miền Đông Ukraine đã thất bại. Nga thậm chí đạt được những bước tiến lớn ở Donbass kể từ khi Ukraine mở chiến dịch tấn công Kursk đầu tháng 8.
Tuy nhiên, họ đã nhận được mệnh lệnh cầm cự, tiếp tục kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk cho đến khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào cuối tháng 1 năm sau.
Một người lính, được xác định là Pavel, cho biết: "Nhiệm vụ chính mà chúng tôi phải đối mặt là nắm giữ lãnh thổ tối đa cho đến khi Trump nhậm chức và bắt đầu các cuộc đàm phán. Để sau này đổi lấy thứ gì đó".
BBCcho biết, Nga đang dần giành lại 40% số lãnh thổ Kursk bị Ukraine kiểm soát. Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã bắt đầu triển khai hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên đến Kursk để hỗ trợ đẩy lùi quân Ukraine. Bình Nhưỡng từ chối bình luận, nhưng khẳng định đang thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối tác chiến lược với Moscow.
Dựa vào cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến hỗ trợ Nga, phương Tây lập luận việc cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu quyết định này của phương Tây có giúp thay đổi tình hình hay không, các binh sĩ Ukraine cho biết, họ không nhận thấy sự thay đổi nào.
Ukraine mở chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Nga từ ngày 6/8. Chiến dịch này nhằm buộc Nga chuyển hướng nguồn lực, làm chậm đà tiến công của họ ở Donbass. Ngoài ra, cuộc đột kích vào Kursk được kỳ vọng giúp Ukraine nâng vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào sau này với Nga.
Bất chấp những kỳ vọng này, chiến dịch Kursk dường như đang trở thành một sai lầm chiến lược của Kiev, cho phép Nga tiến công nhanh hơn ở Donbass. Chỉ riêng trong tháng 11, Moscow kiểm soát thêm hơn 700km2 lãnh thổ ở Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau 4 tháng, Ukraine đã mất khoảng 38.000 quân ở Kursk. Nếu thông tin được xác thực, đó sẽ là tổn thất lớn với Kiev trong bối cảnh hạn chế nguồn nhân lực.
Cả Nga và Ukraine hiếm khi công bố tổn thất trong cuộc chiến kéo dài gần 3 năm qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua bác bỏ thông tin truyền thông rằng Ukraine mất 80.000 binh sĩ kể từ đầu xung đột. Ông cho biết, tổn thất thực tế thấp hơn nhiều.
Ông cũng khẳng định, tổn thất của Ukraine trong chiến dịch Kursk chỉ bằng 1/8 của Nga.
Theo RT" alt=""/>Ukraine ra mệnh lệnh đặc biệt cho binh sĩ ở KurskTheo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 2 (tên quốc tế là Prapiroon), dự kiến sáng mai (23/7) khu vực Hải Phòng sẽ có thời tiết xấu, giông, mưa lớn.
Từ hôm nay đến ngày 24/7 bão sẽ ảnh hưởng toàn khu vực phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa. Dự kiến các khu vực này sẽ có mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to, trong mưa giông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá gây tình trạng ngập úng.
Chị Gia Anh (Ba Đình, Hà Nội), dự định sẽ đi du lịch Hàn Quốc với gia đình trong những ngày tới. Chị cho hay chuyến bay sẽ khởi hành từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 23h35 ngày 23/7 và dự kiến đến Sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) khoảng 6h hôm sau.
"Gia đình tôi đã thanh toán hết các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng nên rất lo lắng nếu lịch bay bị hoãn hoặc hủy chuyến", chị Gia Anh chia sẻ. Ngoài ra, chị kể rằng mình cũng đã đặt vé chiều về nên lịch trình của mình sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thời gian bay bị thay đổi.
Một số chuyến bay đến và đi từ Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh và Điện Biên có thể chịu ảnh hưởng vì bão số 2 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Trước tình hình bão số 2, các hãng bay tại Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo tới khách hàng có chuyến bay vào những ngày tới.
Cụ thể, Vietjet cho biết do ảnh hưởng của bão số 2, trong các ngày 22/7-24/7, một số chuyến bay đến và đi từ Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh và Điện Biên có thể chịu ảnh hưởng và phải điều chỉnh kế hoạch khai thác. Một số chuyến bay khác cũng dự kiến chịu ảnh hưởng dây chuyền.
Hãng này khuyến cáo hành khách có kế hoạch bay dự kiến trong thời gian ảnh hưởng của bão số 2 nên chủ động theo dõi thông tin về chuyến bay.
Tương tự, Bamboo Airways khuyến cáo khách có hành trình bay đi từ hoặc đến Hải Phòng, Hà Nội chú ý chủ động lịch trình đi lại tới sân bay, đề phòng tắc đường do mưa ngập, dẫn đến trễ giờ bay. Hãng cho biết trong trường hợp do ảnh hưởng của bão, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, lịch khởi hành chuyến bay của hành khách có thể phải điều chỉnh.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam có công điện gửi các đơn vị có liên quan về chủ động phòng chống, ứng phó bão số 2.
Theo dự báo, trong 24 giờ tới, bão đi vào vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Cục Hàng không cho biết sân bay Vân Đồn sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của bão; các sân bay Nội Bài, Cát Bi (Hải Phòng) và Thọ Xuân (Thanh Hóa) dự kiến mưa dông.
Để chủ động ứng phó với bão, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chỉ đạo cơ sở dịch vụ khí tượng tăng cường đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục cập nhật các bản tin cảnh báo.
Các sân bay, hãng bay phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2 để điều chỉnh kế hoạch bay cho phù hợp; căn cứ tình hình thực tế để có hành động ứng phó cần thiết, đảm bảo an toàn bay, bảo vệ người và tài sản trước thiên tai.
Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu các đơn vị triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại sân bay.
" alt=""/>Bão số 2 chuẩn bị đổ bộ, khách lo ngay ngáy trước giờ bayTrong suốt phiên giao dịch hôm nay (20/8), VN-Index duy trì vận động trên vùng tham chiếu. Chỉ số bứt tốc vào phiên chiều, đóng cửa tăng 10,93 điểm tương ứng 0,87% lên 1.272,55 điểm. HNX-Index tăng 1,29 điểm tương ứng 0,55% và UPCoM-Index tăng 0,38 điểm tương ứng 0,41%.
Ngay sau khi VN-Index vượt mốc 1.270 điểm, dòng tiền đổ mạnh và quyết liệt hơn giúp chỉ số bứt tốc, thanh khoản cũng cải thiện so với phiên hôm qua.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 810,15 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 19.016,25 tỷ đồng; HNX có 68,18 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.306,36 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 43,3 triệu cổ phiếu tương ứng 676,71 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng. Sắc xanh chiếm ưu thế với 542 mã tăng giá, 30 mã tăng trần so với 299 mã giảm, 9 mã giảm sàn. HoSE thoát cảnh "xanh vỏ đỏ lòng" khi diễn biến tăng lan tỏa, có 264 mã tăng so với 136 mã giảm.
Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh (Ảnh chụp màn hình).
Nhóm cổ phiếu bất động sản bứt tốc. Một loạt cổ phiếu tăng trần và cháy hàng: DXG, FDC, PDR, HPX và SGR tăng kịch biên độ sàn HoSE, không hề có dư bán. Trong đó, DXG khớp lệnh 22,9 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 1,2 triệu đơn vị; PDR khớp lệnh 17,1 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 3,5 triệu đơn vị.
Nhiều mã khác đảo chiều thành công, từ trạng thái giảm giá trong phiên đã đóng cửa tăng mạnh. DIG tăng 5,7% lên 25.050 đồng, khớp lệnh 26,1 triệu cổ phiếu; HTN tăng 5,2%; NVL tăng 5% và khớp lệnh 25,5 triệu cổ phiếu; CCL tăng 4,8%; FIR tăng 4,4%; DXS tăng 4%; SCR tăng 3,5%; AGG tăng 3,4%...
Cổ phiếu bất động sản bứt tốc tăng mạnh trong bối cảnh câu chuyện đấu giá đất tại một số địa phương đang gây chú ý lớn trong dư luận và trên truyền thông.
Theo nhận định của Chứng khoán VNDirect, dòng tiền trên thị trường trong nửa đầu năm không dành nhiều sự quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhà ở và các cổ phiếu ngành bất động sản đều có một xu hướng điều chỉnh trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, cổ phiếu các doanh nghiệp có khả năng duy trì khả năng bán hàng tốt, có câu chuyện như là tái cơ cấu doanh nghiệp thành công và tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ lợi thế đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án và hoàn thành đóng tiền sử dụng đất theo khung giá đất cũ của chính phủ để giữ được biên lợi nhuận tốt trong giai đoạn sắp tới đều giữ được mặt bằng giá tốt so với VN-Index.
Một phần nguyên nhân diễn biến giá của các cổ phiếu ngành bất động sản là do kết quả kinh doanh của nhóm bất động sản thường chậm vào nửa đầu năm, do đó chưa tạo được đủ hiệu ứng tốt lên tâm lý nhà đầu tư.
Trong nửa cuối năm, nhóm phân tích kỳ vọng tâm lý thị trường sẽ được hỗ trợ từ việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng tốc do đẩy mạnh hoạt động bàn giao nhà cho khách hàng.
Mặc dù vậy, cần nhiều thời gian hơn để các chính sách hỗ trợ và việc các luật bất động sản mới đi vào hiệu lực phát huy ảnh hưởng tích cực lên tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do các luật mới, trước mắt, sẽ có những ảnh hưởng trái chiều lên thị trường bất động sản trong ngắn hạn.
Trong đó một số địa phương bắt đầu áp dụng bảng giá đất mới (với rủi ro giá đất tăng cao so với giá đang áp dụng để phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường), sẽ tạo thêm áp lực tài chính lên các doanh nghiệp và khiến giá nhà khó hạ nhiệt. Mặt khác thì các quy định có lợi hơn cho người mua nhà như yêu cầu chủ đầu tư không được thu tiền cọc quá 5%, việc mở rộng phạm vi về quyền sở hữu nhà ở với người nước ngoài... sẽ hỗ trợ tâm lý người mua nhà.
Tóm lại, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành bất động sản sẽ phân hóa, những doanh nghiệp đã chứng minh được trong quá khứ là có năng lực triển khai dự án tốt, dự án đầy đủ pháp lý; bán được hàng trong thời gian qua (thể hiện qua doanh số bán trước); cũng như có tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đòn bẩy thấp… sẽ là những cơ hội đầu tư tiềm năng trong giai đoạn này.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh ở phiên chiều (Nguồn: VNDS).
Trở lại với thị trường hôm nay, cổ phiếu ngân hàng giữ vai trò đầu tàu dẫn dắt thị trường. Riêng VCB đóng góp 2,72 điểm cho VN-Index trong khi BID đóng góp 1,73 điểm. Cụ thể, BID tăng 2,6%; VCB tăng 2,3%; CTG tăng 1,7%. Tuy nhiên, nhóm này cũng ghi nhận sự điều chỉnh tại nhiều mã như LPB, NAB, HDB, VIB, EIB, OCB, TCB.
Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng tốc. VND tăng 4% với khớp lệnh đạt 22,2 triệu cổ phiếu; EVF tăng 2,5%; CTS tăng 2,2%; TVS tăng 1,8%; DSE tăng 1,8%; AGR tăng 1,4%; VIX tăng 1,3%. Riêng VIX khớp lệnh đạt 37,7 triệu đơn vị.
Cổ phiếu PNJ vẫn tiếp tục nới rộng đà tăng. Mã này tăng thêm 3% lên 108.000 đồng, phá đỉnh cũ, thiết lập đỉnh mới; với khớp lệnh 3,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu ô tô và phụ tùng lấy lại được trạng thái tăng giá: HAX tăng 1,5%; HHS tăng 1,1%; DRC tăng 0,4%.
" alt=""/>Giữa ồn ào đấu giá đất, cổ phiếu bất động sản ồ ạt tăng