Theo ông, các nhà nghiên cứu đang thu thập tên người dùng, các quảng cáo và liên kết đến hồ sơ người dùng ngày cả đối với những người không cài đặt công cụ trình duyệt web hay đồng ý với việc thu thập này. Giám đốc quản lý sản phẩm Facebook nêu rõ việc nghiên cứu không thể biện minh cho quyền riêng tư của mọi người.
Bên cạnh đó, Facebook cũng tuyên bố hành động này phù hợp với thỏa thuận đạt được năm 2019 với nhà chức trách Mỹ về quyền riêng tư của người dùng, sau vụ bê bối Cambridge Analytica, trong đó dữ liệu của người dùng đã bị thu thập nhằm mục đích quảng cáo chính trị.
Trong nhiều tháng qua, nhóm các nhà nghiên cứu của NYU và Facebook đã nảy sinh bất đồng liên quan đến dự án trên, vốn sử dụng công cụ trình duyệt web để thu thập dữ liệu về quảng cáo lan truyền những thông tin bạo lực, sai lệch về chính trị và dịch Covid-19.
Động thái của Facebook đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động.
Theo bà Laura Edelson, nhà nghiên cứu đứng đầu Dự án Theo dõi quảng cáo của NYU, trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận này nhằm phát hiện các lỗ hổng hệ thống trong Thư viện Quảng cáo Facebook để xác định thông tin sai lệch trong các quảng cáo chính trị, trong đó có nhiều người gieo rắc sự ngờ vực đối với hệ thống bầu cử Mỹ cũng như nghiên cứu về sự lan truyền thông tin sai lệch về đảng phái của Facebook.
Việc khóa tài khoản của các nhà nghiên cứu cho thấy Facebook đang tìm cách chấm dứt toàn bộ hoạt động này. Cũng theo bà Edelson, Facebook đã ngăn chặn hơn 20 nhà nghiên cứu và nhà báo tiếp cận dữ liệu Facebook thông qua Dự án Theo dõi quảng cáo, trong đó có việc đo lường thông tin sai lệch về vắc xin ngừa Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Facebook cần minh bạch hơn. Ông Alex Abdo thuộc Đại học Columbia khẳng định Facebook không thể quyết định những gì công chúng cần biết về trang mạng này.
Điều cần thiết là phải tìm ra cách thức thông tin sai lệch lan truyền trên nền tảng xã hội này cũng như cách thức các nhà quảng cáo khai thác công cụ nhắm mục tiêu vi mô của Facebook và cách thức khiến Facebook lan truyền hơn nữa những thông tin trên. Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn cho rằng động thái trên của Facebook nhằm khiến những người nghiên cứu hoạt động của nền tảng này phải giảm tiếng nói hoặc im lặng.
TheoBaotintuc
Mark Zuckerberg đã phải thừa nhận rằng các tin tức giả mạo, phân biệt chủng tộc… sẽ không thể nào được loại bỏ hoàn toàn khỏi nền tảng mạng xã hội Facebook.
" alt=""/>Facebook tiếp tục gây 'bão' dư luậnTiếp tục nhận được sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT, cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin (ATTT) ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học.
Đồng thời, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong lĩnh vực ATTT, góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025.
Cuộc thi cũng hướng tới phát hiện những tài năng trong lĩnh vực ATTT, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực ATTT trình độ cao và tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức giữa sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN.
Các đối tượng tham gia là các sinh viên, học viên hệ cao đẳng, đại học đại diện cho các trường cao đẳng, đại học, học viện tại Việt Nam và một số trường của các nước ASEAN, cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2021” sẽ có 3 vòng gồm Khởi động, Sơ khảo và Chung khảo.
Xây dựng phương án cả 3 vòng thi đều có thể diễn ra online hoàn toàn
Để tạo điều kiện cho các thí sinh làm quen với cách thức tổ chức, thể lệ và dạng đề thi, ở vòng Khởi động sẽ diễn ra vào ngày 9/10, Ban tổ chức không giới hạn số lượng đội tham gia. Mỗi đội có không quá 4 thành viên.
Đề thi vòng Khởi động được xây dựng theo hình thức Jeopardy (Vượt qua thử thách theo chủ đề). Thí sinh sẽ làm bài trong 4 giờ liên tục, bắt đầu từ 8h sáng. Kết quả sẽ có ngay sau khi vòng thi kết thúc. Đây có thể là căn cứ để các trường lựa chọn, cử các đội tham gia vòng thi Sơ khảo.
Trong vòng Sơ khảo được tổ chức ngày 16/10, các đội tuyển sinh viên sẽ thi thực hành ATTT trong 8 giờ, cũng theo hình thức Jeopardy. Dự kiến, các đội dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo.
Theo kế hoạch, các đội Việt Nam sẽ đăng ký thi Sơ khảo theo 2 khu vực: phía Bắc gồm các trường từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc, phía Nam gồm các trường từ Đà Nẵng trở vào Nam. Mỗi khu vực sẽ chọn 5 đội xuất sắc nhất giành quyền vào thi Chung khảo.
Từ tháng 7, Ban tổ chức đã đăng thông tin chi tiết về cuộc thi trên website ascis.vnisa.org.vn |
Vòng Chung khảo sẽ được tổ chức vào ngày 13/11 với sự góp mặt của 10 đội Việt Nam và khoảng 8 đội của các nước ASEAN khác đã đạt điểm cao nhất vòng Sơ khảo (mỗi nước 1 đội).
Đề thi vòng Chung khảo được xây dựng chủ yếu theo cách thức đối kháng: Tấn công và phòng thủ trực tiếp. Các đội sẽ thi trong thời gian 8 giờ, cũng theo hình thức online hoàn toàn (với các đội ASEAN) và online tập trung (với các đội Việt Nam).
Theo chia sẻ của đại diện VNISA, do dịch Covid-19 tại các nước ASEAN còn diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã xây dựng phương án cả 3 vòng thi của cuộc thi năm nay đều có thể tổ chức hoàn toàn online. Để thực hiện được phương án này, ngoài đơn vị tài trợ chính là Viettel, cuộc thi năm nay còn có nhà mạng Netnam tài trợ hạ tầng mạng và nền tảng hội nghị truyền hình.
Từ đầu tháng 8, Bộ TT&TT đã gửi thư mời các trường ở các nước ASEAN khác tham gia cuộc thi, qua đầu mối là cơ quan ATTT của mỗi nước.
Vòng Chung khảo cho các đội Việt Nam và lễ tổng kết, trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Các đội Việt Nam đạt giải cao sẽ được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội thảo quốc tế “Ngày ATTT Việt Nam 2021” dự kiến diễn ra ngày 25/11 tại Hà Nội.