Với việc Bộ Xây dựng đồng ý cho phép doanh nghiệp tại TP.HCM xây dựng căn hộ thương mại 25m2, nay UBND TP.HCM lại có văn bản gửi Bộ Xây dựng kiến nghị không cho phép xây dựng căn hộ dạng này khiến doanh nghiệp và người dân hoang mang. |
Căn hộ 25m2 do doanh nghiệp trong TPHCM xây dựng. Ảnh: Lê Quân - Liêu Lãm - Zing.vn. |
Thiếu nhất quán
Căn hộ thương mại 25m2 đang xôn xao dư luận mấy ngày nay vì UBND TP.HCM bày tỏ quan điểm không cho phép xây dựng căn hộ thương mại dưới diện tích 45m2. Thực tế, đến thời điểm hiện tại, căn cứ các quy định hiện hành, tiêu chuẩn diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư là 25m2 đối với nhà ở xã hội và 45m2 đối với nhà thương mại. UBND TP.HCM lý giải “cấm cửa” căn hộ này bởi việc xây dựng chung cư thương mại có diện tích căn hộ dưới 45m2 sẽ làm gia tăng quy mô dân số và áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, đồng thời có nguy cơ xuất hiện tình trạng “khu ổ chuột trên cao”.
Thế nhưng cách đây vài tháng, Bộ Xây dựng đồng ý cho một doanh nghiệp tại TP.HCM được phép xây căn hộ thương mại 25m2. Thậm chí, Bộ Xây dựng còn có văn bản gửi các cơ quan báo chí, khẳng định quy định cho phép xây dựng căn hộ có diện tích vừa và nhỏ (tối thiểu 25m2) không phải là nguyên nhân hình thành các khu nhà ở chất lượng kém. Bộ này cho rằng, trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nhà chung cư, chấp thuận doanh nghiệp có thể tạm thời xây dựng căn hộ diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2 kèm thêm điều kiện phải đảm bảo các yếu tố chất lượng xây dựng, chất lượng hoàn thiện, hệ thống trang thiết bị, điều kiện hạ tầng, dịch vụ quản lý vận hành.
Nhưng chính Bộ Xây dựng lại là cơ quan quản lý thiếu nhất quán trong các quyết định của mình bởi trong văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) trước đó từng không đồng ý thí điểm đầu tư xây dựng căn hộ, nhà trọ, phòng trọ cho thuê với diện tích dưới 25m2 của doanh nghiệp.
Người nghèo đến bao giờ có nhà?
Số phận căn hộ thương mại 25m2 chưa biết cơ quan quản lý định đoạt thế nào nhưng doanh nghiệp và người dân như ngồi trên đống lửa. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, tác giả căn hộ 25m2 cho biết, văn bản của TP.HCM không chấp nhận căn hộ thương mại dưới 45m2 tạo ra sự không công bằng cho chính doanh nghiệp và người dân đô thị. “Hiện, tỉnh Bình Dương phát triển rất tốt nhà 25m2 cho công nhân và được tỉnh ủng hộ vậy vì sao TP.HCM lại không được?”, ông Đực thắc mắc. Việc TP.HCM không đồng ý xây sẽ khiến “1 triệu năm nữa người nghèo vẫn không có nhà”, ông Đực nói.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA phân tích, trên thực tế, Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM đã chấp thuận cho thí điểm xây dựng căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 38m2 sàn với một tỷ lệ nhất định tại một số dự án. Luật Nhà ở 2014 đã giao thẩm quyền cho Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm quyền quyết định về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại, nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ông Châu cho rằng, tại TP.HCM, nhu cầu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, nhà ở thương mại nhỏ có 1 - 2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền là rất lớn, cần phải được giải quyết thật thỏa đáng. Do đó, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng và UBND TPHCM cho phép căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 25m2 sàn. Điều kiện tồn tại đối với căn hộ “hộp diêm” này là phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Tôi nghĩ cần phải cho phép tỷ lệ căn hộ nhỏ có diện tích từ 25m2 sàn đến dưới 45m2 sàn không vượt quá 25-30% tổng số căn hộ của chung cư. Riêng tại TP.HCM, cần “bật đèn xanh” cho loại căn hộ có diện tích từ 25m2 sàn đến dưới 45m2 sàn tại các quận vùng ven và các huyện ngoại thành thì mới phù hợp với thực tế”, ông Châu nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng: “Hiện nhiều người cho rằng, phát triển chung cư 25m2 sẽ biến thành các khu ổ chuột. Tôi xin nói, ổ chuột hay không nằm ở chất lượng sống của người dân trong chung cư đó. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng, bước tiếp theo sẽ phải xây dựng quy trình quản lý các chung cư 25m2 này sao cho phù hợp. Quan trọng là làm sao đảm bảo nhu cầu hiện tại”.
Theo Tiền phong

Căn hộ 25m2 chỉ cho phép 1 người ở?
Khi cho phép xây dựng căn hộ 25m2, Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25m2?
" alt=""/>Căn hộ thương mại 25m2: Bộ và thành phố vênh nhau, ai chịu thiệt?

Tổng giám đốc Trần Mạnh Hùng cho biết lợi nhuận 3 tháng đầu năm của Tập đoàn này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2013, trong khi tổng doanh thu cũng tăng thêm 9.5%.Cụ thể, mức tăng trưởng lợi nhuận ước tính của Công ty Thông tin di động VMS, một đơn vị hạch toán độc lập là 7.6%, riêng khối hạch toán phụ thuộc (bao gồm 4 công ty và 63 bưu điện tỉnh, thành phố) đạt lợi nhuận cao gấp 8 lần so với Q1 năm ngoái.
Tuy vậy, phát biểu tại Hội nghị Quản lý Nhà nước T4/2014 của Bộ TT&TT sáng 4/4, ông Hùng lưu ý rằng một phần lý do tăng trưởng là vì tình hình kinh doanh năm ngoái "không được tốt" và gặp nhiều khó khăn hơn năm nay. Một số chỉ số quan trọng khác cũng được ông Hùng chia sẻ như thuê bao băng rộng trong Quý I tăng 172%, thuê bao cáp quang tăng gấp 3 lần.
Ông Hùng không tiết lộ doanh thu và lợi nhuận cụ thể trong quý I là bao nhiêu, nhưng theo kế hoạch năm của Tập đoàn, mục tiêu tổng lợi nhuận năm 2014 sẽ chỉ là 9915 tỷ, còn tổng doanh thu là 120.883 tỷ, chỉ tăng nhẹ (trên dưới 6%) so với năm 2013
Theo giới phân tích, những mục tiêu tài chính này của VNPT thể hiện rõ sự thận trọng và "chắc chắn", khi mà tình hình kinh tế trong năm 2014 được dự đoán sẽ hồi phục tích cực hơn so với năm 2013 nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, VNPT còn phải chuẩn bị tiến hành tái cơ cấu theo Đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo hướng tách riêng MobiFone thành một đơn vị độc lập để cổ phần hóa. Tuy nhiên, khó khăn với VNPT sẽ còn tăng lên gấp bội, bởi một quyết định bất ngờ của Chính phủ là không buộc MobiFone phải "gánh" hơn 60 đơn vị, trong đó có nhiều đơn vị thua lỗ, từ VNPT cắt sang nữa, dù cho trong Đề án tái cơ cấu có đề xuất phương án này. Theo số liệu không chính thức được lãnh đạo Tập đoàn công bố tại Tọa đàm Thị trường Viễn thông VN diễn ra hồi tháng 2, thì khoản thua lỗ của 60 đơn vị này lên tới 1600 tỷ.
Ngoài việc tách riêng MobiFone, VNPT còn phải tiến hành song song việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, theo một lộ trình từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, ông Hùng thừa nhận rằng số lượng doanh nghiệp phải thoái vốn là rất lớn, với tiến độ hiện nay có thể một ngày phải thoái vốn tới 1-2 doanh nghiệp. Ông kiến nghị Bộ TT&TT sớm có ý kiến chỉ đạo đối với một số vấn đề đang vướng trong quá trình thoái vốn để Tập đoàn có thể theo kịp tiến độ mà Chính phủ yêu cầu.
Chính thức phê duyệt tách MobiFone khỏi VNPT" alt=""/>Lợi nhuận quý 1 của VNPT tăng 40%