Ngày 18/4, Tập đoàn quản lý năng lượng Eaton đã công bố ký kết thỏa thuận phân phối mới với đối tác chiến lược Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld).
Theo ông Pichai Suthijintatip, Giám đốc Thương mại mảng điện, khu vực Indochina, Thái Lan, Myanmar và Bangladesh, Tập đoàn Eaton, thông qua các giải pháp quản lý năng lượng tiên tiến, Eaton giúp khách hàng duy trì năng suất, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo vệ vốn đầu tư.
" alt=""/>Eaton bắt tay Digiworld phân phối sản phẩm quản lý năng lượngĐây là chuỗi hoạt động nhân kỉ niệm 1 năm ra mắt xe khách Rosa tại thị trường Việt Nam.
Khởi động từ tháng 5/2017, đến nay, chương trình trải nghiệm Rosa đã đến với hơn 20 tỉnh thành. Gần 500 tài xế và chủ doanh nghiệp đã tham gia lái thử xe và cho ý kiến đánh giá về chất lượng xe.
Theo khảo sát, hơn 90% người tham gia đồng ý rằng Rosa sở hữu thiết kế tinh giản, tối ưu hóa sự thoải mái cho khách ngồi; máy khỏe, khả năng tăng tốc nhanh, độ cân bằng tốt và tầm nhìn bao quát, cho phép tài xế đảm bảo hành trình an toàn.
Dừng chân tại mỗi tỉnh trong 2 ngày, Fuso mang đến cho các chủ doanh nghiệp vận tải và các tài xế cơ hội lái thử xe Rosa ngay tại khuôn viên bến xe hoặc xung quanh thành phố để cảm nhận độ cân bằng hay đà tăng tốc của xe trong nhiều cung đường và tình huống khác nhau.
" alt=""/>Hơn 500 tài xế xe khách lái thử xe Fuso RosaMột vài lần trong tháng, người đàn ông mang tên Bassam đi mua sắm đồ tiêu dùng thiết yếu và thực phẩm như gạo, rau quả tại siêu thị Tazweed phục vụ cho khoảng 75.000 người tị nạn ở khu trại Zaatari thuộc vùng thảo nguyên bán khô hạn của Jordan, cách biên giới Syria hơn 10km.
Tại quầy thanh toán, người thu ngân kiểm lại hàng hóa, nhưng Bassam không hề sử dụng tiền mặt hay thẻ tín dụng. Thay vào đó, anh ta nhìn vào camera để quét mống mắt của mình. Phiếu mua hàng của Bassam có ghi hình thức thanh toán "EyePay" và "World Food Programme Building Blocks". Những chuyến mua hàng tại siêu thị của Bassam thuộc dự án sử dụng blockchain để hỗ trợ quyền con người của Liên Hợp Quốc (UN). Việc quét mống mắt nhằm xác thực nhân thân thuộc cơ sở dữ liệu của UN, truy suất tài khoản gia đình được quản lý bằng biến thể của Ethereum bởi Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
![]() |
Building Blocks, tên của dự án nói trên, khởi động từ đầu năm 2017, giúp WFP phân phối hỗ trợ đổi tiền lấy lương thực cho hơn 100.000 người tị nạn Syria tại Jordan. Được kỳ vọng sẽ bao trùm hết khoảng 500.000 người tị nạn Syria cho đến cuối năm 2018, dự án Building Blocks nếu thành công sẽ thúc đẩy việc triển khai công nghệ blockchain cho các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc.
Chương trình Lương thực thế giới đã thành công khi đem thực phẩm đến cho 80 triệu người trên thế giới, nhưng kể từ 2009, tổ chức này đã chuyển hướng từ bàn giao lương thực sang chuyển tiền đến những người cần sự giúp đỡ. Phương thức này có thể đem lại nguồn thức ăn cho nhiều người hơn, cải thiện kinh tế địa phương và tăng cường minh bạch. Nhưng nó cũng vấp phải một vấn đề về hiệu quả: làm việc với các ngân hàng địa phương hay khu vực. Trong năm 2017, WFP đã chuyển khoản số tiền 1,3 tỷ USD cho mục tiêu này, với phần phí giao dịch và các loại phí khác đủ để trang trải hàng triệu bữa ăn. Các kết quả bước đầu của dự án blockchain đã giảm được tới 98% những phí nói trên.
![]() |
Giám đốc WFP, Houman Haddad, là người đứng sau và ủng hộ hoàn toàn cho dự án trên nền tảng blockchain, với kỳ vọng còn đạt được nhiều hơn cả tiết kiệm chi phí. Đó chính là giải quyết được vấn đề trọng điểm của mọi cuộc khủng hoảng nhân quyền: cách thức giúp đỡ những người dân thường không có giấy tờ căn cước hoặc tài khoản ngân hàng có thể tham gia vào hệ thống tài chính và pháp luật nơi mà những điều kiện tiên quyết để có được việc làm và cuộc sống ổn định.
" alt=""/>Bên trong trại tị nạn tồn tại nhờ tiền ảo ở Jordan