2025-05-01 23:51:32 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:137lượt xem
Một bức ảnh về người đàn ông mái tóc hoa râm đang bế mẹ già trên tay tronglúc chờ tới lượt vào khám ở bệnh viện đã chạm tới trái tim của hàng triệu người.
ảmđộngngườiđànôngtuổibếmẹđiviệlịch ngoai hang anh
TIN BÀI KHÁC:
ảmđộngngườiđànôngtuổibếmẹđiviệlịch ngoai hang anhảmđộngngườiđànôngtuổibếmẹđiviệlịch ngoai hang anhQuân nổi dậy Libya trở mặt với phương Tây Nước mắt và chiến thắng của Putin Vì sao bạn ghét vợ/chồng
Con hẻm dẫn vào nhà chị Khải trở nên đông đúc hơn sau thông tin chị nhặt được vàng rồi trả lại người bị mất.
Chị kể, chuyện bắt đầu từ sáng 16/11. Sáng sớm cùng ngày, chị rời nhà đạp xe rong ruổi các hẻm trong khu vực để nhặt, thu mua ve chai. Trên đường đi, chị thấy một túi rác màu đen còn tốt nên nhặt về để đựng số ve chai vừa mua.
Tuy nhiên chị không biết rằng trong túi rác ấy có một túi nilon chứa nhiều trang sức bằng vàng với trọng lượng lên đến hơn 1 lượng. Thế nên đến chiều, chị vẫn chở số ve chai thu mua được ra bờ sông tập kết.
Tại đây, chị trút tất cả ve chai trong túi ra, trải rộng trên bãi đất trống để phơi. Cái túi đựng hơn 1 lượng vàng lăn lóc, nằm lộ thiên bên mé sông. “Lúc đó, tôi không hề biết mình nhặt được vàng nên phơi xong, tôi trở về nhà. Đến chiều, ra vựa ve chai, tôi có nghe chuyện có người đánh mất vàng và đang đi tìm”, chị Khải kể.
Sáng hôm sau, chị ra bờ sông soạn lại mớ ve chai mua hôm qua rồi bàng hoàng phát hiện mình nhặt được cả “một nắm vàng”. "Lúc đó, tôi run hết người. Chưa bao giờ, tôi cầm trên tay số vàng lớn như thế”, chị nói.
Chị Thuận (áo vàng) vui vẻ, xúc động nhận lại số vàng bị mất từ tay chị Khải.
“Tôi không dám về nhà mà chạy thẳng đến nhà con dâu và nói, tôi vừa nhặt được cả một nắm vàng. Sau khi kiểm đếm xong, tôi để con dâu giữ số vàng và dặn đợi người mất đến tìm sẽ trả lại. Sau đó, tôi về nhà uống thuốc”, chị Khải kể thêm.
Trở về nhà, chị Khải luôn trong tâm lý bồn chồn, chờ đợi người đánh mất đến xin nhận lại số vàng.
Trong khi đó, vợ chồng chị Trương Thị Thuận (38 tuổi, ngụ xã Đông Thạnh) lại sống trong những phút giây tuyệt vọng khi số trang sức “mất tích” một cách lãng xẹt.
Cố bình tĩnh để tìm nguyên nhân mất vàng, chồng chị Thuận cho biết, sáng 15/11 anh dọn nhà và vô tình bỏ chiếc túi có chứa vàng vào bịch đựng rác. Sáng 16/11, chị Thuận tiếp tục vệ sinh nhà cửa nên đem túi rác nói trên ra bên ngoài để chờ xe rác đến thu gom.
Hạnh phúc vỡ òa
Chị Thuận kể: “Tôi chạy ra ngoài cổng để tìm túi rác thì không thấy nữa. Chúng tôi phải xin hình ảnh từ các camera an ninh của người dân để nhận dạng người nhặt túi rác. Sau đó, chúng tôi nhận ra người đó là chị Khải”.
Ngay sau đó, chị Thuận đã đến nhà chị ve chai với hy vọng có thể tìm lại được số vàng đã mất. “Vừa thấy tôi, chị Khải đã nói: “Em mất vàng à?”. Nghe vậy, tôi vỡ òa hạnh phúc. Tôi chạy đến ôm chị, nước mắt cứ trào ra. Thấy tôi khóc, chị Khải cũng xúc động, khóc theo”, chị Thuận kể.
Chị Thuận kể lại giây phút hạnh phúc đến phát khóc khi được chị Khải hỏi: "Em mất vàng à?".
Kể lại giây phút xúc động nói trên, chồng chị Khải cho biết: “Thấy hai chị em ôm nhau khóc, tôi nói không việc gì phải khóc cả. Nếu nhà này nhặt được thì không mất đâu”.
“Lúc đó, chính bản thân tôi còn chưa biết vợ mình nhặt được vàng. Sau này, cô ấy kể tôi mới biết. May mà đêm hôm trước không có người đi câu cá đêm chứ nếu không, chưa chắc số vàng này còn tồn tại đến bây giờ”, anh nói thêm.
Để chứng minh mình là chủ nhân thực sự của số vàng, chị Thuận nói một cách chi tiết số lượng, trị giá, nguồn gốc từng món trang sức trong chiếc túi nilon mà chị Khải nhặt được. Chị còn cẩn trọng trưng ra các giấy tờ liên quan đến số trang sức trên.
Số trang sức bằng vàng chị Khải vô tình nhặt được trong lúc đi thu mua ve chai.
Chị Thuận xúc động nói: “Số vàng gồm 10 chiếc nhẫn, 2 sợi dây chuyền. Tất cả là của hồi môn mà ông bà, cha mẹ cho lúc vợ chồng tôi cưới nhau. Tôi nói xong, chị ấy gọi điện cho cô con dâu đem số vàng trả cho tôi mà không chút do dự”.
Trước lòng tốt của chị Khải, chị Thuận không thể kìm nén cảm xúc vui mừng, biết ơn. Chị vừa khóc vừa nói: “Tôi rất xúc động và biết ơn chị Khải. Tôi đã nghĩ mình sẽ không tìm lại được tài sản. Thật may mắn, tôi lại được gặp một người tốt bụng như chị ấy”.
“Sau khi nhận lại vàng, về nhà, tôi kể cho người thân nghe, ai cũng nói đây là chuyện lạ có thật, chuyện tưởng chỉ có trong phim thôi…”, chị Thuận nói thêm.
Trong khi đó, chị Khải cho biết, chị cũng rất hạnh phúc khi đã trả lại vàng cho đúng người bị mất.
Chiếc xe đạp chị Khải sử dụng để đi thu mua ve chai mỗi ngày.
Chị Khải trước đây làm công nhân. Năm 2007, chị chuyển sang đi thu mua ve chai dạo. Chị cho biết, đây là lần đầu tiên chị nhặt được vàng. Tuy nhiên, chị từng nhiều lần nhặt và trả lại nhiều loại tài sản khác cho người mất.
Nguyễn Sơn
Tình cờ mua cặp bát sứ từ 30 năm trước, giờ bán được 1,5 tỷ đồng
Cặp bát sứ được mua ban đầu với số tiền 6 triệu đồng, 30 năm sau, đã được trả giá lên đến 1,5 tỷ đồng.
" alt=""/>Chị ve chai run rẩy khi nhặt được túi vàng bên lề đường
Ngược dòng ký ức, ngày đó Phi Hải làm nghề vũ công. Anh quen với 3 anh em ruột Lê Hiếu, Lê Huy, Lê Hào (Biên Hòa, Đồng Nai) trong cuộc thi "Thử thách cùng bước nhảy" với tư cách là đối thủ.
Sau từng vòng thi, Hải và các em càng thân nhau. Mẹ các bé hay mời Hải xuống nhà chơi. Bất kể chuyện gì vui buồn, lũ nhỏ đều tìm Hải giãi bày.
Phi Hải và Lê Huy, Lê Hào
Năm 2013, mẹ 3 em qua đời sau thời gian mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Bố các em làm lao động chân tay, không đủ điều kiện nuôi con.
Giữa cơn bĩ cực, Lê Hiếu là anh cả nhưng loay hoay chẳng biết làm gì, em gọi điện cho Hải khóc. Hiếu còn tâm sự với Hải, ước muốn của em là theo đuổi đam mê nhảy. Mẹ mất, bố khó khăn, có lẽ giấc mơ phải bỏ dở giữa chừng…
Lời tâm sự của cậu bé đã khiến Hải đau đáu nhiều ngày. Anh luôn tự vấn rằng: “Rồi mai này, tương lai 3 đứa trẻ sẽ ra sao? Cảnh côi cút, chúng sẽ sống như cỏ dại ven đường…”.
Lòng trắc ẩn thôi thúc Hải đi đến một quyết định chớp nhoáng. Anh về thưa chuyện với người thân của Hiếu, Hào, Huy để đón 3 em về nuôi.
“Người ta hỏi tôi, tại sao không đón 1 đứa thôi, để 2 em còn lại cho họ hàng có trách nhiệm nhưng tôi không muốn anh em chúng phải chia lìa”, Hải nhớ lại.
Mặc dù gia đình Hải không khá giả gì nhưng bố mẹ anh vẫn dang rộng vòng tay đón những đứa trẻ đáng thương đến với mình. Từ đó, căn hộ 20m2 có 6 người sinh sống.
Ba em nhỏ gọi Hải là “ba Bin” - tên ở nhà của Hải. “Chính vì một tiếng “ba” mà tôi càng phải nỗ lực, không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà còn là tình thương”, Hải tâm sự.
Giữa Hải và bố đẻ của mấy bé có mối quan hệ khá tốt. Anh Minh (bố đẻ các bé) cũng hay gửi tiền về để chăm lo cho con. Hàng tuần, Hải lại đưa các bé về thăm bố và bà.
Hải vừa như người thầy, dẫn dắt các em vào nghề vũ công, vừa làm cha - chăm lo các em từng miếng cơm manh áo, vừa là người bạn - cùng các em đối mặt với những rắc rối của tuổi mới lớn…
Giai đoạn Huy bước vào tuổi dậy thì, tâm lý thay đổi, ngang bướng hơn, thích làm theo bản năng. Đôi lúc nói Huy không nghe lời, Hải chỉ biết tìm chỗ riêng tư để quệt nước mắt.
“Ba em là 3 cá tính khác nhau, tôi không thể dùng chung một cách giáo dục mà phải dựa vào tâm lý mỗi đứa. Hào lúc nhỏ hay khóc, do thiếu thốn tình thương. Tôi đi đâu cũng rủ, miễn là mình ở bên con cả ngày là Hào vui”, Hải chia sẻ.
Anh cũng nhận được những lời nói khó nghe, “ốc không mang nổi mình ốc, còn mang cọc cho rêu”. Nhưng những năm tháng gian khổ, Hải đã rèn cho mình một chữ “Nhẫn”, bỏ ngoài tai những lời gièm pha và kiên định với con đường mình chọn.
Sự lựa chọn nghiệt ngã
Để có tài chính nuôi 3 em nhỏ, Hải đi dạy nhảy, biểu diễn các show buổi đêm, biên đạo cho nhiều cuộc thi và bán phụ kiện điện thoại.
Công việc nào anh cũng lăn lộn, chỉ với mục đích duy nhất: kiếm tiền duy trì cuộc sống hàng ngày cho đại gia đình.
Bốn cha con Đào Phi Hải.
Việc bốn cha con ăn chung một suất cơm hay một hộp mì tôm vì hết tiền diễn ra thường xuyên. “Những lúc cơ hàn đó là phép thử cho tôi và các em vươn lên”, Hải khẳng định.
Sau này, mọi người biết đến, tạo điều kiện để Hải có show diễn, tăng thu nhập hơn.
Giữa lúc công việc suôn sẻ, Hải bất ngờ gặp sự cố. Áp lực cuộc sống và cường độ công việc quá lớn khiến anh bị chấn thương.
Năm 2018, nam vũ công phát hiện mình bị thoái hóa 2 đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Một mảnh sụn còn chèn và khớp chân phải.
Bác sĩ khuyến cáo, Hải phải dừng nhảy múa, nếu không tình trạng nặng lên và anh có nguy cơ không thể đi lại bình thường.
Lúc này, Hải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã. Nếu bỏ nhảy, việc nuôi 3 em sẽ khó khăn bội phần nhưng sức khỏe sẽ ổn định. Nếu tiếp tục, sức khỏe có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Sau nhiều lần thăm khám và nhận được sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa, Hải giảm dần cường độ công việc, tập nhẹ nhàng. Như vậy Hải vừa điều trị bệnh vừa không phải từ bỏ đam mê. Tuy nhiên, đến nay sức khoẻ của Hải vẫn chưa được như cũ.
Cũng may, cuộc sống của cha con Hải giờ đã ổn định. Lê Hiếu thi đỗ trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM, có việc làm thêm và dọn ra ngoài sống.
Phi Hải chỉ còn nuôi Lê Huy và Lê Hào. Khi rảnh rỗi, Hiếu lại về thăm Hải và các em. Hai em nhỏ có kết quả học tập khá tốt, mỗi ngày một trưởng thành và hiểu chuyện.
"Các con luôn giữ vị trí đặc biệt trong lòng tôi. Sau này, tôi sẽ có mái ấm riêng nhưng Hiếu, Huy, Hào luôn là những đứa con tôi yêu thương", Hải nói.
Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
22 năm làm từ thiện, Thành Toàn cùng nhóm của mình xây dựng được 23 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo.
" alt=""/>Chàng trai nhận nuôi 3 trẻ mồ côi mẹ: 'Cho đời một chút bình yên'